
Ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát, tỉnh Quảng Bình thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch bệnh vừa phục hồi kinh tế để tái sản xuất, kinh doanh. Hầu hết các xí nghiệp may trên địa bàn đều đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất.
Theo thống kê từ Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình, nhu cầu tuyển dụng lao động sau dịp nghỉ Tết Nguyên đán đang tăng cao. Đến thời điểm hiện tại, có hơn 40 doanh nghiệp liên hệ với trung tâm để tuyển dụng lao động, với nhu cầu tuyển dụng khoảng 5.000 chỉ tiêu, trong đó ngành May mặc là 3.700 chỉ tiêu.
![]() |
Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình đã tiếp nhận khoảng 5.000 chỉ tiêu tuyển dụng, trong đó ngành May mặc là 3.700 chỉ tiêu. Ảnh: Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình |
Điển hình, Công ty TNHH S&D Quảng Bình có địa chỉ tại Cụm công nghiệp làng nghề, thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh hiện có khoảng 1.200 lao động và đang tuyển dụng thêm từ 500 đến 700 lao động.
Ông Phạm Anh Phương, Giám đốc Công ty TNHH S&D Quảng Bình cho biết: “Với quy mô sản xuất của công ty cần có đến 2.000 lao động. Sau Tết Nguyên đán, nhiều lao động trong công ty phải nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ quân sự và một số khác đi xuất khẩu lao động. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất, công ty chúng tôi cũng đang nỗ lực tìm kiếm, tuyển dụng lao động để có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện các đơn hàng trong năm 2022”.
Tương tự, tình trạng thiếu lao động nghiêm trọng sau Tết cũng đang xảy ra tại Xí nghiệp May Hà Quảng (thuộc Tổng Công ty May 10) có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, TP. Đồng Hới. Để đáp ứng với quy mô sản xuất, công ty này đang tuyển dụng thêm 800 lao động.
Ông Võ Xuân Trung, Giám đốc Xí nghiệp may Hà Quảng cho hay, trong năm 2022, xí nghiệp đang thực hiện kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất. Hiện, nhà xưởng, máy móc thiết bị và các điều kiện khác để phục vụ cho việc mở rộng quy mô sản xuất đã sẵn sàng nhưng chưa tuyển dụng được lao động. “Lao động ngành May mặc cũng đòi hỏi phải có kinh nghiệm, do đó việc tuyển dụng tại một địa phương như Quảng Bình cũng không phải dễ dàng", ông Trung nói.
Trong tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động lĩnh vực may mặc trên đia bàn tỉnh Quảng Bình chỉ có duy nhất Chi nhánh Công ty CP dệt may Huế, với khoảng 800 lao động có địa chỉ tại xã Cam Liên, huyện Lệ Thủy là không thiếu người lao động.
![]() |
Công nhân đang sản xuất tại Công ty TNHH S&D Quảng Bình. Ảnh: TS |
Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hơn 8.000 người trong độ tuổi lao động ở các tỉnh, thành phía Nam trở về quê trong năm 2021. Các doanh nghiệp đã tuyển dụng được không ít lao động, trong đó có nhiều lao động trong ngành May mặc. Tuy nhiên, sau Tết Nguyên đán, trong bối cảnh dịch bệnh được kiểm soát và thích ứng an toàn, linh hoạt, nhiều lao động đã trở lại các tỉnh, thành phía Nam để làm việc.
Ông Nguyễn Thanh Phương, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, trung tâm đang tiếp tục phối hợp với các địa phương, các huyện, xã để rà soát, thống kê nhu cầu lao động, triển khai kết nối tuyển dụng lao động với các doanh nghiệp. Trong phiên giao dịch việc làm đầu năm vào ngày 17/2/2022 đã có 11 doanh nghiệp đến đăng ký tuyển dụng với hơn 400 chỉ tiêu.
“Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Bình sẽ tiếp tục tổ chức 38 phiên giao dịch việc làm với 60 doanh nghiệp để tham gia tuyển dụng trực tiếp trong năm 2022. Cùng với việc hỗ trợ kết nối tuyển dụng lao động, các doanh nghiệp cần phải có phương án giữ chân người lao động bằng các chế độ chính sách thỏa đáng, từ đó góp phần ổn định sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội”, ông Phương chia sẻ thêm.
![]() Dù thời cuộc có thăng trầm nhưng sông vẫn chảy đời sông. Như sông Son chảy ngầm, chìm nổi được chắt ra từ lòng si ... |
![]() Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần đang đến gần, ngày 26/1, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ... |
![]() Tối 19/1, tại Công ty TNHH S&D Quảng Bình, Công đoàn Khu Kinh tế (KKT) tỉnh đã tổ chức chương trình “Tết sum vầy - ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Học để không bị bỏ lại phía sau
