Đi làm Tết Dương lịch được hưởng lương thế nào?
Pháp luật lao động - 31/12/2023 06:00 MINH ANH (T.H)
Có thể được trả ít nhất 490% lương
Điều 112, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định người lao động được nghỉ làm, hưởng nguyên lương trong ngày Tết Dương lịch. Trường hợp không nghỉ mà đi làm vào ngày này, người lao động sẽ được tính 2 lần lương bao gồm lương ngày nghỉ và lương làm thêm giờ khi đi làm.
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đi làm ngày Tết Dương lịch được tính lương như sau:
Làm việc vào ban ngày: được trả lương làm thêm giờ bằng ít nhất 300% lương của ngày làm việc bình thường. |
Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 400% lương.
Làm việc vào ban đêm: được trả lương làm thêm giờ bằng ít nhất 390% lương của ngày làm việc bình thường. |
Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 490% lương.
Nếu tính cả lương ngày Tết Dương lịch, người lao động đi làm sẽ được trả ít nhất 490% lương. Ảnh minh họa. |
Điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ ngày Tết Dương lịch
Theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, việc sử dụng lao động làm thêm giờ ngày Tết Dương lịch cần có các điều kiện sau:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày, không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động không bắt buộc phải đi làm ngày lễ, Tết. Công ty chỉ được sử dụng lao động làm thêm giờ nếu như người đó đồng ý. |
Tuy nhiên, vẫn có trường hợp đặc biệt công ty được phép yêu cầu người lao động đi làm vào ngày Tết theo Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật này và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:
- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.
Nếu rơi vào trường hợp quy định như trên, công ty yêu cầu người lao động đi làm sẽ không vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Video: 3 khoản tiền người lao động có thể được nhận khi đi làm vào ngày Tết Dương lịch.
Bắt buộc người lao động đi làm dịp Tết Dương lịch 2024 có bị phạt? Tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, phạt vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau: - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, Tết. - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: + Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật; + Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019. - Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật; huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: + Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; + Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; + Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động; + Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động; + Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP). |
Người lao động đã nghỉ hưu nhưng vẫn đi làm có bị cắt lương hưu không? Hiện nay, không ít người băn khoăn khi đang hưởng lương hưu mà đi làm thì có bị cắt lương hưu và các chế độ ... |
Công nhân lao động hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn” Ngày 5/11, tại Khu dân cư Quang Thành 4A, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Đà Nẵng tổ ... |
Bảo đảm người lao động được trả lương, thưởng Tết, thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHTN Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo ... |
Lâm Đồng: Người lao động bị nợ lương nhiều tháng, thấp thỏm lo mất Tết Dù công trình đường Kim Đồng, phường 6, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thi công xong đã lâu nhưng ông Nguyễn Văn Hà ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.