Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn

Nghiên cứu - TS. Nguyễn Huy Khoa - Trường Đại học Công đoàn

Con đường ngắn nhất để nâng cao trình độ, năng lực cho CBCĐ là thông qua đào tạo bồi dưỡng. Bởi họ sẽ được trang bị kiến thức, có khả năng vận dụng sáng tạo lý luận được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn công tác.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn

Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức tập huấn sử dụng phần mềm quản lý đoàn viên cho công đoàn cơ sở

Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 12/06/2021 của Bộ Chính trị Về đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới nêu rõ: “Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) bảo đảm về số lượng, chất lượng, có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín, có năng lực đối thoại, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tập hợp, đoàn kết người lao động (NLĐ). Người đứng đầu tổ chức Công đoàn phải có uy tín cao, am hiểu sâu sắc và có kinh nghiệm thực tiễn về công tác vận động quần chúng, nhất là vận động công nhân, NLĐ và chủ doanh nghiệp”. Nghị quyết đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCĐ trong giai đoạn hiện nay.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ còn nhiều hạn chế

Con đường ngắn nhất để nâng cao trình độ, năng lực cho CBCĐ là thông qua đào tạo bồi dưỡng. Bởi họ sẽ được trang bị kiến thức, có khả năng vận dụng sáng tạo lý luận được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn công tác. Song, trong thực tế, một bộ phận CBCĐ (kể cả cán bộ cấp trên trực tiếp cơ sở) qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao.

Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Một mặt, do nhận thức, ý thức học tập hạn chế, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của CBCĐ chưa theo kịp yêu cầu; mặt khác, công tác đào tạo, bồi dưỡng tuy có nhiều cố gắng nhưng còn chạy theo số lượng, giáo trình, tài liệu tuy đã được đổi mới, song chưa thật sự phù hợp với từng đối tượng, phương thức đào tạo chưa đa dạng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chưa cao. Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCĐ ở các cấp thiếu đồng bộ; nội dung chương trình nặng về lý luận, chưa chú trọng bồi dưỡng kỹ năng thực hành, nhất là xử lý tình huống do thực tiễn đặt ra...

Đề xuất một số giải pháp

Để khắc phục các hạn chế trên, xin đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCĐ như sau:

Thứ nhất, đối với các cơ sở đào tạo của tổ chức Công đoàn

Cần đẩy mạnh đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Trước hết, về nội dung, tiếp tục đổi mới việc biên soạn giáo trình, tài liệu theo hướng ưu tiên kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, vị trí việc làm, nhất là những bài tập xử lý tình huống. Thiết kế giáo trình, tài liệu theo các mô đun hoạt động và cụ thể hóa bằng các chuyên đề thực hành chuyên sâu. Các giảng viên thường xuyên cập nhật những kiến thức mới để giúp CBCĐ nắm vững và nâng cao năng lực về tổ chức, quản lý và sinh hoạt công đoàn.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn

Tập huấn kiến thức về nghiệp vụ Công đoàn cho cán bộ Công đoàn thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Đồng Nai

Về phương thức đào tạo, cần đổi mới, đa dạng hình thức đào tạo, bồi dưỡng để mọi CBCĐ có điều kiện và cơ hội được học tập. Tổ chức lớp học khoa học, phân loại, sắp xếp đối tượng cán bộ tham gia đào tạo, bồi dưỡng và bố trí thời gian phù hợp. Tăng cường công tác phối hợp quản lý giữa cơ sở đào tạo với cơ quan cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng. Thực hiện tốt công tác thông tin hai chiều, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm, quản lý chặt chẽ cán bộ tham gia các khóa học, góp phần nâng cao chất lượng học tập.

Thứ hai, đối với các cấp công đoàn

Cần làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngắn hạn, dài hạn. Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng; xây dựng đội ngũ giảng viên, giảng viên kiêm chức, báo cáo viên có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ CBCĐ các cấp, nhất là cấp cơ sở.

Trong xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần làm tốt công tác phân loại đối tượng: Đối với cán bộ trẻ, cán bộ nguồn, cán bộ cấp chiến lược cần được đào tạo cơ bản, dài hạn nhằm trang bị một cách hệ thống và toàn diện những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu kết hợp với sự rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, lối sống, tự trang bị các kiến thức về kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa - xã hội... Đối với CBCĐ chuyên trách, cần đào tạo cơ bản nhằm trang bị một cách hệ thống những kiến thức phục vụ hoạt động công đoàn; định kỳ tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác góp phần nâng cao hiệu quả làm việc. Tổ chức xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là những CBCĐ có trình độ và kinh nghiệm ở cơ quan Tổng Liên đoàn, các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương để làm công tác tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn
Cán bộ công đoàn tỉnh Bình Dương phân chia gạo để hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Do đặc thù của CBCĐ chủ yếu là không chuyên trách (kiêm nhiệm) và thường thay đổi sau mỗi nhiệm kỳ, nên phải coi công tác đào tạo, bồi dưỡng là giải pháp chủ yếu để nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ. Phải phân loại cán bộ và căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh cán bộ để có hình thức đào tạo hợp lý. Tăng cường mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày, tạo điều kiện cho CBCĐ không chuyên trách từ tổ phó, tổ trưởng, Ủy viên BCH CĐCS trở lên, nhất là cán bộ tham gia công tác công đoàn lần đầu.

Đồng thời, cần có kế hoạch thường niên đào tạo bổ sung cho đội ngũ CBCĐ về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng công tác, kiến thức pháp luật, nhất là pháp luật lao động. Tập trung bồi dưỡng về kĩ năng, nghiệp vụ công tác công đoàn và kiến thức pháp luật, kĩ năng thương lượng, đối thoại cho đội ngũ chủ tịch CĐCS. Đổi mới xây dựng chương trình tập huấn, bồi dưỡng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng hoạt động thực tiễn của chủ tịch CĐCS.

Tổng Liên đoàn xây dựng chương trình, nội dung đào tạo theo chức danh cán bộ và từng đối tượng CBCĐ. Đào tạo đội ngũ CBCĐ cấp chiến lược nắm vững lý luận công đoàn, lý luận chính trị, tư duy kinh tế và pháp luật sâu sắc. CBCĐ cấp tỉnh, thành phố mới được bầu sẽ được bồi dưỡng kiến thức tổng quát về tổ chức và hoạt động công đoàn. CBCĐ ở cơ quan công đoàn cấp tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương, Cơ quan Tổng Liên đoàn cần có kiến thức chuyên sâu đảm bảo có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ tham mưu; tham gia xây dựng pháp luật và chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên và NLĐ; kiểm soát hoạt động của CBCĐ cấp dưới.

Tập trung xây dựng đội ngũ CBCĐ chuyên trách chuyên nghiệp ở LĐLĐ tỉnh, thành phố có đông NLĐ khu vực ngoài nhà nước trong 5 lĩnh vực: bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ; an toàn lao động; phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn vững mạnh; tài chính; kiểm tra. CBCĐ chuyên trách ở cơ quan công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được đào tạo trở thành chuyên gia về quan hệ lao động; có kỹ năng cần thiết để tổ chức, hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cấp dưới.

CBCĐ, tổ công đoàn được đào tạo nghiệp vụ công tác công đoàn, bồi dưỡng kỹ năng vận động, thuyết phục NLĐ, kỹ năng lắng nghe, chia sẻ và thu thập thông tin của đoàn viên, NLĐ và các kỹ năng khác có liên quan đến tổ chức, vận động quần chúng. Đào tạo chính trị, pháp luật, kỹ năng hoạt động đối với chủ tịch CĐCS là cán bộ chuyên trách công đoàn ở các đơn vị ngoài nhà nước từ 2.500 đoàn viên công đoàn trở lên.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn

Tập huấn công tác tài chính công đoàn cho các Chủ tịch công đoàn cơ sở do LĐLĐ Quận 4, (TPHCM ) tổ chức.

Rà soát, cơ cấu lại về tổ chức và nội dung chương trình, phương thức đào tạo CBCĐ của các cơ sở đào tạo của tổ chức Công đoàn, phân định rõ nhiệm vụ đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Trung tâm bồi dưỡng CBCĐ cùng với LĐLĐ tỉnh, thành phố và tương đương thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ theo từng chức danh cán bộ của mỗi cấp công đoàn; thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng CBCĐ. Xây dựng quy định bắt buộc đối với cán bộ; giành từ 10% trở lên ngân sách cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ; khuyến khích cán bộ tự học nâng cao trình độ mọi mặt; xây dựng quy định về chế độ, mức hỗ trợ cho cán bộ tự đi học nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị.

Thứ ba, đối với CBCĐ

Được cử tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, CBCĐ phải có ý thức tự giác học tập, chấp hành nghiêm nội quy lớp học. Phải khắc phục khó khăn, say mê tìm tòi nghiên cứu, học tập nhiệt tình, biết vận dụng, kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành, chủ động giải quyết hiệu quả các tình huống phát sinh.

Yêu cầu nhiệm vụ của từng cấp công đoàn là khác nhau nên việc cung cấp kiến thức lý luận và nghiệp vụ công đoàn đối với từng cấp công đoàn cũng phải khác nhau. Công đoàn cấp trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động là chủ yếu. Còn đối với CĐCS nhiệm vụ chính là hoạt động trực tiếp, xử lý các vấn đề liên quan trong quan hệ lao động nên chương trình phải tập trung vào các kỹ năng thực tiễn hoạt động công đoàn.

Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn
Trường Đại học Tôn Đức Thắng, địa chỉ đào tạo cán bộ công đoàn quan trọng cho các tỉnh, thành phố phía Nam.
Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn Một số vấn đề then chốt để xây chắc nền móng tổ chức Công đoàn

Kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/07/1929 - 28/07/2021) và nhân dịp Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương ...

Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn Công tác chăm lo bảo vệ người lao động trong bối cảnh Covid-19 của công đoàn

Ngay từ khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 02/2020, các cấp công đoàn cả nước đã chủ động, ...

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ

Đồng chí Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa chủ trì xét duyệt đề tài cấp Tổng liên đoàn “Giải ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Nâng cao ý thức chính trị cho giai cấp công nhân trong tình hình mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”.

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nghiên cứu -

Tình đoàn kết tạo ra quyền lực cho tổ chức

Nhân Tháng Công nhân 2024, TS. Phạm Thị Thu Lan, nhà nghiên cứu quen biết về phong trào công nhân, hoạt động công đoàn (công tác tại Viện Công nhân và Công đoàn) có bài viết về tình đoàn kết và niềm tin của NLĐ, điều sẽ tạo ra quyền lực mềm cho tổ chức Công đoàn. Tạp chí LĐ&CĐ xin giới thiệu với bạn đọc phân tích thú vị và rất đáng suy ngẫm này.

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Nghiên cứu -

Bài 3: Xây dựng chính sách đồng bộ, hiệu quả cho người lao động tiếp cận, thụ hưởng

Hệ thống chính sách, pháp luật về lao động, việc làm ở nước ta đã được chú trọng xây dựng, hoàn thiện nhưng vấn đề tiếp cận, thụ hưởng chính sách của người lao động còn cần được cải thiện hơn nữa.

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Nghiên cứu -

Bài 2: Cơ sở xây dựng lực lượng lao động năng suất, tiến bộ

Cơ sở để bảo đảm việc làm, thu nhập, chăm lo đời sống, đáp ứng nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) xuất phát từ các tiền đề về tiền lương, phúc lợi về nhà ở, sức khỏe y tế, cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, hỗ trợ chăm sóc con em.

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Nghiên cứu -

Một số đặc điểm về học vấn, chuyên môn của công nhân hiện nay

Với sự nỗ lực, tự học hỏi, rèn luyện, công nhân đã có trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp khá cao, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đọc thêm

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Nghiên cứu -

Đón đọc Tạp chí An toàn vệ sinh lao động, số 346, tháng 5 - 2024

Số An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tháng 5 là số đặc biệt, tăng từ 64 lên 80 trang, in màu trên giấy couche, xuất bản - phát hành ngày 25/5/2024 đến các cấp công đoàn, đội ngũ an toàn vệ sinh viên, cán bộ an toàn các đơn vị sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp trên toàn quốc.

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Công đoàn -

Vai trò của nhân dân lao động trong đấu tranh chống tiêu cực

Nhân dân lao động là người “chở thuyền” cho những cuộc cách mạng cập bến và chính nhân dân lao động là người “lật thuyền” nhấn chìm các chế độ bóc lột.

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Công đoàn -

Đồng chí Hoàng Quốc Việt với công tác chăm lo đời sống người lao động

Trên cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam), đồng chí Hoàng Quốc Việt hết sức coi trọng công tác chăm lo đời sống cho công nhân, viên chức mà tiền lương, tiền thưởng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.