Người "cõng" cát và xi măng xây trường học ở vùng cao
Đời sống

Người "cõng" cát và xi măng xây trường học ở vùng cao

LÊ THỊ THÚY KIỀU - Trường TH Hai Bà Trưng, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng
Kỹ sư Nguyễn Bình Nam - người đã dành trọn cả tuổi thanh xuân để biến những ước mơ trở thành hiện thực cho những em nhỏ còn nhiều khó khăn ở vùng cao của dải đất miền Trung.
Người
Kỹ sư Nguyễn Bình Nam (Ban Truyền thông Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC). Ảnh: Kênh 14

Sinh thời Bác Hồ kính yêu mong muốn “mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp, cả dân tộc ta là một vườn hoa đẹp”. Cuộc sống quanh ta có những con người rất bình dị nhưng những con người như vậy lại khiến nhiều người phải nhớ khi nhắc đến. Họ là những tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo.

Đúng như vậy, có một người như bao người bình dị khác nhưng đã khiến tôi rất ngưỡng mộ bởi sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt tình và giàu lòng nhân ái. Người tôi muốn nói đến là kỹ sư Nguyễn Bình Nam (Ban Truyền thông Tổng công ty Điện lực miền Trung - EVNCPC) - người đã dành trọn cả tuổi thanh xuân để đến với hành trình xây dựng những ước mơ, biến ước mơ trở thành hiện thực cho những em nhỏ còn nhiều khó khăn ở vùng cao của dải đất miền Trung. Nhiều năm qua, cứ hễ đến cuối tuần là anh Bình Nam cùng nhóm bạn lại vác ba lô lên đường đi khảo sát xây dựng trường học ở vùng cao.

Anh Nam hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Bạn thương nhau. CLB thành lập từ năm 2010 với mục tiêu là giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ đồng bào bị lũ lụt dọc dải đất miền Trung.

Hơn 10 năm, hành trình theo dọc miền Trung nắng và gió, 15 điểm trường được xây mới – thắp sáng ước mơ con chữ cho hàng nghìn trẻ em - đây là những món quà anh Nam và các anh em CLB Bạn thương nhau đã dành tặng các em nhỏ.

Năm 2012, khi tổ chức thiện nguyện chương trình Tết tại huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), chứng kiến trường học tạm bợ ở thôn Nước Ui, xã Trà Mai đã khiến anh và các thành viên trong CLB không thể cầm lòng.

Khi trở về thành phố, anh và các anh em đã quyết tâm xây một ngôi trường kiên cố cho các bạn nhỏ ở thôn Nước Ui. Mỗi ngày chỉ làm được từ 6 đến 9 giờ sáng vì mưa như trút nước; vận chuyển vật liệu vô cùng vất vả, cả nước uống, thức ăn cho thợ cũng là vấn đề nan giải nhưng hình ảnh các em nhỏ ngồi học bị nước mưa dột ướt trong ngôi trường nằm cheo leo trên triền núi với gỗ và mái tôn thủng đã thôi thúc anh Nam và các anh em trong CLB.

Sau 7 tháng, ngôi trường mới đã được hoàn thành. Nhìn các em vui mừng khi được học ở ngôi trường khang trang, anh Nam và CLB quyết định chuyển hoạt động tình nguyện về giáo dục miền núi với phương châm “Đi thật xa – Nơi thật khó – Đến tận nơi – Trao tận tay”.

Người
Ngôi trường đầu tiên: Trường Tiểu học Kim Đồng (điểm trường Nước Ui)

Từ năm 2013 đến nay, 15 điểm trường được hoàn thành ở những vùng núi Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Kon Tum, đây là con số không hề nhỏ. Để có một ngôi trường kiên cố, anh và các bạn đã không ngừng kêu gọi, ra sức vận động kinh phí từ các mạnh thường quân, các tổ chức, cá nhân. Nhiều khi đang triển khai xây dựng trường thì số tiền đã vượt quá so với dự kiến ban đầu mà CLB đã vận động, thế là các bạn trong CLB làm luôn công việc của một người thợ vừa đi kêu gọi thêm để ngôi trường cho các em hoàn thành đúng tiến độ.

Vận chuyển vật liệu đến với các điểm trường gặp rất nhiều khó khăn như chưa có cầu, hay đường sá nhỏ hẹp, cheo leo, có chỗ lại bị sạt lở, xe không đi được… mà thời gian thì rất gấp. Trong khi các em học sinh ở huyện miền núi cần ngay một ngôi trường đảm bảo cho việc học tập ở khu tái định cư và phải xong trước mùa lũ, anh Nam và các anh em đã vận động Nhân dân cùng chính quyền địa phương, họp dân và tổ chức cho bà con vận chuyển hàng trăm tấn vật liệu để xây trường. Vì vậy tất cả các vật liệu đều được vận chuyển bằng thuyền bè hoặc bằng xe trên những con đường lầy đầy đất bùn, có khi xe không đi được thì phải vận chuyển bằng sức người.

Có điểm trường (điểm Trường Tắk Rối) đã xây xong thì sau cơn bão số 9 (cuối tháng 10/2020) bị sập. Nằm cách xa sông Tranh, nước chưa khi nào dâng tới, nhưng cơn lũ khủng khiếp đã cuốn phăng mọi thứ chỉ để lại ngổn ngang bùn đất, gạch đá. Thế là anh và các bạn lại vận động kêu gọi các mạnh thường quân xây lại trường. Từ sự kêu gọi, “Mỗi người một viên gạch, chung tay cho điểm Trường Tắk Rối hồi sinh” anh Nguyễn Bình Nam – Chủ nhiệm CLB đã có hơn 600 triệu đồng từ sự ủng hộ của các tấm lòng hảo tâm.

Người
Điểm trường Tắk Rối trước cơn bão số 9 vào tháng 10/2020.
Người
Điểm trường Tắk Rối được "tái sinh".

Nhờ sự chung tay, kết nối giữa CLB Bạn thương nhau, bằng tất cả tâm huyết và nhiệt tình của mình, lần lượt từng ngôi trường mới được xây dựng kiên cố, ít nhất là vách gỗ ở các huyện miền núi khang trang mọc lên với khoảng 100 phòng học ở các điểm lẻ xa xôi. Từ điểm trường đầu tiên với kinh phí chỉ hơn 100 triệu đồng, đã có nhiều ngôi trường xây dựng đến 600 triệu đồng. Tất cả đều kiên cố, có phòng học, phòng cho các thầy cô giáo sinh hoạt, bếp, nhà vệ sinh…

Khi đến với trẻ em vùng cao, gặp gỡ các em nhỏ, những đứa trẻ gầy gò, thấp bé, ngày ngày đi bộ đến trường với nắm cơm chỉ có rau rừng và muối, anh Nam và CLB đã quyết tâm mang đến cho các em những bữa cơm có đầy đủ chất dinh dưỡng. Từ đó các anh đã triển khai thêm các hoạt động “Bữa cơm miền núi”, “Én nhỏ vùng cao”. "Tủ sách vùng cao”, “Tủ thuốc vùng cao” để hỗ trợ cho các em vùng cao tại gần 20 điểm trường miền núi của Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Người
Vận chuyển vật liệu vào xây trường.

Là thủ lĩnh của CLB Bạn thương nhau hơn 10 năm qua, anh Nam bảo, điều mừng nhất là bắt đầu thấy cuộc sống của các em nhỏ vùng cao được cải thiện nhờ sự quan tâm của xã hội. Anh luôn tin tưởng rồi mai đây sẽ có rất nhiều đểm trường kiên cố ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên mọc lên thay thế cho những điểm trường tạm bợ, xập xệ. Các em nhỏ sẽ có thêm thịt, thêm sữa trong những bữa cơm, có thêm quần áo mới trong những ngày đông lạnh. Cuộc sống còn thiếu thốn đủ thứ nhưng các em vẫn luôn có nụ cười hồn nhiên, lễ phép và chăm chỉ học tập… Còn với các giáo viên ở miền xuôi lên cắm bản, cắm rừng cũng có chỗ ở lại, yên tâm dạy chữ cho học sinh.

Không những “cõng" cát và xi măng lên xây các trường ở vùng cao mà trong đợt dịch vừa qua, anh Nam cùng các bạn của mình trong CLB Bạn thương nhau đã kêu gọi tặng 20 máy sát khuẩn và đo thân nhiệt cho 20 trường học ở vùng miền núi Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị; tặng 900 bộ đồ bảo hộ cho Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam (nơi điều trị các F0),.. Ngoài ra, từ ngày 28/10/2021 đến 21/11/2021, anh Nam và các bạn đã có 46 chuyến xe miễn phí để chở các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, F1,...

Người
Anh Nam và các bạn đã có 46 chuyến xe miễn phí để chở các bệnh nhân bị nhiễm Covid-19, F1,...

Là một người con, là giáo viên của thành phố Đà Nẵng, tôi rất ngưỡng mộ anh Nguyễn Bình Nam và các thành viên của CLB Bạn thương nhau. Thật sự rất cảm ơn anh và các bạn trong CLB đã mang trái tim lớn đến với các em nhỏ ở vùng cao. Xin chúc anh và các thành viên đầy sức khoẻ để tiếp tục giúp đỡ các em nhỏ và những con người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.

Người
Thể lệ cuộc thi viết về công nhân, viên chức, lao động TP Đà Nẵng lần thứ I Thể lệ cuộc thi viết về công nhân, viên chức, lao động TP Đà Nẵng lần thứ I

Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) TP Đà ...

"Người truyền lửa"

Qua bài viết này, tôi xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ và sẽ học tập theo cô làm những điều tốt đẹp. Tôi xin ...

Nữ cán bộ công đoàn trách nhiệm, giàu nhiệt huyết Nữ cán bộ công đoàn trách nhiệm, giàu nhiệt huyết

Cô Trần Thị Như Phụng - Chủ tịch Công đoàn, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoàng Anh đã tự khẳng định mình không chỉ ...

Cây sáng kiến của Điện lực Đà Nẵng Cây sáng kiến của Điện lực Đà Nẵng

Anh Lê Hoài Sơn, công tác tại Phòng Kỹ thuật - Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng và đồng nghiệp cho ra đời ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm