Những "vòng tay" lau khô giọt nước mắt
Hoạt động Công đoàn - 29/10/2022 16:25 Võ Đức Phúc VÕ ĐỨC PHÚC
Mỗi một nghịch cảnh của họ là một số phận bi thương mà có vẻ như ông trời muốn thử thách nghị lực sống khiến người nghe mắt lệ ngấn rưng, phải chực khóc. Khóc vì đồng cảm chia sẻ, khóc vì bất lực trước số phận bi thương của những người sinh ra vốn đã có hoàn cảnh khó khăn, lớn lên đi làm đã khổ, đã nghèo còn thêm bi đát. Nhưng những "vòng tay" đã lau khô giọt nước mắt.
Mỗi người cố gắng một chút, mong làm thay đổi nghịch cảnh của những người lao động nghèo. Và "Vòng tay Công đoàn" đã kịp mang đến cho họ một tia hy vọng sống, một niềm tin lớn lao để vượt qua số phận.
Dù phải đội tóc giả và vẫn mang trong mình những chứng bệnh nan y, cô giáo Hồ Thị Lý vẫn mong được tiếp tục sống để thực hiện sứ mạng truyền cảm hứng cho những mảnh đời bất hạnh, khốn khó phải nỗ lực sống để vươn lên. Ảnh: PV (chụp ngày 28/10/2022 tại trụ sở Tổng LĐLĐVN) |
Nói như cô giáo dạy Văn - Hồ Thị Lý, là nhân vật trong bài viết và là người đoạt giải nhất cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" do Tạp chí Lao động và Công đoàn phát động trong khuôn khổ chương trình "Vòng tay Công đoàn" do Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo thực hiện, rằng cô như được sống lại lần thứ hai trong cuộc đời nhờ sự giúp đỡ của những cán bộ, đoàn viên Công đoàn.
"Tôi lại có cơ hội được nhìn ánh bình minh mỗi ngày, được hít thở không khí trong lành, được vui đùa cùng con và cả những đêm miệt mài bên trang giáo án… Cảm xúc dồn nén bấy lâu đã vỡ òa thành những giọt nước mắt của niềm hạnh phúc, của lòng biết ơn.
Qua bao lần sinh tử tôi thấy mình thật may mắn và hạnh phúc. Trong mỗi bước đi của tôi đều có dấu ấn của tổ chức Công đoàn chở che, nâng đỡ. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn và học cách sống của đóa hướng dương luôn vươn mình về phía mặt trời. Tôi mong muốn, tổ chức Công đoàn ngày càng phát triển hơn nữa để chăm lo, bảo vệ thật nhiều đoàn viên, người lao động khó khăn, hoạn nạn trên tinh thần khi công nhân lao động khó, có tổ chức Công đoàn”.
Tốt nghiệp Khoa Văn học của Đại học Huế với nhiều ước mơ và hoài bão trong cuộc sống nhưng căn bệnh quái ác, hiếm gặp đã cướp đi nhiều thứ trong hành trình số phận của một cô gái trẻ khi đang là giáo viên dạy Văn tại một trường THPT của huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cuộc sống dạy học ở miền núi vốn đã quá khó khăn, gian khổ và xa cách gia đình, cô Hồ Thị Lý còn phải đối mặt với những cơn đau hành hạ cơ thể mỗi khi trái gió trở trời, các khớp xương đau nhức, rụng tóc, sút cân và ngất đi vì thiếu máu. Nhờ sự động viên về mặt tinh thần và hỗ trợ một phần vật chất của công đoàn nhà trường nơi cô Lý đang công tác, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh và LĐLĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, cô Lý đã như sống lại lần hai, chiến thắng được khoảnh khắc sinh tử để chung sống với bạo bệnh, tiếp tục đồng hành với nghịch cảnh của số phận.
Đến với buổi lễ trao giải cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn", cô giáo Hồ Thị Lý phải đội mái tóc giả, che đi sự đau đớn của mái đầu đã rụng hết tóc vì bị căn bệnh hiếm gặp của cô. Nữ cán bộ Công đoàn Trường THPT An Lương Đông, huyện Phú Lộc cứ rụt rè đi theo chúng tôi, kể về hoàn cảnh hiện tại của cô giáo nghèo Hồ Thị Lý đang nợ gần 200 triệu đồng vì những lần phải nhập viện, thuốc men chạy chữa và mong ước có một phép màu nào đó, để có thể giúp được cô giáo Hồ Thị Lý có tiền trả nợ và tiếp tục điều trị bệnh. Người cán bộ Công đoàn ấy nói mà nước mắt cứ giàn giụa.
Hoàn cảnh công nhân Đào Việt Anh (Công ty Điện lực Bình Dương) cũng khó có lời nào để miêu tả hết sự bi thương của số phận. Người công nhân nguyện một đời làm đôi mắt sáng cho người vợ mù bán vé số trên xe buýt mà duyên phận đã mang đến cho anh một gia đình hạnh phúc chưa được bao lâu với 3 mặt con thì ông trời lại thử thách số phận công nhân này.
Đào Việt Anh yêu thương vợ con đã dốc toàn lực làm việc, khiến cơ thể lao lực rồi dần dần tứ chi yếu hẳn, không thể tự đứng lên được. Đôi mắt cũng đục thủy tinh thể và mờ dần. Ngày gia đình anh nhận hung tin từ bác sĩ "Việt Anh bị thoát vị đĩa đệm cổ và đốt sống lưng rất nặng, yếu liệt tứ chi, rối loạn cơ vòng, chỉ nhúc nhích được tay bên trái" cũng là ngày bầu trời như sụp đổ, tối tăm trong mắt đôi vợ chồng có người khiếm thị này. Tiền đã không đủ nuôi vợ con, còn đâu tính chuyện nuôi bệnh.
Rồi cán bộ công đoàn Công ty Điện lực Bình Dương đã kịp động viên, dang rộng vòng tay giúp vợ chồng công nhân Đào Việt Anh gượng đứng lên trên số phận để tiếp tục sống, tiếp tục khẳng định niềm tin với cuộc đời, dẫu chỉ là tia hy vọng le lói.
Trường hợp công nhân Nguyễn Thị Lê (Công ty CP Prime Vĩnh Phúc) cũng một số phận quá bi thương trong căn nhà cũ nát với 3 đứa con đang tuổi ăn học mà chồng chị chẳng may qua đời sớm vì căn bệnh u não. Nhờ vòng tay Công đoàn Công ty CP Prime Vĩnh Phúc, "nếp nhăn phận đời" đã bớt hằn lên khuôn mặt khắc khổ của chị.
Vậy là đã qua mùa thứ 2 rồi, chương trình "Vòng tay Công đoàn" đã mang những phận đời khổ đau hiện diện trước mắt bạn đọc. Một chút rộng mở tấm lòng và vòng tay ấm lòng những thân phận. Đó mới là vòng tay của Công đoàn. "Vòng tay" lau khô những giọt nước mắt.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Võ Đức Phúc một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Võ Đức Phúc bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Võ Đức Phúc". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
Trao giải Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần II Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II, năm 2022 được Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức sáng ... |
Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường” Trong thời điểm ngặt nghèo nhất của cuộc đời, những đoàn viên có hoàn cảnh éo le được “Vòng tay Công đoàn” dang rộng chở ... |
Những khoảnh khắc xúc động tại Lễ trao giải Cuộc thi "Vòng tay Công đoàn" Lễ trao giải Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn” lần thứ II do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức nhân dịp kỷ ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.