Mối lương duyên giữa văn học và điện ảnh
Kinh tế - Xã hội - 19/04/2022 18:57 PHẠM XUÂN DŨNG
Cuốn sách "Những thế giới song hành từ truyện ngắn đến điện ảnh" của TS Nguyễn Văn Hùng, giảng viên Đại học Khoa học Huế, NXB Đại học Huế. |
Và nếu độc giả, khán giả đọc truyện, xem phim có thể khen chê theo cảm xúc thẩm mỹ của công chúng đại trà thì với nhà nghiên cứu, sự quan tâm thường là khó khăn, phức tạp hơn nhiều khi mổ xẻ những mối lương duyên nghệ thuật. Điều này càng đáng trân trọng hơn khi người viết nỗ lực kiếm tìm một một lối đi cho riêng mình. Đây là trường hợp ứng với cuốn sách "Những thế giới song hành từ truyện ngắn đến điện ảnh" của TS Nguyễn Văn Hùng, giảng viên Đại học Khoa học Huế, NXB Đại học Huế.
Khẳng định truyện ngắn và điện ảnh hai thế giới song hành, tác giả xác tín hai loại hình nghệ thuật này hoàn toàn độc lập, dù là chuyển thể thì không hề có chuyện điện ảnh "ăn theo" truyện ngắn và song hành mà không phải song song không bao giờ gặp nhau mà chẳng thể song trùng, chồng khít lên nhau. Quá trình chuyển hóa từ truyện ngắn sang điện ảnh là một quá trình phức hợp, dích dắc, thú vị và sáng tạo đối với những bộ phim truyện thành công. Người viết muốn thâm nhập, mô tả và lý giải hành trình này từ những phương diện và công cụ khác nhau.
Chương 1: "Truyện ngắn chất liệu của điện ảnh" như là "cô bé Lọ Lem của văn học", lý giải tiềm năng của một thể loại văn học có dung lượng không lớn nhưng đó chính là cái "bé hạt tiêu" cần khai thác để chuyển thể thành phim truyện.... "Bởi dung lượng ngắn gọn, tinh giản của nó, truyện ngắn" gợi ra, để lại những khoảng trống, khoảng lề mà người đọc tùy ý lấp đầy.
Chính vì vậy các nhà biên kịch ưa thích nó hơn tiểu thuyết để đưa lên màn ảnh rộng. Và nói tiếp, "không chỉ bởi những khoảng trống, độ mở cho tiếp nhận và sáng tạo, truyện ngắn còn chứa đựng tinh chất quý, một mỏ quặng có thể khai thác và gia công. Truyện ngắn ôm trùm những vấn đề của thời hiện tại trong một hình thức ngắn. Nó tạo nên sự hối hả, gấp rút, độ căng cần thiết cho một bộ phim".
Nghệ thuật thứ bảy đã mang lại cho văn học (cụ thể ở đây là truyện ngắn) một gương mặt mới có tên là điện ảnh với cảm hứng mới, diện mạo mới trong nỗ lực sáng tạo của các nhà làm phim, trước hết là vai trò số một của đạo diễn.
Bảy chương tiếp theo của cuốn sách mô tả cách thức chuyển truyện ngắn thành phim như là những giải pháp kỹ thuật/nghệ thuật để đi hết một cách trọn vẹn nhất con đường đã chọn từ hệ thống ký hiệu này sang hệ thống ký hiệu khác. Ví như chương 2: "Tái cấu trúc đường dây cốt truyện", sau khi nhấn mạnh đặc trưng cơ bản: cốt truyện văn học và điện ảnh, tương đồng và khác biệt, diễn dịch những biến hóa trong quá trình làm phim, tác giả kết luận: "Mỗi tác phẩm là một giá trị độc lập, biểu đạt, biểu nghĩa thế giới và con người bằng thứ ngôn ngữ riêng. Tài năng của tác giả điện ảnh, giá trị của bộ phim cải biên không phụ thuộc vào việc họ trung thành với tác phẩm văn học như thế nào mà ở việc họ lựa chọn sự kiện, cấu trúc lại ra sao, cách họ kể câu chuyện sao cho hấp dẫn người xem. Điều này sẽ giúp làm rõ ý nghĩa, tô đậm chủ đề, thậm chí mở rộng, bổ sung thêm ý nghĩa cho tác phẩm văn chương trên màn ảnh".
Truyện ngắn chuyển thể thành phim truyện là sự bắt tay giữa hai lĩnh vực nghệ thuật vừa tương đồng lại vừa khác biệt. Và chính điện ảnh đã bắc cầu cho tác phẩm văn học đến với công chúng rộng rãi. Đó chính là đóng góp đáng kể của nghệ thuật thứ bảy trong mối tương quan chúng ta đang xem xét.
Các chương tiếp theo bàn cụ thể về cải tác chi tiết, cải biên nhân vật, mối liên hệ nhan đề giữa truyện ngắn và phim; chuyển dịch không gian, biến hóa phương thức trần thuật và tạo dựng ngôn ngữ điện ảnh. Lần đầu tiên có một cuốn sách nói về "bếp núc" quá trình chuyển thể truyện ngắn thành phim một cách cụ thể với những dẫn chứng sinh động và thuyết phục một cách khá thấu đáo, cách nhìn bài bản và nhiều điều mới mẻ, như điểm nhìn, góc quay, gam màu của phim, âm nhạc, tiếng động,... đem lại hứng thú cho những ai yêu thích văn chương và điện ảnh, kể cả với những người muốn tìm hiểu vấn đề dưới góc độ học thuật.
Hàng loạt bộ phim thành công có tiếng được chuyển thể từ truyện ngắn đương đại được đưa ra phân tích dưới nhiều góc độ như: "Tướng về hưu", "Những người thợ xẻ", "Thương nhớ đồng quê", "Đảo của dân ngụ cư", "Cỏ lau", "Khách ở quê ra", "Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành", "Trăng nơi đáy giếng",...
Tác giả đã có những quan niệm xác đáng như khi chỉ ra mối quan hệ giữa hai loại hình nghệ thuật khác nhau. "Từ văn học đến điện ảnh là hành trình đi từ hệ thống ký hiệu này sang hệ thống ký hiệu khác, với lối tư duy, cách thể hiện, phương thức tự sự riêng. Với chất liệu sẵn có, cùng sự tìm tòi, thể nghiệm không ngừng được hỗ trợ bởi những phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật, các nhà làm phim đã có nhiều cách thức để biến thế giới ngôn từ kỳ diệu thành chân trời hình ảnh đặc sắc".
Hay khi nói đến cải tác chi tiết, áp lực của kiểm duyệt, tác giả đã dẫn lại một ý kiến rất đáng quan tâm không chỉ với điện ảnh: "Nghiên cứu phim cải biên từ góc nhìn văn hóa không những nhận diện, khám phá, lí giải những ý nghĩa mới được tạo sinh khi nhà làm phim chuyển dịch từ hệ thống này sang hệ thống khác, mà còn phải thấy được ảnh hưởng của bối cảnh xã hội, các thiết chế quyền lực, các diễn ngôn văn hóa chi phối đến thao tác lựa chọn, biểu đạt của nhà làm phim. Bởi, một bộ phim được cải biên cũng chính là một đại diện văn hóa được tạo tác nên nó liên quan đến câu hỏi tại sao nó lại được tạo ra và có ý nghĩa như thế nào?".
Cuốn sách là một hướng tiếp cận mới, khoa học và lý thú, kể cả chuyện "bếp núc", khi xem xét nội tại mối tương quan hữu cơ giữa truyện ngắn và phim truyện được chuyển thể, sự giống và khác giữa cốt truyện văn học và điện ảnh, tính thống nhất và khác biệt giữa hình tượng nhân vật văn học và hình tượng nhân vật điện ảnh, ngôn ngữ của hai loại hình nghệ thuật, mảnh đất sáng tạo màu mỡ dành cho những người làm phim thông qua khảo sát dẫn nhập lý thuyết và thực hành tác phẩm.
Cho dù thế nào trong cách tiếp cận thì vẫn phải công nhận rằng từ truyện đến phim là quá trình thai nghén sáng tạo "mang nặng đẻ đau" của những người làm điện ảnh chuyên nghiệp. Và dù hồn vía, hình hài của bộ phim khi trình chiếu có thể khác xa nguyên bản thì gốc rễ cũng bắt đầu từ truyện ngắn tiêu biểu được chọn lựa, đó là điều không thể chối cãi và không thể khác, bởi dẫu sao thì "có bột mới gột nên hồ".
(*) Nhân đọc cuốn sách "Những thế giới song hành từ truyện ngắn đến điện ảnh" của TS Nguyễn Văn Hùng, giảng viên Đại học Khoa học Huế, NXB Đại học Huế.
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - "Cây đại thụ" của làng truyện ngắn Việt Nam Ngày 20/3/2021, "cây đại thụ" trong làng truyện ngắn Việt Nam - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, để lại sự tiếc thương vô ... |
Truyện ngắn: Tôi ở đây còn Ivan ở phòng kế bên Mùa đông năm 2019, dịch bệnh đã tràn vào thành phố. Sau đó không lâu, nó trở thành đại dịch của toàn cầu. Chỗ chúng ... |
Tản văn: Một thoáng chiều Xuân… Chiều Xuân, có lúc bâng khuâng đứng lại giữa đường lắng nghe từng âm thanh quen thuộc của miền quê. Là tiếng chim gáy vút ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.