
Cụ thể, công văn số 1583/LĐLĐ-CSPL&QHLĐ do đồng chí Ngô Chí Thục – Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định ký, nêu rõ LĐLĐ các huyện, thành phố, công đoàn ngành cần phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban Quản lý khu công nghiệp tỉnh, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa, Liên minh Hợp tác xã tỉnh Nam Định nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp gặp khó khăn về đơn hàng phải cắt, giảm việc làm của người lao động. Từ đó kịp thời có những giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi, phát triển thị trường lao động.
Chỉ đạo CĐCS phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện đúng các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật, các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế của doanh nghiệp, nhất là các nội dung về tiền lương, tiền thưởng và các chế độ phúc lợi khác đối với người lao động theo quy định.
LĐLĐ tỉnh Nam Định yêu cầu các cấp công đoàn tăng cường thực hiện các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp; có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động, đình công phát sinh trên địa bàn.
![]() |
Đồng chí Vũ Văn Nghĩa, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nam Định (giữa) tham quan xưởng sản xuất tại Công ty TNHH Pim Vina. Ảnh: QUẾ HƯƠNG. |
Khi có tranh chấp lao động, đình công phát sinh cần nhanh chóng nắm bắt tình hình, hỗ trợ các bên tiến hành đối thoại, thương lượng để giải quyết bất đồng, không để đình công xảy ra kéo dài, lan truyền giữa các doanh nghiệp, gây ra tình trạng mất trật tự, an toàn xã hội, nhất là vào dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán năm 2023.
Bên cạnh đó, chỉ đạo CĐCS theo dõi sát sao, nắm chắc tình hình của doanh nghiệp, của đoàn viên, người lao động để tham gia, đề nghị người sử dụng lao động sớm xây dựng phương án nghỉ Tết, trả lương, trả thưởng và các chế độ cho người lao động trong dịp tết Nguyên đán 2023 và công bố tới toàn thể người lao động trước khi nghỉ Tết ít nhất 20 ngày. Cũng theo LĐLĐ tỉnh Nam Định, đến nay nhiều doanh nghiệp trên địa bàn đã công bố phương án bố trí nghỉ tết Nguyên đán 2023.
Chỉ đạo CĐCS chủ động sử dụng nguồn lực và đề xuất với người sử dụng lao động, công đoàn cấp trên tổ chức chăm lo, hỗ trợ cho người lao động phù hợp, kịp thời.
Ngoài ra, xây dựng các hoạt động chăm lo kịp thời từ nguồn hỗ trợ của các cấp chính quyền, tài chính công đoàn đối với người lao động bị mất việc làm, có hoàn cảnh khó khăn theo quy định. Chủ động sử dụng nguồn tài chính công đoàn để có kế hoạch hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm và trong dịp tết Nguyên đán sắp tới.
![]() Hình ảnh một nhóm công nhân Tỷ Hùng (TP.HCM) trong bữa tiệc chia tay trên vỉa hè sau khi nhận quyết định thôi việc từ ... |
![]() Hiện nay, 9 LĐLĐ tỉnh cụm thi đua Khu vực đồng bằng sông Hồng đang quản lý trực tiếp 15.402 CĐCS với hơn 1.588.440 đoàn ... |
![]() Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời, thoả đáng, sát thực tế đối với người lao động bị mất việc, tạm hoãn hợp đồng, ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
