Nguy cơ tăng 9 triệu lao động trẻ em do tác động của Covid-19
Kinh tế - Xã hội - 10/06/2021 20:00 Minh Hằng
Nhiều trẻ em khác đang đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do tác động của đại dịch Covid-19. Ảnh: WFTU |
Theo báo cáo của ILO và UNICEF, số lao động trẻ em trên toàn thế giới đã tăng lên 160 triệu, tăng thêm 8,4 triệu trẻ em trong vòng 4 năm qua. Hàng triệu trẻ em khác đang đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do tác động của đại dịch Covid-19.
Cụ thể, báo cáo Lao động trẻ em: Ước tính toàn cầu 2020, xu hướng và con đường phía trước được công bố trước Ngày Thế giới Phòng chống Lao động Trẻ em (12/6) cảnh báo tiến độ hướng tới mục tiêu xóa bỏ lao động trẻ em đã bị ngừng trệ lần đầu tiên trong vòng 20 năm qua, đảo ngược xu hướng giảm trước đó. Trước đây, giai đoạn từ năm 2000 - 2016, khoảng 94 triệu trẻ em không còn bị bắt buộc lao động khi chưa đủ tuổi. Tuy nhiên, mục tiêu này đang bị đảo chiều. Cụ thể, nhiều trẻ em từ 5 – 17 tuổi đang phải làm nhiều công việc nguy hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần. Con số này đã lên đến 79 triệu trẻ, tăng 6,5 triệu kể từ năm 2016.
Kinh tế chững lại, trường học đóng cửa do Covid-19 cũng khiến nhiều trẻ em phải lao động trong thời gian dài. Ảnh: AzerNews |
Trong vòng 4 năm qua, tại châu Phi hạ Sahara, tình trạng dân số tăng, khủng hoảng liên tục tái diễn, nghèo đói cùng cực và thiếu các chế độ an sinh xã hội khiến lao động trẻ em tăng thêm 16,6 triệu trẻ.
Ngay cả với những khu vực đã có những bước tiến từ năm 2016 như châu Á và Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh và Ca-ri-bê, Covid-19 cũng đang đe dọa đến những tiến bộ này.
Báo cáo cũng đưa ra nhận định, tính đến cuối năm 2022 sẽ có thêm 9 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ trở thành lao động trẻ em do hậu quả của đại dịch Covid-19. Con số có thể tăng thêm 46 triệu nếu trẻ em không được tiếp cận với hỗ trợ an sinh xã hội thiết yếu như bảo hiểm y tế, hỗ trợ ăn ở… Bên cạnh đó, việc kinh tế chững lại, trường học đóng cửa do Covid-19 cũng khiến nhiều trẻ em phải lao động trong thời gian dài và điều kiện làm việc tồi tệ hơn.
Ngoài ra, những cú sốc về kinh tế và trường học bị đóng cửa do đại dịch Covid-19 đồng nghĩa với việc những lao động trẻ em có thể phải làm việc trong thời gian dài hơn hay với điều kiện làm việc tồi tệ hơn. Rất nhiều em khác có thể sẽ bị buộc làm việc trong những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khi các gia đình thuộc diện dễ bị tổn thương phải đối mặt với tình trạng mất việc làm và thu nhập.
ILO và UNICEF cùng kêu gọi các nước đầu tư vào các hệ thống bảo vệ trẻ em, phát triển nông nghiệp và cơ sở hạ tầng....
Lao động trẻ em khiến trẻ em có nguy cơ bị tổn hại về sức khỏe và tinh thần. Ảnh: Indiatimes |
Ông Guy Ryder, Tổng Giám đốc ILO, cho biết: “Những số liệu ước tính mới là một lời cảnh tỉnh. Chúng ta không thể đứng yên khi một thế hệ trẻ em mới đang đứng trước rủi ro như vậy”.
“An sinh xã hội toàn diện cho phép các gia đình tiếp tục cho trẻ em đến trường ngay cả khi kinh tế khó khăn. Cần thiết phải tăng mức đầu tư vào phát triển nông thôn và việc làm thỏa đáng trong lĩnh vực nông nghiệp. Chúng ta đang đứng trước một thời điểm then chốt, phụ thuộc rất lớn vào cách mà chúng ta ứng phó như thế nào. Đây là thời điểm cần có những cam kết và hành động mới để xoay chuyển tình thế và phá vỡ vòng luẩn quẩn của nghèo đói và lao động trẻ em”, Tổng Giám đốc ILO nhấn mạnh.
Nhiều trẻ em phải lao động để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ảnh: Gonewsindia |
Theo bà Henrietta Fore, Giám đốc Điều hành UNICEF, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trận chiến chống lại lao động trẻ em càng trở nên khó khăn hơn. Những lần phong tỏa toàn cầu, trường học đóng cửa, gián đoạn kinh tế, ngân sách bị thu hẹp khiến cho các gia đình bị buộc phải đưa ra những sự lựa chọn đau lòng khi để trẻ em phải lao động để kiếm thêm thu nhập.
Bà Henrietta Fore khẳng định: "Chúng tôi kêu gọi các Chính phủ và các ngân hàng phát triển quốc tế ưu tiên đầu tư vào những chương trình có thể giúp đưa trẻ em ra khỏi lực lượng lao động để quay lại trường học và đầu tư thêm vào an sinh xã hội, giúp các gia đình tránh phải đưa ra lựa chọn này ngay từ đầu".
Lao động trẻ em cần được hỗ trợ để quay trở lại trường học. Ảnh: The Quint |
Lao động trẻ em khiến trẻ em có nguy cơ bị tổn hại về sức khỏe và tinh thần. Cụ thể, lao động trẻ em tước đi cơ hội học tập, hạn chế quyền và những cơ hội tương lai của trẻ, gây ra vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và lao động trẻ em từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo báo cáo trên, có tới 112 triệu trẻ (chiếm 70% lao động trẻ em) làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, tỉ lệ lao động trẻ em ở khu vực nông thôn (14%) cao gần gấp 3 lần khu vực thành thị (5%). |
Nữ công nhân rưng rưng khi nhận được món quà từ công đoàn Nhận phần quà từ lãnh đạo LĐLĐ TP Đà Nẵng, chị Thanh, công nhân Công ty TNHH Lovepop không kìm được những giọt nước mắt ... |
Công ty PouYuen có ca dương tính, 1.100 công nhân tạm nghỉ việc Ngành Y tế TP HCM xác định nữ công nhân Công ty TNHH PouYuen Việt Nam có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trước khi ... |
Yêu cầu F1 không tụ tập nói chuyện, hỗ trợ doanh nghiệp đón công nhân trở lại làm việc Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành công điện khẩn, yêu cầu siết chặt quản lý các khu cách ly tập trung, trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.