Nghệ An: Công tác bình đẳng giới chuyển biến tích cực và toàn diện
Phóng sự điều tra - 11/10/2022 16:51 ĐỖ THIỆM
Lãnh đạo UBND tỉnh Nghệ An trao bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới (BĐG). Ảnh: THANH NGA |
Triển khai kịp thời và sâu rộng
Đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” (VSTBPN) tỉnh Nghệ An cho biết, triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước và Luật BĐG năm 2006, cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương đã sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện để triển khai đến các cấp, các ngành, các địa phương, cán bộ, đảng viên và Nhân dân với những chỉ tiêu, nội dung và nhiệm vụ giải pháp phù hợp với tình hình của tỉnh.
Cụ thể như: Chương trình hành động số 16/Ctr-TU của Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 27/4/2007 của của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước; Chỉ thị số 07/CT-TU ngày 14/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác BĐG; Chỉ thị số 18/2010/CT-UBND ngày 15/9/2010 của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật BĐG; các quyết định của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về BĐG trên địa bàn tỉnh các giai đoạn 2011-2015; 2016-2020; 2021-2030.
Đồng chí Bùi Đình Long – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban “Vì sự tiến bộ của phụ nữ” đánh giá Nghệ An đã triển khai kịp thời và sâu rộng công tác BĐG. Ảnh: THANH NGA |
Cùng với đó là việc tăng cường và nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp Nhân dân trong cộng đồng, các gia đình, mỗi cá nhân và toàn xã hội đối với công tác BĐG và VSTBPN trên địa bàn tỉnh.
Đơn cử như việc xây dựng chuyên trang, chuyên mục về hoạt động VSTBPN và công tác BĐG hằng tháng trên Báo Nghệ An, hàng tuần trên Đài PTTH Nghệ An và Trang Thông tin điện tử của Sở LĐ-TB&XH, của Ban VSTBPN tỉnh. Tổ chức Tháng hành động vì BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, chiến dịch truyền thông về BĐG, “Đối thoại chính sách về BĐG", Toạ đàm – đối thoại các chuyên đề, chuyên sâu về BĐG tại các huyện, thành, thị và tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, ...
Hay tổ chức hàng chục cuộc tuyên truyền lưu động về pháp luật phòng chống mua bán người, phòng chống tảo hôn bằng tiếng Kinh, Thái, Mông tại các huyện miền núi Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Tương Dương, Kỳ Sơn; các cuộc thi “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BĐG” với 25 ngàn thí sinh tham dự; các hội thi “Hòa giải viên giỏi”, “Tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình và phòng chống bạo lực gia đình” từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh thu hút trên 300 nghìn lượt người tham gia, …
Cả hệ thống chính trị vào cuộc
Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, cùng với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh, công tác BĐG cũng được lồng ghép triển khai thực hiện, trở thành một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, thực hiện thường xuyên, hằng năm ở các cấp, các ngành, các địa phương.
“Công tác phối hợp liên ngành trong triển khai chính sách, pháp luật BĐG đã được chú trọng thực hiện và phát huy hiệu quả; các sở, ban, ngành, đoàn thể và địa phương, cơ quan, đơn vị đã chủ động lồng ghép công tác này với triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn và gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tại đơn vị mình” - đồng chí Bùi Đình Long nhận xét.
Đơn cử như, tất cả các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các trường cao đẳng, đại học, đóng trên địa bàn tỉnh đều thành lập Ban VSTBPN tại đơn vị do đồng chí giám đốc hoặc thủ trưởng cơ quan làm trưởng ban; 100% các huyện, thành, thị và các xã, phường, thị trấn đều thành lập Ban VSTBPN do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cùng cấp làm trưởng ban, tham mưu, giúp việc cho cấp ủy, chính quyền và trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác BĐG và VSTBPN trong phạm vi ngành, địa phương, đơn vị.
Các lễ phát động Tháng hành động vì BĐG và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới thu hút sự quan tâm, tham gia hưởng ứng của các cấp ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động. Ảnh: THANH NGA |
Cụ thể như, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức các lớp tập huấn về lồng ghép giới trong các lĩnh vực quản lý nhà nước cho hơn 3.000 cán bộ chủ chốt, cốt cán các sở, ngành. Sở Tư pháp ký kết chương trình phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh giai đoạn 2015 – 2020, xác định rõ trách nhiệm phối hợp của các bên trong công tác rà soát, quản lý đăng ký khai sinh, quản lý hộ tịch đặc biệt là đối với trẻ em nữ tại các khu vực biên giới; tổ chức hơn 359 hội nghị tuyên truyền giáo dục pháp luật với sự tham gia hơn 71.000 lượt người tham dự.
Sở GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về “BĐG và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới”; lồng ghép thực thi pháp luật, chính sách về BĐG; gặp mặt trao đổi, chia sẻ trong công tác BĐG, vì sự tiến bộ phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới tại các đơn vị trường học, xây dựng trường học an toàn thân thiện.
Các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa cho lao động nữ. Ảnh: MAI LIỄU |
Hay Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp với Công an, Toà án nhân dân tỉnh trong đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và kiểm sát giải quyết các vụ án có liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái, các tội phạm xâm phạm nhân phẩm phụ nữ, bạo lực gia đình. Công an tỉnh tổ chức tập huấn cho 620 lượt cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ làm công tác BĐG và VSTBPN công an các đơn vị, địa phương và hơn 1.300 lượt CBCS về những kiến thức cơ bản, chính sách pháp luật BĐG và công tác phụ nữ trong tình hình mới.
Còn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tỉnh đã phát huy tốt vai trò tham gia quản lý nhà nước về BĐG thông qua những hoạt động giám sát và phản biện những chính sách liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của phụ nữ - trẻ em; đề xuất những chính sách liên quan đến quyền lợi của phụ nữ thông qua các hội nghị, hội thảo góp ý xây dựng, sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách của địa phương như: quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ bình đẳng của phụ nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; bảo vệ danh dự, nhân phẩm của phụ nữ trước những tác động xấu của các tệ nạn xã hội; bảo đảm cơ hội tham gia, đóng góp của phụ nữ trong xã hội, gia đình và tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền và trách nhiệm pháp lý của công dân, ...
Chuyển biến tích cực và toàn diện
Theo đánh giá của UBND tỉnh Nghệ An, sau 15 năm thực hiện Luật BĐG, không chỉ đạt và vượt kế hoạch đề ra của 16 chỉ tiêu thuộc các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về BĐG, giai đoạn 2011-2015, 2016-2020 và năm 2021 có 22/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm, kết quả lồng ghép giới vào các lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị và xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.
Cụ thể như, trong lĩnh vực chính trị, tỷ lệ nữ tham gia cấp uỷ Đảng các cấp trong các nhiệm kỳ đại hội đều tăng, tính đến hết năm 2021, nữ đại biểu HĐND cấp tỉnh đạt tỷ lệ 27,71%; cấp huyện đạt tỷ lệ 31,25%; cấp xã đạt 29,97% đều cao hơn so với nhiệm kỳ 2016 – 2021; tỷ lệ chính quyền địa phương cấp huyện có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 66,67%; tỷ lệ chính quyền địa phương cấp xã có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 46,3%, đạt 132% kế hoạch đề ra, ...
Việc tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo đã từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị, cán bộ nữ ngày càng được tạo điều kiện trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng ở những vị trí chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị.
Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, chủ trương phát triển và mở rộng các khu công nghiệp của tỉnh và đưa người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh đã phát huy hiệu quả. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 31 - 33 ngàn lao động, trong đó tỷ lệ nữ đạt 38,38%; tạo điều kiện, cơ hội cho số phụ nữ khởi nghiệp và làm chủ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhất là ở vùng đô thị, ngày càng tăng lên.
Hàng nghìn lao động nữ khu vực nông thôn đã được quan tâm, giải quyết việc làm (Hình ảnh xưởng may ở huyện miền núi Quỳ Châu). Ảnh: THÀNH CHUNG |
Hay trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, giai đoạn 2018-2020, tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi 15-60 đạt ngang bằng với nam của toàn tỉnh là 91,99%, trong đó tỷ lệ biết chữ của người dân tộc thiểu số là 91,86%. Tính đến hết năm 2021, tỷ lệ nữ học sinh, sinh viên được tuyển mới thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp đạt 30,61%; tỷ lệ nữ thạc sỹ đến năm 2020 đạt tỷ lệ 43,8%; tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con là 33,8%; tỷ lệ phụ nữ có thai được khám đủ 3 lần/3 kỳ thai nghén đạt 85,9%.
Còn trong lĩnh vực gia đình, từng bước xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới, nam giới đã có sự chia sẻ với nữ và dành thời gian tham gia nhiều hơn vào các công việc của gia đình; kịp thời phát hiện, điều tra, khám phá 175 vụ, bắt giữ 218 đối tượng có hành vi mua bán người; giải cứu 238 phụ nữ và trẻ em, trong đó tỷ lệ nạn nhân được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hoà nhập cộng đồng đến 31/12/2021 là 87,5%...
Nhận định về kết quả triển khai thực hiện công tác BĐG tại địa phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long chia sẻ: “Từ việc thực hiện lồng ghép có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu về BĐG vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, y tế, giáo dục, văn hoá - thông tin, thể dục thể thao, gia đình và giữ vững quôc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh”.
Nghệ An: Công ty hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho công nhân bị tai nạn giao thông Sau một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của các công nhân Công ty CP May Minh Anh – Tân Kỳ bị tai nạn ... |
Kỳ 3: Phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong công tác thành lập tổ chức đảng Đối với công tác phát triển đảng viên là công nhân lao động, thành lập tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp tại KKT, ... |
Kỳ cuối: Đưa Đảng đến với công nhân và doanh nghiệp - Vai trò của cả hệ thống chính trị Với quan điểm phải xuất phát từ lợi ích của người lao động và chủ doanh nghiệp để vận động thành lập các tổ chức ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.