Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn
Nghiên cứu - 05/08/2021 12:10 Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam
Kỳ 1: Củng cố, phát huy vai trò trung tâm của đoàn viên; ra sức xây dựng công đoàn cơ sở thật sự vững mạnh là kế sách sâu bền
Đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam |
Công đoàn Việt Nam đã bước sang thập kỷ thứ chín với hành trang là chiến lược đổi mới tổ chức và hoạt động để mở đường cho giai đoạn phát triển mới, tầm nhìn đến năm 2045. Bên cạnh những vấn đề then chốt đã được xác định, cũng cần làm sáng rõ lực lượng và địa bàn quyết định thắng lợi của Công đoàn Việt Nam.
Đó có lẽ là vai trò trung tâm của đoàn viên và địa bàn chiến lược ở công đoàn cơ sở như khẳng định của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh cách đây hơn ba thập kỷ: “Tôi đề nghị tới đây, các cấp công đoàn cần đổi mới phương thức hoạt động của mình theo hướng: Lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy đoàn viên làm đối tượng vận động, thuyết phục và giáo dục. Chỉ bằng con đường này thì các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các quyết định của Công đoàn mới tới được quần chúng và biến thành sức mạnh vật chất to lớn để giải quyết thắng lợi các nhiệm vụ đề ra. Chỉ bằng phương thức này, thì Công đoàn mới đứng vững được giữa lòng quần chúng, uy tín Công đoàn mới được đề cao, xứng đáng với niềm tin yêu của họ” .
1. Sự phát triển tư duy về vai trò và nhiệm vụ của công tác đoàn viên
Vai trò then chốt của đoàn viên đối với tổ chức và hoạt động Công đoàn được xác lập trong tác phẩm Đường Kách mệnh của đồng chí Nguyễn Ái Quốc (năm 1925). Đồng thời, tư duy về nhiệm vụ công tác đoàn viên không ngừng được bổ sung, phát triển qua các kỳ Đại hội Công đoàn.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, LĐLĐ thành phố Hà Nội thăm, động viên công nhân lao động tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) |
Đại hội II Công đoàn Việt Nam (năm 1961) xác định nhiệm vụ nâng cao chất lượng đoàn viên. Đến Đại hội IV Công đoàn Việt Nam (năm 1978), lần đầu tiên làm rõ nội hàm của công tác đoàn viên là phát triển về số lượng, củng cố sinh hoạt, nâng cao chất lượng đoàn viên, quản lý chặt chẽ đoàn viên. Đại hội X Công đoàn Việt Nam (năm 2008) đề ra nhiệm vụ “nghiên cứu làm rõ lợi ích của người tham gia Công đoàn”, để đến Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (năm 2018) đã hoàn thiện thành bốn trụ cột chính của công tác đoàn viên là phát triển đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, nâng cao chất lượng đoàn viên và chăm lo lợi ích đoàn viên.
Làm rõ và thể hiện được đầy đủ các chức năng và phương thức hoạt động của công đoàn ở cơ sở sẽ làm sáng rõ vai trò, vị trí tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội.
Tổ chức Công đoàn ra đời, tồn tại, phát triển là từ nhu cầu của người lao động nên đoàn viên phải có vai trò then chốt đối với tổ chức và hoạt động công đoàn, là nhân tố bên trong, là lực lượng quyết định của tổ chức. Mặt khác, tổ chức Công đoàn nếu không đảm bảo yếu tố xã hội và lý tưởng thì khó mà phát triển sâu rộng, bền chắc. Do đó, cần thực hiện song hành nhiệm vụ phát triển đoàn viên và nâng cao chất lượng đoàn viên.
Công đoàn vừa nỗ lực tập hợp hầu hết người lao động vào tổ chức Công đoàn trên cơ sở tự giác, vừa giáo dục ý thức giai cấp công nhân cho đoàn viên, làm cho đoàn viên thiết tha với tổ chức, tự hào về tổ chức, tích cực làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình đối với việc xây dựng tổ chức có lý tưởng tiên tiến là hành động mang lại lợi quyền cho nhiều người, trong đó có lợi quyền của mỗi người và phù hợp lý tưởng, khát vọng chung của cả dân tộc chứ không chỉ giới hạn của một tổ chức phường hội.
Công nhân Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh được xét nghiệm tầm soát ung thư miễn phí |
Chất lượng của lực lượng đoàn viên được biểu hiện qua hoạt động cụ thể, là kết quả của sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên, cộng đồng thực hiện nhiệm vụ, cùng nhau nâng cao tri thức và phát huy trí tuệ tập thể trong hành động công đoàn nên cần có biện pháp quản lý đoàn viên. Đây không phải là kiểu quản lý hành chính mà thông qua quản lý để thực hiện tốt hơn trách nhiệm với đoàn viên.
Bên cạnh việc đầu tư ứng dụng công nghệ để quản lý đoàn viên mang tính hệ thống thì quản lý đoàn viên ở cơ sở, từ hoạt động bằng những hình thức linh hoạt với nội dung phong phú, hấp dẫn, phù hợp với từng đối tượng, lứa tuổi, trong đó, cơ chế đối thoại của cán bộ công đoàn với đoàn viên là quan trọng để cùng nhau thống nhất nhận thức hoạt động công đoàn. Do yếu tố hoạt động là nền tảng nên Công đoàn phải mở rộng đội ngũ quần chúng tích cực qua hoạt động để tăng thêm lực lượng cho Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và thông qua các nhân tố này thu hút đông đảo người lao động ủng hộ, thực hiện các hoạt động của Công đoàn; củng cố tổ Công đoàn, tăng cường việc bồi dưỡng tổ trưởng, định rõ nội dung sinh hoạt để phát huy đầy đủ tác dụng của tổ Công đoàn là nơi sinh hoạt quan trọng của tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Viên chức Việt Nam và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ký chương trình phối hợp hoạt động giai đoạn 2021-2028 |
2. Vai trò quyết định của công đoàn cơ sở là do đặc trưng của hoạt động công đoànNgười lao động tham gia tổ chức Công đoàn là mong muốn có kết quả tốt hơn hiện tại, đồng thời, kết quả này có được chủ yếu là từ hoạt động công đoàn. Do vậy, cán bộ công đoàn phải bảo đảm thực hiện đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ, quyền lợi đoàn viên theo Điều lệ; cần hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động, hoạt động vì người lao động, kiên quyết chống lối làm việc quan liêu hành chính, trên dội xuống, không sát với yêu cầu cơ sở và cuộc sống của người lao động.
Nhiệm vụ củng cố công đoàn cơ sở được đề ra ngay từ Đại hội I Công đoàn Việt Nam (năm 1950). Tầm quan trọng của công đoàn cơ sở vững mạnh được Đại hội II Công đoàn Việt Nam (năm 1961) nhận diện, tiếp tục đánh giá qua Đại hội IV (năm 1978) và bổ sung thêm yêu cầu “Công đoàn cấp trên phục vụ Công đoàn cấp dưới” tại Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (năm 2018).
Công đoàn cơ sở là cột sống, là nền tảng, là địa bàn hoạt động của tổ chức Công đoàn; là nơi kết hợp và phát huy tác dụng chỉ đạo của công đoàn địa phương và ngành; là thước đo kết quả của toàn bộ hệ thống tổ chức Công đoàn. Theo luật pháp Việt Nam và thực tế thì công đoàn cơ sở là nơi gần với đoàn viên, người lao động nhất; có thể mang lại nhiều quyền lợi sát sườn nhất trong điều kiện của cơ quan, đơn vị; thể hiện cụ thể vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Vì vậy, làm rõ và thể hiện được đầy đủ các chức năng và phương thức hoạt động của công đoàn ở cơ sở sẽ làm sáng rõ vai trò, vị trí tổ chức Công đoàn trong đời sống xã hội.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương (bên trái) thăm, tặng quà cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn |
(Mời bạn đọc đón đọc kỳ 2 tại số Tạp chí LĐCĐ tháng 8/2021. Nguồn: Bao Lao động, ngày 13/07/2021)
Một vài suy nghĩ về việc quán triệt, triển khai, thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW Với tinh thần trách nhiệm cao và niềm tự hào về tổ chức Công đoàn Việt Nam khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết ... |
Đồng chí Nguyễn Đình Khang gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 92 năm Công đoàn Việt Nam Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2021), đồng chí Nguyễn Đình Khang, Uỷ viên BCH Trung ương ... |
“Lấy nguyện vọng chính đáng của công nhân lao động là mục tiêu xây dựng nhiệm vụ” "Tôi đề nghị các đồng chí Ủy viên Đoàn Chủ tịch quan tâm sát sao hơn nữa đến tình hình công nhân và hoạt động ... |
Tin cùng chuyên mục
Công đoàn - 19/09/2024 16:13
Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng
Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nghiên cứu - 09/09/2024 13:38
Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới
Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.
Nghiên cứu - 21/06/2024 16:35
Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức
Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.
Nghiên cứu - 28/05/2024 15:33
Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng
Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.
Nghiên cứu - 28/05/2024 14:54
Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ
Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.
Nghiên cứu - 28/05/2024 10:28
Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay
Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.