Người lan toả văn hoá đọc trong học sinh
Đời sống - 21/07/2023 06:32 HUỲNH THỊ HƯƠNG - TRẦN THỊ DIỆU PHÚC (Trường TH Mai Đăng Chơn, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng)
Có thể là do "bệnh nghề nghiệp" của một thủ thư nên tôi đặc biệt yêu sách và luôn chú ý đến những gì liên quan về sách. Trong căn phòng khách đơn sơ giản dị, một tủ sách khá lớn và đẹp đẽ có phần nổi bật và làm sáng lên cả căn phòng.
Ban đầu, tôi chỉ nghĩ cô thích đọc sách nên nhà mới có nhiều sách như thế, vì cô là một giáo viên có niềm say mê với văn chương, nhưng khi nghe cô kể chuyện, biết rằng căn phòng nhỏ này chính là một kiểu thư viện cộng đồng, tôi cảm thấy khá bất ngờ và thú vị.
Thư viện cộng đồng của cô giáo Diệu Phúc. |
Tôi hỏi cô tại sao lại có suy nghĩ mở thư viện cộng đồng, cô có vẻ trầm ngâm rồi kể tôi nghe một câu chuyện ấm lòng như cổ tích. Năm ấy cô nằm viện, gặp được vị bác sĩ hết lòng vì bệnh nhân. Đối với người nhà bệnh nhân bác sĩ cũng rất quan tâm, luôn dùng sự ân cần mà đối đãi. Gần dãy ghế ngồi cho người nhà bệnh nhân, vị bác sĩ ấy để một góc sách với dòng chữ mộc mạc: “Sách dành cho người nhà bệnh nhân”.
Những ngày nằm viện, cô thường mượn sách đọc cho bớt nhàm chán. Sách của bác sĩ tuy ít nhưng thể loại nào cũng có vài quyển. Ai muốn mượn cứ đến lấy, đọc xong tự giác trả. Khi ra viện, cô muốn quyên góp cho bác sĩ một số đầu sách của mình, nhưng nghĩ lại, sách của cô phần lớn là sách văn học, đặc biệt là văn học dành cho thiếu nhi. Vậy nên cô muốn tự mình có thể mở một phòng đọc sách để phục vụ cho các bạn học sinh, để số sách của cô đến với đúng đối tượng bạn đọc và trở nên có ý nghĩa hơn.
Một số bạn nhỏ đến thư viện cộng đồng của cô giáo Diệu Phúc để đọc sách. |
Cô giáo Diệu Phúc là một người yêu sách và rất quan tâm đến văn hóa đọc sách. Cô tâm sự: “Đã từ lâu mình ấp ủ ý định sẽ mở một phòng đọc sách cộng đồng để phục vụ cho các bạn học sinh và người dân địa phương. Ý định là vậy, nhưng chưa dám thực hiện vì điều kiện của mình thấy còn khó khăn quá, sách chưa có nhiều, nhà lại bé như cái hộp. Thế rồi các bạn nhỏ hay qua nhà mình chơi, tìm truyện, mượn sách. Mình hay tặng sách, bookmark cho các bạn học sinh hoặc tập tô màu cho các em nhỏ chưa biết đọc nên các bạn ấy cũng chăm đến. Chỉ sau hai tuần, có bạn học sinh lớp 6 đã mượn đọc đến hơn 30 quyển, nào truyện tranh, truyện cổ tích, truyện lịch sử, sách văn học. Mình không ngờ các bạn ấy hứng thú với sách đến vậy. Cứ mỗi chiều mình đi làm về, ngoài cổng lại dựng thêm mấy chiếc xe đạp, căn nhà nhỏ bỗng trở nên rộn ràng. Các em kể, em mượn sách về, dì em đọc, bà em cũng đọc. Các bạn trên lớp ở xa quá không qua nhà cô được, mượn lại của em nên có mấy quyển em chưa trả được cho cô. Các bạn lại còn chia sẻ cho nhau, quyển nào hay, bảo nhau mượn về để đọc. Đến bây giờ, các em đã có thể tự ghi chép vào sổ mượn sách như những người quản thư đích thực”.
Xuất phát từ nhu cầu thiết thực của các bạn học sinh, cô giáo Diệu Phúc đã mạnh dạn mở thư viện cộng đồng ngay chính trong căn nhà nhỏ của mình. Vậy là cái ý định ban đầu tưởng như xa xôi giờ hóa ra trước mắt. Đều đặn hằng tháng, cô thường dành một khoản tiền lương của mình để mua sách. Bạn đọc chủ yếu là học sinh cấp 1, cấp 2. Các bạn thường mượn sách về nhà, cũng là để cho người thân cùng đọc.
Do nhu cầu, số lượng bạn đọc ngày càng tăng, cô giáo Diệu Phúc kêu gọi sự ủng hộ sách từ bạn bè trên mạng xã hội. Giờ đây, phòng sách của cô đã thêm một tủ sách lớn với rất nhiều đầu sách về văn học, khoa học, lịch sử… không chỉ giúp ích cho việc học của các em ở trường mà còn trau dồi cho các em thêm nhiều kiến thức, kĩ năng cần thiết. Cô thích dùng từ phòng sách hơn, vì cô nói, so với thư viện cộng đồng, chỗ sách này của cô còn kém xa lắm.
Cô giáo Diệu Phúc chụp ảnh cùng học sinh cũ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11. |
Là một giáo viên gắn bó hơn 10 năm với nghề, cô được phụ huynh tin tưởng, học sinh yêu thương, đồng nghiệp tôn trọng. Tận tâm với nghề, cống hiến hết mình, những thành tích cô mang lại cũng không hề kém cỏi ai, nhưng cô luôn sống khiêm nhường, không muốn tôi kể lể trong bài viết này. Cô bảo: “sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”, cô chỉ muốn thầm lặng phụng sự cho người, cho đời như một tín đồ sống tốt đời đẹp đạo mà thôi.
Cô khiến tôi liên tưởng đến những chú ong chăm chỉ, lặng lẽ góp mật ngọt cho đời, không cần báo đáp, không cần vinh danh.
Tập truyện ngắn của cô giáo Diệu Phúc. |
Vốn đam mê văn chương và có sở thích viết lách, cô giáo Diệu Phúc có nhiều tác phẩm đăng lên các tạp chí như: Sông Hương, Non Nước, Văn học và Tuổi trẻ... Nếu các bạn cũng yêu văn học và đam mê sách, có thể tìm đọc các tác phẩm của cô, để hiểu hơn về con người tài năng nhưng đầy khiêm tốn ấy.
Hi vọng rằng thư viện cộng đồng của cô giáo Diệu Phúc ngày càng được mở rộng và được lan tỏa, sẽ là điểm đến của nhiều bạn học sinh cũng như người dân địa phương nơi đây.
Thể lệ Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ TP Đà Nẵng Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ... |
“Mỗi Công đoàn cơ sở - Một địa chỉ nhân đạo” “Mỗi Công đoàn cơ sở - Một địa chỉ nhân đạo” là Cuộc vận động được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Hòa Vang phát ... |
Một "điểm sáng" trong công tác khuyến học, khuyến tài ở Đà Nẵng Tại Đà Nẵng, Trường THCS Phan Bội Châu (quận Sơn Trà) là một "điểm sáng" thực hiện tốt công tác khuyến học |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- 20 năm thực hiện mong ước vào Đảng của nữ công nhân
- Đằng sau những sắc thuế!
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số