Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Nghiên cứu - ThS. Lại Sơn Tùng - Khoa Cảnh sát kinh tế, Học viện Cảnh sát Nhân dân

“Tín dụng đen” (TDĐ) nói chung, TDĐ trong công nhân lao động (CNLĐ) những năm qua là thực trạng nhức nhối, diễn ra ngày càng trắng trợn, tinh vi. Bài viết dưới đây phân tích nguyên nhân, nhận diện phương thức hoạt động của TDĐ và kiến nghị một số giải pháp góp phần xóa bỏ vấn nạn này.

Nguyên nhân

TDĐ là loại hình cho vay nặng lãi bất hợp pháp đã tồn tại từ lâu trong cộng đồng. Luôn có những người có nhu cầu vay vốn giải quyết các nhu cầu cá nhân. Khi việc tiếp cận các nguồn vốn hợp pháp, an toàn, lãi suất thấp khó khăn, cùng với đó là các thủ tục rườm rà, họ có xu hướng tìm đến nguồn tín dụng này.

Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Công an huyện Phong Điền (Thừa Thiên Huế) làm việc với đối tượng là công nhân một công ty may mặc tại Khu công nghiệp Phong Điền đã có hành vi cho người lao động (NLĐ) vay tiền với lãi suất cao. Ảnh: TIẾN DŨNG.

Hơn hai năm qua, khi dịch bệnh Covid-19 ập đến, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh phải tạm dừng hoạt động hoặc phá sản, nhiều NLĐ bị mất việc làm, thu nhập bị giảm sút, đời sống gặp nhiều khó khăn. Không ít CNLĐ đã tiêu hết các khoản tích lũy. Nhiều NLĐ đã phải vay mượn bạn bè, người thân chi tiêu trong thời gian dịch bệnh, nay đến hạn phải trả nợ cũng phải tìm đến các nguồn tín dụng để vay.

Mỗi CNLĐ cũng là trụ cột trong từng gia đình, có nhiệm vụ kiếm tiền trang trải cuộc sống. Dù công việc bấp bênh, thu nhập thấp và không ổn định, họ vẫn phải bảo đảm con cái được học hành, cha mẹ già yếu phải được chữa bệnh; cuộc sống sinh hoạt hằng ngày ở mức tối thiểu vẫn phải có tiền để chi tiêu. Nhu cầu vay tiền trong CNLĐ lúc này tăng đột biến.

Nghiên cứu cho thấy, một trong những nguyên nhân chính mà NLĐ tìm đến TDĐ là thủ tục vay rất đơn giản, chỉ cần có chứng minh thư nhân dân; sổ hộ khẩu photo hoặc hóa đơn thu tiền điện, thu tiền nước; sổ BHXH; thẻ ATM mà công ty nơi NLĐ làm việc trả lương cho NLĐ là có thể vay được tiền. NLĐ chỉ cần liên hệ với những đối tượng cho vay nặng lãi qua điện thoại hoặc gặp trực tiếp là được nhận tiền ngay lập tức.

Lợi dụng hoàn cảnh đó, các tụ điểm cho vay nặng lãi mọc lên tại nhiều KCN với những phương thức, thủ đoạn cho vay hết sức tinh vi. Qua công tác đấu tranh, Bộ Công an phát hiện có những nơi lãi suất cho vay dao động từ 90% đến 100%, thậm chí lên tới 700% đến 1.000%/tháng. Đây là một cách tính lãi suất rất nguy hiểm, bởi lãi mẹ đẻ lãi con dẫn đến người vay mất khả năng chi trả.

Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân lao động
Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong CNLĐ. Ảnh minh họa.

Phương thức hoạt động

Cùng với phương thức “truyền thống” là dán tờ rơi quảng cáo mời chào gần các KCN, khu nhà trọ nơi NLĐ sinh sống; có nơi các tổ chức, cá nhân cho vay TDĐ còn bố trí sẵn người tại các cổng KCN để phát tờ rơi, quảng cáo và len lỏi vào tận trong công ty, doanh nghiệp. Có những đầu mối chính là CNLĐ tham gia chèo kéo người vay để hưởng phần trăm từ việc giới thiệu khách hàng.

Khi người vay không có khả năng trả lãi và nợ gốc, các đối tượng cho vay nặng lãi sẽ sử dụng nhiều thủ đoạn như đe dọa, khủng bố tinh thần, thể xác, chiếm đoạt tài sản và tiền lương mà các công ty trả qua thẻ ATM cho NLĐ; truy tìm chỗ làm của “con nợ” để uy hiếp đòi nợ; thậm chí còn đăng hình của “con nợ” lên mạng xã hội với những nội dung vu khống, bôi nhọ danh dự của NLĐ.

TDĐ đang dần trở thành một vấn nạn đáng báo động đỏ. Các “chân rết” và tác động của nó không chỉ dừng lại ở các đối tượng vay. Nếu không kiên quyết xử lý hoạt động tín dụng bất hợp pháp này cùng với đó là các giải pháp căn cơ, bền vững, thì TDĐ sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội và ổn định xã hội.

Một số kiến nghị, đề xuất

Trước những hệ lụy nguy hiểm mà TDĐ có thể gây ra và để giúp “xóa bỏ” TDĐ trong CNLĐ, người viết bài này xin đề xuất một số giải pháp sau đây:

Mỗi cán bộ công đoàn phải là nòng cốt trong việc tuyên truyền tới NLĐ về những nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, của tổ chức Công đoàn và các tổ chức tài chính như Tổ chức Tài chính Vi mô CEP... Hỗ trợ NLĐ được vay vốn từ các nguồn hợp pháp; giúp NLĐ hiểu phương thức, thủ đoạn và tác hại của TDĐ để NLĐ chủ động, cảnh giác, phòng ngừa và tố giác.

Lực lượng thanh tra, giám sát ngân hàng cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty được cấp phép hoạt động dịch vụ tài chính, chấn chỉnh kịp thời những hành vi sai phạm chưa đúng với quy định của pháp luật. Những vụ việc phát hiện có dấu hiệu sai phạm cần củng cố hồ sơ chuyển ngay sang cơ quan Công an để điều tra, xử lý theo thẩm quyền.

Công an các đơn vị địa phương, trong đó lực lượng Cảnh sát hình sự giữ vai trò là chủ công, nòng cốt tăng cường công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình, rà soát, lên danh sách các tổ chức, cá nhân có biểu hiện hoạt động TDĐ để có biện pháp đấu tranh, xử lý. Định kỳ sáu tháng, một năm, công an các đơn vị địa phương cần triển khai kế hoạch trấn áp tội phạm, phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến TDĐ trên địa bàn. Tăng cường công tác rà soát các ngành nghề kinh doanh thường bị TDĐ lợi dụng để núp bóng, qua đó siết chặt công tác quản lý, triệt phá dứt điểm các tổ chức này.

Nhận diện phương thức hoạt động “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Liên đoàn Lao động TP. Thuận An cùng Công đoàn Dệt May Bình Dương phối hợp với ngành Công an tuyên truyền pháp luật giao thông và phòng tránh TDĐ. Ảnh: Đ.TRỌNG.

Trên cơ sở chủ trương của Ngân hàng Nhà nước về kích hoạt gói tín dụng 20.000 tỷ để xóa sổ TDĐ tại KCN với mức vay cho tiêu dùng, sinh hoạt tối đa 70 triệu đồng mỗi người, thời hạn 3 tháng đến dưới 3 năm do Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nêu tại hội nghị BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam lần thứ 11 diễn ra vào ngày 13/7/2022 tại Hà Nội; Tổng LĐLĐ Việt Nam cần sớm ban hành phương án để các công ty tài chính có thể làm việc trực tiếp với công đoàn các tỉnh, thành phố, công đoàn các KCN trong việc giúp NLĐ tiếp cận được với nguồn vốn chính thức một cách dễ dàng và thuận tiện.

Tài liệu tham khảo:

1. Hồng Chiêu (2022), Gói vay 20.000 tỷ đồng xóa tín dụng đen bủa vây công nhân (địa chỉ truy cập: https://vnexpress.net/goi-vay-20-000-ty-dong-xoa-tin-dung-den-bua-vay-cong-nhan-4487367.html);

2. Như Ngọc, Anh Thư (2022), Làm sao xử lý tình trạng tín dụng đen bủa vây công nhân, KCN (địa chỉ truy cập: https://vovgiaothong.vn/lam-sao-xu-ly-tinh-trang-tin-dung-den-bua-vay-cong-nhan-khu-cong-nghiep-d27083.html);

3. Vũ Mạnh (2019), Ngăn chặn nạn tín dụng đen tại các KCN (địa chỉ truy cập: https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/ngan-chan-nan-tin-dung-den-tai-cac-khu-cong-nghiep-573930);

4. Nam Thái/TTXVN (2019), “Tín dụng đen” len lỏi vào các KCN với hình thức tinh vi (địa chỉ truy cập: https://thanhtra.com.vn/kinh-te/lao-dong-viec-lam/Tin-dung-den-len-loi-vao-cac-khu-cong-nghiep-voi-hinh-thuc-tinh-vi-153242.html);

5. Văn Duẩn (nguồn: nld.com.vn) (2022), Cấp gói tín dụng 20.000 tỉ đồng cho công nhân vay tiêu dùng để xóa sổ tín dụng đen (địa chỉ truy cập: https://dantri.com.vn/lao-dong-viec-lam/kich-hoat-goi-tin-dung-20000-ty-de-xoa-so-tin-dung-den-khu-cong-nghiep-20220713120357005.html).

Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen Quỹ hỗ trợ đột xuất cho công nhân khó khăn vay để ngăn ngừa tín dụng đen

Nhiều công nhân vay nợ tín dụng đen nhiều năm không có khả năng thanh toán. Trước tình trạng này, Công ty CP Dệt Trần ...

Ngăn ngừa Ngăn ngừa "tín dụng đen" thâm nhập môi trường lao động, doanh nghiệp

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP.HCM đề nghị các đơn vị trực thuộc phối hợp chính quyền, công an địa phương rà soát, lên danh ...

Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động Tỷ lệ vay “tín dụng đen” trong công nhân lao động

Lợi dụng nhu cầu cần tiền gấp cả chính đáng, cả không chính đáng (như cờ bạc, cá độ, lô đề…), các đối tượng cho ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ chia sẻ về những hoạt động công đoàn có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ công tác truyền thông hiệu quả.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cà phê tối: Trái tim người thầy Video

Cà phê tối: Trái tim người thầy

Hình ảnh người thầy cầm trên tay danh sách học sinh với những nét tô vàng, đỏ bật khóc trước hội trường đang được lan truyền trong mặt. Trong đó, thầy Khang, người nhận nuôi các em học sinh ở Làng Nủ nói trong nước mắt cùng sự xúc động tột độ

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.