Những vấn đề đặt ra đối với tổ chức và hoạt động công đoàn
Nghiên cứu - 20/08/2021 09:13 PGS. TS. Phạm Văn Hà - Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Công đoàn
Đại diện Liên đoàn Lao động quận Bình Thạnh (TP. Hồ Chí Minh) và đại diện Công ty Cổ phần Xăng Dầu KK Oil ký kết Thỏa ước lao động tập thể. |
92 năm ra đời và phát triển, tổ chức Công đoàn Việt Nam ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị và bảo vệ quyền lợi người lao động (NLĐ). Song, việc thực hiện các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đang đặt ra nhiều thách thức trong tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam. Nhận diện những thách thức và đề ra giải pháp giải quyết những thách thức đó là vấn đề có ý nghĩa cấp bách cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay; đồng thời góp phần thực hiện tốt Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới.
1. Những cam kết về lao động
Các cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới chính là các cam kết về các tiêu chuẩn lao động (TCLĐ) cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). TCLĐ cơ bản được thể hiện trong 8 công ước của ILO và được phân thành 4 nhóm: Nhóm thứ nhất: Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể (TLTT) được thể hiện ở cặp Công ước 87 và 98; nhóm thứ hai: Xóa bỏ lao động cưỡng bức và lao động bắt buộc, được thể hiện ở cặp Công ước 29 và 105; nhóm thứ ba: Cấm sử dụng lao động trẻ em và xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em, thể hiện ở cặp Công ước 138 và 182; Nhóm thứ tư: Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp, thể hiện trong Công ước 100 và Công ước 111. Như vậy, các nước tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới phải tuân thủ thực hiện đầy đủ 8 công ước cơ bản của ILO nêu trên.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam đã ký kết chỉ gắn với cam kết về TCLĐ cơ bản của ILO, nhưng Việt Nam vẫn phải tuân thủ 8 Công ước cơ bản của ILO. Với trách nhiệm là thành viên của ILO, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã phê chuẩn 7/8 công ước cơ bản và hiện đang chuẩn bị trình cơ quan thẩm quyền phê chuẩn công ước còn lại.
2. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động công đoàn Việt Nam
Sau khi Công ước 98 được phê chuẩn, Bộ Luật Lao động (BLLĐ) 2019 của Việt Nam được ban hành đã cập nhật những nội dung theo quy định của Công ước 98. Tại Mục 3, Điều 3 quy định: “Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của NLĐ tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của NLĐ trong quan hệ lao động (QHLĐ) thông qua TLTT hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Tổ chức đại diện NLĐ cơ sở bao gồm CĐCS và tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp”.
Như vậy, trong phạm vi doanh nghiệp, ngoài tổ chức CĐCS trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam hiện nay, cũng có thể có tổ chức đại diện khác của tập thể NLĐ được thành lập, và tổ chức đại diện này có thể trực thuộc TLĐ, cũng có thể không trực thuộc.
Liên đoàn Lao động tỉnh Vĩnh Long tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại với Ban Giám đốc và công đoàn cơ sở Công ty TNHH May mặc Leader (Vĩnh Long). |
Mục đích hoạt động của tổ chức đại diện tập thể NLĐ nói chung phải là để đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích của NLĐ tại doanh nghiệp mà họ làm việc. Việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ trong QHLĐ thông qua thương lượng và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Hoạt động bảo vệ trong phạm vi lao động chính là các hoạt động phòng ngừa và chống lại mọi sự xâm hại đến quyền và lợi ích của NLĐ. Quyền NLĐ chính là những vấn đề đã được luật hóa, quy định trong các văn bản pháp luật, trong TƯLĐTT, trong hợp đồng lao động (HĐLĐ), trong nội quy, quy chế doanh nghiệp… còn lợi ích trong QHLĐ chính là những vấn đề chưa được luật hóa, chưa được quy định trong các văn bản nêu trên.
Căn cứ vào quy định trong BLLĐ 2019 và các văn bản pháp luật khác có liên quan, theo chúng tôi, có 3 hình thức cơ bản, quan trọng nhất để tiến hành hoạt động bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ, bao gồm:
Thứ nhất, các bên trong QHLĐ tiến hành thương lượng để cùng nhau giải quyết những vấn đề mà các bên cùng quan tâm. Điều 3, BLLĐ 2019 quy định, thương lượng là hình thức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ. Thương lượng trong QHLĐ bao gồm thương lượng lao động cá nhân với chủ doanh nghiệp để soạn thảo, ký kết HĐLĐ; thương lượng lao động tập thể (TLLĐTT) để soạn thảo và ký kết TƯLĐTT giữa đại diện tập thể NLĐ (công đoàn) với NSDLĐ. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, cá nhân NLĐ thường khó có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trước NSDLĐ, bởi đây là mối quan hệ bất bình đẳng giữa bên mạnh và bên yếu. Do vậy, luật lao động hiện hành cũng quy định về TLLĐTT để soạn thảo và ký kết TƯLĐTT nhằm giúp NLĐ có điều kiện tốt hơn trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Kết quả TLLĐTT sẽ là căn cứ để cá nhân NLĐ tiến hành thương lượng với NSDLĐ (điều này áp dụng với cả những NLĐ chuẩn bị vào làm trong doanh nghiệp). Tại sao TLLĐTT là hình thức quan trọng nhất trong hoạt động bảo vệ quyền lợi NLĐ? Bởi vì TLLĐTT là dựa vào sức mạnh của tập thể NLĐ. Công đoàn tập hợp NLĐ tham gia vào tổ chức càng đông, công đoàn càng có vị thế tiến hành thương lượng với NSDLĐ đạt hiệu quả hơn.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP. Hà Nội và Công đoàn các khu công nghiệp, chế xuất Hà Nội thăm hỏi công nhân khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid- 19. Ảnh: D.T |
Thứ hai, sự tham gia của NLĐ trong quản lý cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng là hình thức cơ bản trong hoạt động bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Công đoàn đại diện NLĐ tham gia quản lý được khẳng định tại Điều 10 Hiến pháp 2013 và được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật Công đoàn. Mục đích của việc tham gia quản lý là đảm bảo dân chủ trong hoạt động sản xuất, tạo ra sức mạnh của doanh nghiệp, giúp NLĐ có thêm thông tin làm cơ sở bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình. Những nội dung của hoạt động công đoàn trong công tác tham gia quản lý ở cấp độ doanh nghiệp bao gồm: Tổ chức Hội nghị NLĐ hàng năm; tiến hành các cuộc đối thoại tại nơi làm việc; tham gia các cuộc họp giao ban lãnh đạo đơn vị; tham gia xây dựng nội quy, quy chế doanh nghiệp; phối hợp với NSDLĐ tổ chức tốt phong trào thi đua lao động sản xuất. Ngoài ra, công đoàn phải tích cực thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, công đoàn cùng đại diên NSDLĐ tham gia giải quyết tranh chấp lao động (TCLĐ). Hoạt động tham gia giải quyết TCLĐ được quy định tại Điều 10 Luật Công đoàn và từ Điều 79 đến Điều 211, Chương VIX BLLĐ 2019. QHLĐ là một quá trình mà các chủ thể vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm đảm bảo sự đồng thuận trong việc phân chia lợi ích. Do vậy, việc phát sinh mâu thuẫn và TCLĐ là điều tự nhiên, khách quan. Quan trọng là khi có TCLĐ, các bên cùng nhau giải quyết theo đúng trình tự quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự ổn định.
Cán bộ công đoàn tỉnh Bình Dương trao quà hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 |
3. Một số giải pháp thực hiện
Trước hết, tổ chức Công đoàn Việt Nam cần đẩy mạnh và thực tốt các hình thức hoạt động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ như nêu trên. Trong đó đặc biệt quan tâm đến hình thức thương lượng để soạn thảo và ký kết HĐLĐ, TƯLĐTT. Đây là hai văn bản mang tính pháp lý quan trọng đối với việc bảo vệ quyền lợi NLĐ.
Hai là, để thực hiện tốt các hình thức hoạt động bảo vệ quyền lợi NLĐ, phải tập hợp được đông đảo NLĐ tham gia tổ chức Công đoàn. Các cấp công đoàn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho NLĐ hiểu rõ quy định pháp luật trong lĩnh vực QHLĐ để xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ, đồng thời phát hiện, đấu tranh với những phần tử xấu, lợi dụng, lôi kéo NLĐ tham gia vào các hoạt động phi pháp với mục đích gây chia rẽ, kích động làm mất trật tự an ninh trong doanh nghiệp nói riêng và trong xã hội nói chung.
Ba là, Công đoàn Việt Nam cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ công đoàn (CBCĐ) các cấp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hoạt động công đoàn hiện nay đòi hỏi CBCĐ phải có năng lực để thực hiện nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền lợi NLĐ. Năng lực CBCĐ có được phần lớn thông qua môi trường đào tạo. Đào tạo người CBCĐ có năng lực cũng được coi là công tác quan trọng trong hoạt động công đoàn.
Tài liệu tham khảo:
1. Hiến pháp 2013.
2. BLLĐ 2019.
3. Luật Công đoàn Việt Nam.
4. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.
5. Tuyên bố năm 1998 và 8 công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế.
6. Luật chơi, Phiên bản kỷ niệm 100 năm thành lập ILO, 2019.
7. Công đoàn Công thương Việt Nam: TPP - việc làm, đời sống NLĐ và hoạt động công đoàn, Nxb Hồng Đức, HN, 2015.
8. Quan hệ đối tác xã hội ở Nga, Nxb Lao động 2004.
9. Trường Đại học Công đoàn, Giáo trình quan hệ đối tác xã hội, Nxb Lao động, 2019.
10. Н.Г. Гладков: Реализация и защита трудовых прав, свобод и законных интересов работников, Москва, 2014, научно-практический издание.
Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/07/1929 - 28/07/2021) và nhân dịp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ... |
Nghị quyết 02 và những thông điệp đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn Xây dựng đội ngũ chủ tịch CĐCS ngoài khu vực nhà nước đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là một ... |
Tổ chức "Bữa cơm Công đoàn" mang lại niềm vui cho người lao động Nhân dịp kỷ niệm 92 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, 30 công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn KTT Đông Nam, tỉnh Nghệ ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.