Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen
Hoạt động Công đoàn

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (Tây Ninh) đã lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân có hoàn cảnh khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen.
Công nhân khổ sở vì tín dụng đen

Cán bộ công đoàn bị "bôi đen" thành nhân vật lừa đảo

Để xiết nợ công nhân Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành vay tiền của tín dụng đen, các nhân viên đòi nợ đã sử dụng nhiều chiêu trò gây sức ép với Ban Giám đốc Công ty và cán bộ công đoàn.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn để ngăn ngừa tín dụng đen
Nhân viên đòi nợ sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân của Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần hiệp Thành nhằm đạt mục đích yêu cầu công nhân trả nợ. Ảnh: NVCC

Mấy năm nay, đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành liên tục bị đối tượng đòi nợ gọi điện, nhắn tin, sử dụng trái phép hình ảnh cá nhân trên mạng xã hội Zalo, Facebook. Những nhân viên đòi nợ này nhắn tin cho Chủ tịch Công đoàn yêu cầu công nhân A, công nhân B (tên nhân vật đã được thay đổi) phải nhanh chóng thanh toán một khoản tiền vay từ tín dụng đen.

Từ một người không có trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan, đồng chí Nguyễn Qui Hoàng đã bị "bôi đen" thành nhân vật lừa đảo, tạo điều kiện cho công nhân vay tiền, quỵt nợ của tín dụng đen. Người đòi nợ thuê đã cắt ghép hình ảnh của đồng chí Hoàng và mẹ, vợ, con, đồng nghiệp cùng thông tin về ngày sinh, số căn cước công dân, số điện thoại in trên tờ rơi với nội dung xấu, phát tán trên mạng xã hội.

Không chỉ đồng chí Nguyễn Qui Hoàng mà toàn bộ Ban Giám đốc, cán bộ các phòng, ban của Công ty cũng liên tục bị làm phiền.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho vay từ 20 đến 50 triệu đồng

Để giải quyết tình trạng trên, Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành đã mời những công nhân đang nợ tín dụng đen đến xác minh, trao đổi. Qua đó, Công đoàn xác định có hơn 10 công nhân vay nợ tín dụng đen, đều khó có khả năng thanh toán bởi số tiền đã "lãi mẹ đẻ lãi con". Có công nhân vay nợ tín dụng đen từ 7 năm về trước, khi chưa vào Công ty làm việc. Ban đầu, tiền gốc chỉ hơn 10 triệu đồng. Đến nay, tiền lãi đã lên đến hàng trăm triệu đồng.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn để ngăn ngừa tín dụng đen
Đồng chí Nguyễn Qui Hoàng - Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành (người đeo khẩu trang màu trắng) trao đổi với công nhân trong giờ làm việc. Ảnh: NVCC

Công ty, Công đoàn đã tuyên truyền, vận động người lao động tránh xa tín dụng đen, cố gắng thanh toán dứt điểm khoản nợ để tập trung vào công việc và ổn định cuộc sống. Đồng thời thông báo về việc thành lập Quỹ hỗ trợ đột xuất cho người lao động vay để giải quyết khó khăn trong cuộc sống, sinh hoạt.

"Đây là lần đầu tiên Công ty triển khai chương trình này. Công đoàn đề xuất với Ban Giám đốc mức lãi suất cho công nhân vay bằng lãi suất cho vay của Tổ chức Tài chính vi mô (CEP) là 0,55%/tháng, tương đương 6,6%/năm. Thời hạn cho vay là 12 tháng.

Điều kiện của người vay là cán bộ, công nhân viên của Công ty, có hoàn cảnh khó khăn (bản thân, gia đình gặp khó khăn trong sinh hoạt, bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động…). Về quy trình cho vay: Người lao động làm đơn đề nghị Công ty xem xét, Công đoàn sẽ thẩm định hồ sơ trước khi trình Ban Giám đốc.

Tùy trường hợp cụ thể của mỗi cán bộ, công nhân viên mà thời gian, thủ tục thẩm định dài hay ngắn. Đối với các hồ sơ chưa đầy đủ thông tin, Công đoàn sẽ làm việc với công đoàn bộ phận, quản lý bộ phận và một số đồng nghiệp của người lao động để xác nhận hoàn cảnh khó khăn là do tai nạn, rủi ro hay bản thân người lao động cờ bạc, vay nợ để tiêu xài. Sau khi xác nhận, căn cứ vào nhu cầu của người lao động, Công đoàn đề xuất Tổng giám đốc Công ty về mức cho vay và lãi suất.

Công ty dự kiến mức cho vay căn cứ vào chức danh của người lao động: Đối với nhân viên khối văn phòng là 50 triệu đồng, công nhân trực tiếp sản xuất là 20 triệu đồng.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn để ngăn ngừa tín dụng đen
Công đoàn Công ty CP Dệt Trần Hiệp Thành trao học bổng cho con công nhân lao động có thành tích học tập xuất sắc trong năm học 2021 - 2022. Trong ảnh, công nhân lao động nhận học bổng thay cho con em mình. Ảnh: CĐ

“Mức cho vay đối với công nhân trực tiếp sản xuất thấp hơn nhân viên văn phòng vì thu nhập của công nhân thấp hơn. Mức chi tiêu và khả năng cân đối nguồn tài chính của công nhân eo hẹp nên nếu cho vay số tiền lớn hơn khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của họ. Bình quân, công nhân thu nhập từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng. Đối với gói vay 20 triệu đồng trong thời hạn 12 tháng, mỗi tháng công nhân phải trả số tiền gốc và lãi bằng 25 đến 30% thu nhập. Cân đối tài chính trong thu nhập hằng tháng của công nhân, đây là số tiền phù hợp. Đối với trường hợp đặc biệt, quá khó khăn, gặp nguy hiểm sẽ được Công ty xem xét" - Chủ tịch Công đoàn Công ty chia sẻ.

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân lao động khó khăn được trích từ chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Song song với đó, Công ty phối hợp với Tổ chức Tài chính vi mô (CEP Tây Ninh) ngăn chặn tín dụng đen xâm nhập để người lao động yên tâm làm việc.

Công nhân không còn cảnh chạy trốn tín dụng đen

Hiện nay, Công ty đang xem xét cho vay đối với công nhân Nguyễn Văn Thìn (30 tuổi) có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động. Công đoàn đề xuất cho vay ở mức 30 triệu đồng.

Anh Nguyễn Văn Thìn là lao động ngoại tỉnh đến Tây Ninh làm việc nên phải thuê trọ. Vợ chồng anh có con nhỏ 3 tuổi. Hằng tháng, tiền thuê nhà, điện nước, sinh hoạt, sữa cho con đã hết phần lương của anh. Công ty may nơi vợ anh làm việc ít đơn hàng, thu nhập hằng tháng không được bao nhiêu. Cả gia đình trông cả vào tiền lương của anh. Vừa rồi, anh Thìn không may bị tai nạn giao thông phải nghỉ ở nhà cả tháng trời, không đi làm được, thu nhập giảm sút, chi phí điều trị tốn kém. Vợ anh lại mang thai khiến anh rất lo lắng.

Vào đầu năm học mới, vợ chồng anh còn phải đóng tiền bán trú, đồng phục cho con. Anh Thìn kể: "Tôi rất thương con vì muốn mua thêm cho con bộ quần áo để mặc cho sạch sẽ cũng phải tính toán đủ bề. Khó khăn quá, tôi đã làm hồ sơ đề nghị Công ty cho vay để bù đắp chi phí, trang trải cuộc sống trước mắt".

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn để ngăn ngừa tín dụng đen
Công nhân Công ty CP Trần Hiệp Thành tham gia hoạt động tập thể. Ảnh: CĐ

"Đối với trường hợp anh Nguyễn Văn Thìn, Công đoàn đã hoàn tất khâu xác nhận thủ tục và đề nghị Công ty cho vay ở mức 30 triệu đồng. Được tiếp cận nguồn vốn vay chính thức, anh Thìn cũng như nhiều công nhân lao động khác không phải tìm đến tín dụng đen, phải nghỉ việc hoặc trốn chạy mà yên tâm làm việc" - đồng chí Nguyễn Qui Hoàng cho biết.

“Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là con đường của khát vọng và niềm tin” “Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái là con đường của khát vọng và niềm tin”

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phát biểu như vậy khi đến dự và cắt băng khánh thành cao tốc Vân Đồn - Móng Cái ...

Sửa Luật Đất đai để tạo hướng đột phá tích cực Sửa Luật Đất đai để tạo hướng đột phá tích cực

Chiều qua, sau thời gian dài nghị án, Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo trong vụ án ...

Trẻ 3 tuổi cũng trượt mầm non! Trẻ 3 tuổi cũng trượt mầm non!

Một sự việc vô tiền khoáng hậu vừa xảy ra ở Trường Mầm non Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cơ sở Tứ Kỳ ...

Tin mới hơn

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.
Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Tin tức khác

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua. Để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa các phong trào thi đua trong bối cảnh và tình hình mới, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã và đang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung vào những vấn đề cốt lõi, hướng đến xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện.
Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Mỗi độ tháng Năm về, khi những chùm phượng đỏ nở rực trên khắp nẻo đường công nghiệp, chúng ta – những người làm công đoàn – lại bước vào một mùa rất đặc biệt: Tháng Công nhân. Một tháng không chỉ để “làm cho xong việc”, mà là cơ hội để tổ chức Công đoàn đến gần hơn với người lao động và chính người cán bộ Công đoàn đến gần hơn với trái tim của những công nhân mình đang đồng hành.
Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Sau một năm nhìn lại, có thể nói Tháng Công nhân 2024 đã khẳng định vị trí của tổ chức Công đoàn là “người bạn đồng hành tin cậy” của người lao động. Tuy nhiên, để Tháng Công nhân 2025 thực sự lan tỏa và hiệu quả, các cấp công đoàn – đặc biệt là ở cơ sở – cần nghiêm túc rút ra ba bài học sâu sắc và đồng thời hành động ngay từ bây giờ.
LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa: Chăm lo cho nữ công đoàn viên ngày càng thiết thực, hiệu quả

LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa: Chăm lo cho nữ công đoàn viên ngày càng thiết thực, hiệu quả

Hoạt động công tác nữ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa góp phần nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho lao động nữ. Đặc biệt, công tác chăm lo lao động nữ ngày càng thiết thực và hiệu quả; giúp nữ đoàn viên, người lao động (NLĐ) ngày càng nêu cao ý thức về vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động trên mọi mặt công tác cũng như đời sống xã hội.
Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Xem thêm