Nhiều lao động bỏ qua kỳ nghỉ Tết Dương lịch để "cày cuốc" kiếm thêm
Đời sống - 31/12/2023 13:22 NAM NGUYÊN
Đi làm Tết Dương lịch được hưởng lương thế nào? |
Ngày cuối năm 2023, không khí vắng vẻ, yên tĩnh bao trùm các xóm trọ gần Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội). Hầu hết các phòng trọ cửa ngoài khóa kín bởi công nhân về quê đón Tết Dương lịch.
Tuy vậy, không ít người lao động lựa chọn ở lại làm việc, tranh thủ kiếm thêm thu nhập để lo cho cái Tết quan trọng trong năm – Tết Nguyên đán.
Anh Lê Văn Tuấn (quê Hạ Hòa, Phú Thọ) không về quê dịp Tết Dương lịch để tăng ca kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Nam Nguyên |
Vợ chồng anh Lê Văn Tuấn (quê huyện Hạ Hòa, Phú Thọ) cũng nằm trong số đó. Nam công nhân nói rằng đi làm dịp này lương cao hơn nên quyết định ở lại.
“Chúng tôi ở trên này tranh thủ tăng ca để kiếm thêm tiền, đến Tết Âm lịch mới về quê. Làm công nhân lương không được cao nhưng cố gắng làm đều để có tiền gửi về cho ông bà nuôi con”, anh Tuấn nói.
Được biết, vợ chồng anh có 3 cháu nhỏ đều gửi ở quê cho ông bà nội chăm sóc, dạy dỗ. Lương công nhân của hai vợ chồng anh Tuấn mỗi tháng được gần 20 triệu, trừ tiền thuê trọ, điện, nước, ăn uống và gửi về nuôi con, tích lũy không được nhiều.
Các năm trước đơn hàng nhiều, tăng ca thường xuyên, thu nhập của hai vợ chồng anh cũng tăng đáng kể. Năm nay đơn hàng ít, tăng ca không nhiều nên cả hai tranh thủ ngày nghỉ Tết để đi làm.
Anh Tuấn vui mừng chia sẻ, vừa rồi công ty thông báo sẽ thưởng cho công nhân 1 tháng lương cơ bản vào trước Tết Âm lịch. “Cộng với tăng ca, làm thêm những ngày nghỉ như thế này, hy vọng là vợ chồng sẽ có thêm một khoản sắm Tết sắp tới”, anh nói.
Trong căn phòng trọ, anh Phạm Văn Tú (24 tuổi), quê Thanh Hóa đang tranh thủ rang cơm ăn trước khi đi làm ca đêm. Anh Tú ở lại vì hai lý do: quê xa, kỳ nghỉ không dài và đi làm ngày nghỉ Tết thì lương cao hơn nhiều so với ngày thường. Anh muốn tranh thủ dịp này để kiếm thêm.
Anh Phạm Văn Tú - công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) - Ảnh: Nam Nguyên |
“Gần Tết công việc cũng nhiều nên tôi cố gắng ở lại tăng ca, đợi Tết Âm lịch được nghỉ nhiều thì mới về quê”, anh Phạm Văn Tú chia sẻ.
Theo Điều 112, Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch. Trường hợp không nghỉ mà đi làm vào ngày này, người lao động sẽ được tính 2 lần lương bao gồm lương ngày nghỉ và lương làm thêm giờ khi đi làm.
Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người lao động đi làm ngày Tết Dương lịch được tính lương như sau:
Làm việc vào ban ngày: được trả lương làm thêm giờ bằng ít nhất 300% lương của ngày làm việc bình thường.
Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 400% lương.
Làm việc vào ban đêm: được trả lương làm thêm giờ bằng ít nhất 390% lương của ngày làm việc bình thường.
Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 490% lương.
Tết Dương lịch 2024 vào ngày thứ Hai (1/1/2024), người lao động được nghỉ 1 ngày và được hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, ngày 30 và 31/12/2023 lại rơi vào thứ Bảy và Chủ nhật. Do đó, trong đợt nghỉ Tết Dương lịch 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đợt nghỉ kéo dài 3 ngày liên tục. Hơn một tháng sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, người lao động sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 7 ngày, từ 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn (8/2 - 14/2/2024). Công chức, viên chức, người lao động nghỉ 2 ngày trước Tết, 3 ngày sau Tết, cộng 2 ngày nghỉ bù do rơi vào cuối tuần. |
Infographic: Nhìn lại 10 sự kiện, hoạt động Công đoàn nổi bật năm 2023 Năm 2023 - năm diễn ra Đại hội công đoàn các cấp và Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam. Cùng nhìn lại 10 sự ... |
Cảnh ùn tắc quen thuộc mỗi dịp lễ Tết khi dòng người đổ về quê tăng cao Bắt đầu từ chiều 29/12, các cửa ngõ ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, mật độ giao thông ... |
Đón năm mới trong căn nhà mới Gia đình anh Tạ Văn Bốn - Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Văn An, tỉnh Bắc Giang hạnh phúc khi được đón ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.