Nỗi lo lắng trước kỳ nghỉ lễ
Cà phê tối - 31/08/2021 14:22 Mỹ Anh
Hà Nội sẽ siết chặt việc cấp và sử dụng giấy đi đường trong kỳ nghỉ lễ - Ảnh: Ngô Nhung |
Năm nay là năm đầu tiên kỳ nghỉ lễ Quốc khánh từ 1 ngày nghỉ chính thức thành 2 ngày. Cộng dồn với thứ Bảy, Chủ nhật là 4 ngày (từ mồng 2 tới hết 5/9). Việc nghỉ lễ dài cũng là chính sách đảm bảo chất lượng đời sống của người lao động được tính toán từ trước. Song, đại dịch ập tới đặt những nan đề mà buộc chúng ta phải giải triệt để.
Cụ thể, người dân cả nước ở nhà đã sang tháng thứ 2, tháng thứ 3. Việc có 4 ngày thảnh thơi cũng có mặt lợi là cho người dân thoải mái tinh thần hơn khi không phải làm việc. Song, việc ở nhà quá lâu dồn nén, kèm một kỳ nghỉ 4 ngày khiến những mối lo về việc một số người sẽ tụ tập ăn uống.
Đơn cử, ở Hà Nội, rất nhiều con hẻm được phong tỏa chặt cứng. Nhưng, sự bùng phát của ổ dịch Thanh Xuân Trung với hơn 300 người nhiễm lúc này một lần nữa lại cho thấy, những con hẻm bo chặt bên ngoài nhưng lỏng lẻo bên trong là vấn đề.
Sẽ không có lực lượng nào đủ nhiều để tung vào tất cả những con hẻm. Cũng không ai có thể kiểm soát nổi lượng tương tác của những người trong hẻm. Nghỉ lễ năm nay, cố nhiên, sẽ chẳng ai đi du lịch hoặc thăm thân xa xôi. Nhưng, những bữa tiệc nhỏ của những người hàng xóm hay họ hàng gần nhà là có thể.
Những đôi chân chồn, những tinh thần rã rời vì dịch có nhu cầu về những cuộc gặp, những cuộc hàn huyên... Mối lo này là hiện hữu và cần có giải pháp đi trước một bước. Bằng không, những ngày nghỉ đang dấy lên những nỗi sợ về những cuộc siêu lây nhiễm nơi này, nơi kia.
Nhắc lại, đợt dịch này tạm tính bắt đầu sau đợt nghỉ lễ 30/4-1/5. Mới đó đến nay đã là 4 tháng quay quắt vì dịch trên cả nước. Một kỳ nghỉ “bung xõa” cách đây 4 tháng và tới tận giờ dịch vẫn để lại những hậu quả hết sức khắc nghiệt. Và kỳ nghỉ lễ lần này khác lần trước nhiều. Song có những thứ tương đồng vẫn ở đấy: thời gian rảnh và thói quen tụ tập ngày nghỉ.
Hà Nội cũng phát đi công điện yêu cầu siết chặt hơn việc phòng, chống dịch trong kỳ nghỉ lễ. Cụ thể, theo bản tin TTXVN, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng đề nghị siết chặt công tác quản lý phòng, chống dịch tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích… nhất là trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, ngày cuối tuần. Tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ di biến động của người dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn gồm hoạt động tham gia giao thông, hoạt động của các cơ quan, công sở, sản xuất, kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu; đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và chỉ được hoạt động trong các khung giờ quy định; tuân thủ việc khai báo bằng QRcode, quy định phòng, chống dịch của thành phố; xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
Công điện này là đủ chưa? Có lẽ là đủ để thấy chính quyền thành phố hiểu tầm hệ trọng của vấn đề. Điều cần hơn là việc thực thi ở cấp phường, cấp tổ dân phố,... Và cần nhất là ý thức của mỗi người dân vốn đang mệt mỏi vì dịch kéo dài quá lâu.
Ngày Tết Độc lập mãi là thanh âm khơi gợi những điều sâu thẳm nhất trong trái tim mỗi người: về tinh thần tự cường dân tộc, về khát vọng vượt khó vươn lên, về cả gia đình người thân khi mỗi độ nghỉ lễ sum vầy.
Nhưng nay, thay vì hành xử theo thói quen cố hữu, tinh thần ngày Độc lập cần thực hành theo cách khác. Đó là tiếp tục nhẫn nại vượt qua những bức bối; là nhà nào ở yên nhà đó để dịch chóng qua, gia đình, người thân không bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ngày đoàn viên đẹp nhất là ngày đất nước hết dịch, đồng bào bớt khổ, và dân tộc lại tiếp tục những bước đi đến độc lập, thịnh vượng.
Những “Túi An sinh Công đoàn” an lòng mùa dịch Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao 1.200 “Túi An sinh Công đoàn” cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch ... |
Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19: Ai cũng có thể là nạn nhân Dịch Covid-19 khiến giao dịch điện tử gia tăng, cộng với tâm lý khó khăn mùa dịch, kẻ gian đã nghĩ ra những hình thức ... |
Sống chung với dịch Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 với 1.060 xã, phường, thị trấn của 20 địa phương đang bị dịch hoành hành ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Đoàn viên là trung tâm trong hoạt động chuyển đổi số của Công đoàn
- Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
- Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
- Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
- Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh