Người lao động cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn
Đời sống

Người lao động cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Trong bối cảnh doanh nghiệp bị ảnh hưởng doanh thu, phải thu hẹp quy mô sản xuất, 60% người lao động lựa chọn chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt, 37% làm thêm bên ngoài để ứng phó khó khăn.

Thông tin được công bố trong báo cáo về “Thực trạng nhân sự ngành Sản xuất 2023” của VietnamWorks (Navigos Group). Báo cáo dựa trên kết quả khảo sát, phân tích phản hồi của hơn 1000 người lao động và 500 doanh nghiệp, thực hiện hồi tháng 6/2023.

Các doanh nghiệp tham gia khảo sát có quy mô từ dưới 100 đến trên 10.000 người lao động, phần lớn thuộc lĩnh vực sản phẩm công nghiệp (26%); sản xuất hàng tiêu dùng, thực phẩm (20%); dệt may, da giày; sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ cao, tự động hoá…, tập trung ở nhiều khu vực (TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng…)

Lao động ngành sản xuất cắt giảm chi phí sinh hoạt để ứng phó khó khăn

Người lao động tại KCN Bắc Thăng Long - Ảnh: Ngọc Tú

Người lao động tham gia khảo sát thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp; công nghệ cao; sản phẩm công nghiệp; dược phẩm; sản xuất hàng tiêu dùng; thực phẩm; tự động hoá; dệt may, da giày…

Báo cáo cho thấy, 91% doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật liệu xây dựng giảm doanh thu; 44% ở ngành dệt may, da giày; trong khi các ngành sản phẩm công nghiệp, công nghệ cao, dược phẩm,... doanh thu sụt giảm 22-37%.

Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng doanh thu chọn giải pháp ứng biến, thu hẹp quy mô, cắt giảm nhân sự. Theo thống kê, có 58% người lao động ngành Sản xuất bị cắt giảm 30-50% tổng lương; 34% bị cắt giảm 10% tổng lương; 6% người lao động bị cắt giảm 10-30% tổng lương. Chỉ có 2% bị cắt giảm nhiều hơn 50% tổng lương.

Bên cạnh đó, người lao động được khảo sát cho biết họ cũng bị cắt giảm giờ làm, giảm tiền tăng ca và không nhận được trợ cấp như thường lệ.

Để ứng phó khó khăn, 60% người lao động chọn cắt giảm chi phí sinh hoạt, 37% làm thêm bên ngoài.

Người lao động cũng chọn cách nâng cao kỹ năng và tay nghề để duy trì lợi thế cạnh tranh. Phần lớn chọn nâng cao kỹ năng quản lý (39%), kỹ năng quản lý tài chính (29%) và kỹ năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất (24%).

Khi được hỏi, 35% người lao động mong muốn không bị cắt giảm lương, 28% mong muốn được đảm bảo hợp đồng dài hạn, 28% mong muốn được duy trì trợ cấp/ phúc lợi và 9% mong muốn được đảm bảo đủ số giờ làm việc.

Trong bối cảnh khó khăn trước mắt, VietnamWorks cho rằng người lao động cần cập nhật kiến thức, kỹ năng liên tục để có thể vận hành, điều khiển được máy móc. Từ đó mới có thể thích nghi và tiếp tục phát triển trong ngành nghề sản xuất.

Ngoài ra, để duy trì công việc và phát triển sự nghiệp, người lao động cần trau dồi kỹ năng, trong đó lưu ý kỹ năng phố biến mà các doanh nghiệp cần: Giao tiếp hiệu quả; công nghệ và kỹ thuật; quản lý thời gian.

Lương không đủ sống Lương không đủ sống

Lương mỗi tháng của H’ Chuyên Niê, công nhân Nông trường Cao su Cuôr Đăng (Đắk Lắk) chỉ 5, thậm chí 3 triệu đồng. Và ...

Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ

Lương công nhân vừa đủ duy trì cuộc sống, nay lại giảm sút đáng kể khi thiếu việc, không còn tăng ca. Rất nhiều người ...

Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy Lại nóng chuyện công nhân “cuốc bộ” cả chục tầng vì hỏng thang máy

Chị Hiền, cư dân Khu nhà ở công nhân Kim Chung (Đông Anh, Hà Nội) bức xúc vì thỉnh thoảng lại phải “cuốc bộ” cả ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm