Những quyền lợi khi người lao động vào tổ chức Công đoàn
Sổ tay pháp luật - 28/07/2023 17:28 NGUYỄN LUẬN
Đoàn viên công đoàn cơ sở một công ty ở tỉnh Quảng Trị được nhận tiền hỗ trợ từ tổ chức Công đoàn. Ảnh: NGUYỄN LUẬN. |
Nhiều quyền lợi khi trở thành đoàn viên công đoàn
Điều 18 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 do Quốc hội ban hành, quy định về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:
- Yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, NLĐ; quy định của công đoàn.
- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
- Được công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
- Được công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do công đoàn tổ chức.
- Đề xuất với công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với NLĐ.
Như vậy, NLĐ khi vào tổ chức công đoàn ở nơi làm việc - công đoàn cơ sở (CĐCS) sẽ được yêu cầu CĐCS đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Bên cạnh đó, được CĐCS tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn. Đồng thời, được CĐCS thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn,...
Ngoài những quyền lợi được nêu trong quy định của Luật Công đoàn, Điều 178 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở (ở đây là CĐCS) trong quan hệ lao động, gồm:
- Thương lượng tập thể với người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này.
- Đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật này.
- Được tham khảo ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ là thành viên của mình.
- Đại diện cho NLĐ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được NLĐ ủy quyền.
- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của Bộ luật này.
- Tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan, tổ chức đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam nhằm tìm hiểu pháp luật về lao động; về trình tự, thủ tục thành lập tổ chức đại diện NLĐ và việc tiến hành các hoạt động đại diện trong quan hệ lao động sau khi được cấp đăng ký.
- Được người sử dụng lao động bố trí nơi làm việc và được cung cấp thông tin, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở.
- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, CĐCS sẽ đại diện cho NLĐ trong việc có ý kiến xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động và những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của NLĐ là thành viên của mình. Bên cạnh đó, CĐCS còn đại diện cho NLĐ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tranh chấp lao động cá nhân khi được NLĐ ủy quyền,...
Trách nhiệm khi là đoàn viên công đoàn
Bên cạnh các quyền lợi NLĐ khi vào tổ chức Công đoàn, tại Điều 19, Luật Công đoàn đã quy định trách nhiệm của đoàn viên công đoàn như sau:
Thứ nhất, chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
Thứ hai, học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
Cuối cùng, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ và tổ chức Công đoàn.
Doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn có đóng kinh phí công đoàn không? Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định: “Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 ... |
Thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn là nhiệm vụ hàng đầu Xác định công tác vận động người lao động (NLĐ) tham gia vào tổ chức Công đoàn để phát triển đoàn viên, thành lập công ... |
Ấm lòng “Bữa cơm công đoàn” do LĐLĐ Quảng Trị, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị phối ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.