Truyện ngắn: Tôi ở đây còn Ivan ở phòng kế bên
Kinh tế - Xã hội - 02/02/2022 10:01 Truyện ngắn của HOÀNG HẢI LÂM
Tôi, Minh Vy, 24 tuổi. Tôi làm công nhân ở một xưởng may. Tuy nhiên ngành nghề mà tôi học không nhập nhằng gì đến công việc hiện tại. Tôi học ngành Y trung cấp. Rất khó để tìm công việc lâu dài ở cơ sở y tế. Có rất nhiều bạn bè của tôi phải học việc không có lương trong thời gian dài. Nếu làm như thế, tôi không giúp được gia đình. Tôi lên thành phố kiếm sống.
Thu nhập của tôi cũng tạm ổn. Chỉ cần siêng năng bạn sẽ được đền đáp. Ngoài những chi phí cá nhân, tôi còn khoản tiền gửi về cho gia đình. Ở quê, tôi còn ba mẹ và một em trai học lớp 8. Nó tên là Minh Trung. Hầu như ngày nào chúng tôi cũng gọi cho nhau sau giờ rỗi và mọi người trong gia đình trò chuyện cùng nhau bằng messenger.
Phòng kế bên là Ivan, anh ta là người nước ngoài. Ivan 28 tuổi. Nghe đâu anh ta là khách du lịch. Ivan bị mắc kẹt lại đây vì đại dịch. Hộ chiếu của anh ta cũng đã hết hạn nhưng điều đó cũng không phải là điều mà Ivan và chính quyền quan tâm. Anh ta ở yên một chỗ, tuân thủ các nguyên tắc phòng dịch. Vốn tiếng Việt của Ivan còn rất ít, tiền của Ivan cũng không còn. Hôm qua Ivan báo với tôi, ổ bánh mì này là chi tiêu cuối cùng của anh ta.
Mọi thứ không lộn xộn như những nơi công cộng. Bến xe, ga tàu… mọi người rời thành phố về quê. Chỗ chúng tôi rất yên bình. Tôi và Ivan có thể trò chuyện với nhau thông qua bức tường. Nó là khu trọ đã xuống cấp. Tôi nhận ra một điều khá thú vị, đó là âm thanh tự do. Nó không bị cản ngăn bởi bất cứ thứ gì. Hay nói đúng hơn là nó có thể luồn lách bất cứ nơi đâu để đi ra ngoài. Tôi nghe một vài âm thanh sột soạt, dường như căn phòng kế bên đang dọn dẹp thứ gì đó. Ivan hỏi tôi.
- Still alive?
Tôi cười hả hê và đáp lại Ivan, tôi vẫn sống bình thường. Anh ta cười theo, nghe cô cười là tôi thấy vui rồi. Ivan kể một chút về gia đình của mình. Anh ta là con trai thứ hai trong gia đình có ba người con. Trước Ivan là anh trai, sau Ivan là em gái. Tất cả bọn họ kinh doanh hàng thủy sản đông lạnh còn Ivan hoạt động trong ngành du lịch.
- Anh kinh doanh du lịch? Lữ hành, marketing hay lễ tân? Tôi hỏi, anh ta đáp tỉnh bơ.
- Tôi thích đi du lịch!
Chẳng biết thực hư, nhưng cách nói này của Ivan khiến tôi suy nghĩ đôi chút. Tôi không đáp lại Ivan, tôi chống hai tay vào má của mình. Ở đất nước này chúng tôi vắt kiệt sức mới sống được đấy Ivan. Mà nếu có thể, chúng tôi lo cho cộng đồng yếu thế hơn mình. Họ cần được giúp đỡ. Phía bên kia bức tường, Ivan bật nhạc. Một bài hát dường như của người dân du mục, giai điệu nghe rất buồn.
- Gì thế Ivan
- Một bài hát của dân tộc tôi, bài ca nghèo đói khi chúng tôi di cư…
- Được rồi, anh tiếp đi.
- Chúng tôi đã tìm thấy đồng lúa mì hoang, chúng tôi đã vượt qua được.
- Anh đói rồi đúng không?
- Sao cô biết?
- Tôi còn đây, mì tôm thượng hạng.
Tôi tìm cách đưa cho Ivan một phần hai gói mì tôm còn lại. Đó là thức ăn cuối cùng mà tôi có. Tôi dặn Ivan ăn một chút thôi, để giành nó, cả nước uống cũng vậy, phải tích trữ phòng khi có sự cố. Ivan không ăn vội, anh ta hỏi tôi.
- Đây là những gì cuối cùng cô có, phải không Vy?
- Đúng rồi Ivan.
- Sao cô không để nó cho mình?
- Tôi tin là sẽ có người đến đây đúng lúc chúng ta cần.
- Nhưng nếu họ không đến?
- Dân tộc anh đã gặp cánh đồng lúa mì cơ mà Ivan.
- Cô thật tốt Vy, nhưng tôi để nó ở đây.
- Làm gì?
- Kỉ niệm.
- Cái gì? Mì tôm mà
- Nó là cả một tấm lòng.
- Anh làm tôi cảm động quá.
- Cô sinh ra trong gia đình như thế nào?
- Bố mẹ tôi là nông dân, chúng tôi ở vùng đồi núi, hầu như chúng tôi thiếu lương thực. Cả người và thú cưng đều ăn không đủ no cho đến khi chúng tôi ra thành phố kiếm tiền để mua lương thực thì mọi thứ đã được cải thiện. Trước đây chúng tôi tìm mọi cách để trồng lúa mà không biết được làm có tiền là mua được lúa. Thật khổ như thế đấy.
- Và ai cũng nhường phần ăn của mình cho người khác.
- Người già, em nhỏ… sau đó đến những người khác. Như anh cũng được xếp vào nhóm người già và trẻ nhỏ.
- Tôi không hiểu.
- Anh nghĩ xem, chúng tôi biết ơn người già vì họ đã sinh ra và dạy bảo chúng tôi. Chúng tôi nhường trẻ em vì đó là tương lai của chúng tôi.
- Nhưng còn tôi?
- Anh là người nước ngoài. Anh đã đến đất nước chúng tôi cho thấy rằng anh yêu đất nước này. Và điều đó khiến chúng tôi biết ơn anh vì đã yêu quý đất nước chúng tôi, anh là khách ở đây…
- Minh Vy, thật cảm động quá đúng không.
Tôi ngồi dựa lưng vào tường. Cơn đói khiến đôi tay tôi không muốn nhấc lên nữa. Ivan vẫn gõ bài ca du mục. Nó khiến tôi càng đói hơn. Không thể cứ ngồi mãi ở đây. Nếu lực lượng cứu hộ không đến kịp thì chúng tôi sẽ chết. Tôi hé cánh cửa nhìn ra bên ngoài. Con đường vắng lạnh, một vài cánh chim chao nghiêng nhìn xuống. Quấn tấm khăn gần như kín mặt, tôi gượng dậy đi xem một số nhà bỏ hoang. Tôi chạm bàn tay vào vài cánh cửa nhưng đã không mở chúng. Tôi có thể tìm được thức ăn ở trong ấy nhưng nếu họ quay về sẽ gặp khó khăn. Đây rồi, căn nhà cuối phố có biển cát tông dòng chữ “nhà còn ít đồ dùng phía phòng khách….” Tôi đẩy cửa vào. Ivan ư, sao ở căn nhà này lại có ảnh của Ivan? Chỉ đủ để thắc mắc chỉ thế, không hơn. Tôi lấy một vài thứ, trên đường trở về phòng trọ, Ivan đã đứng chờ tôi.
- Tôi nghĩ, mình không nên ở trong đó nữa…
- Anh ổn chứ?
- Tôi sẽ đi.
- Vì sao?
- Tôi đã nghe cơn sốt, tôi phải tìm một nơi nào đó để trú chân tạm thời, tôi không muốn thứ quái quỷ này sẽ sang người cô.
- Ivan, bình tĩnh nào. Anh theo tôi về nhà, hãy nghe lời tôi, chúng ta sẽ tìm thấy đồng lúa mì, anh hiểu không?
- Vy, đây là cái chết chứ không phải đói.
- Cái chết cũng như đói thôi, cha tôi bảo, đói cũng là căn bệnh. Nếu không có ăn cũng chết, bị bệnh không chữa trị cũng chết. Đi nào, hãy chữa cái đói trước.
Tôi bón một vài thứ ăn được cho Ivan. Nước mắt anh ta chảy xuống má. Lúc này trông Ivan như một đứa trẻ. Tôi thích cảm xúc này ở đàn ông. Trong những lúc như thế, nước mắt đáng tin cậy. Tôi định hỏi Ivan về một số chuyện, kể cả bức ảnh Ivan được treo trên tường ngôi nhà đã để lại một ít thực phẩm cho chúng tôi. Nhưng lúc này, chuyện đó chẳng phù hợp. Tôi phải chuẩn bị một số thứ để giúp Ivan và cả mình trong trường hợp nguy cấp.
Một vài thông tin chia sẻ trên internet khá hữu dụng, khi tôi áp dụng nó cho Ivan bằng một số thứ thuốc mua ở tiệm và một vài thảo dược kiếm được. Nhờ đó tôi đã cắt được cơn ho cho Ivan và giúp anh ta dần hồi phục trở lại. Chúng tôi đã được chia sẽ thức ăn từ một vài người đưa tới. Không thể hình dung họ như thế nào, chỉ có thể nhìn vào lòng tốt của nhau. Đó là động lực giúp chúng tôi bám trụ trong mùa dịch. Chúng tôi cũng giúp đỡ được vài người xung quanh khi chúng tôi tìm được họ. Ivan thận trọng.
- Vy, tôi như thế liệu đã khỏi bệnh chưa?
- Tôi không biết, nó chưa từng xuất hiện trong giáo trình ngành Y.
- Vì sao cô không bị lây nhiễm?
- Tôi không biết, có thể đã có nhưng chúng ta chưa nhận thấy. Cũng có thể là chưa, cũng có thể là không…
- Được rồi, tôi muốn mình an toàn đã mới giúp được người khác, nếu không mình sẽ làm điều không tốt cho họ.
Chúng tôi đi vài nơi trong khu vực bị phong tỏa. Điều này vi phạm với quy tắc. Nhưng chúng tôi không thể ngồi yên khi có người cần sự có giúp đỡ của chúng tôi. Không thể bỏ mặc nhau trong khốn khó, nhất là giữa ranh giới sự sống và cái chết. Chúng tôi trở lại ngôi nhà có treo tấm ảnh Ivan. Thật kì lạ, bức ảnh không còn ở đó nữa. Một phụ nữ đang trong tình trạng rất yếu. Ivan khẩn khoản.
- Nghe tôi này, Still alive?
- Ivan, chị ta đang ốm, không sống bình thường được.
- Tôi hiểu rồi.
- Chúng ta phải làm gì, Minh Vy.
- Hôm anh trong tình trạng như thế, chúng ta đã làm gì?
- Tôi hiểu rồi.
Tôi cho người phụ nữ uống một vài thứ thuốc. Ivan đi ra vườn, thật may mắn. Trong khu vườn nhỏ có trồng một ít thảo dược. Chúng tôi đun lên bếp, cho người phụ nữ uống một ít nước ấm và xông hơi.
- Ivan, anh ra ngoài đi, tôi cần thay đồ cho chị ấy .
- Mình cô liệu có ổn không?
- Có gì tôi sẽ gọi.
Ivan kéo tấm màn lại. Anh ta cẩn trọng đứng gần để hỗ trợ tôi. Still alive? Ivan thi thoảng lại hỏi. Tôi đáp, sống bình thường rồi. Anh ta gõ lên tường bài ca du mục.
Truyền hình thông tin, có chính sách cho người về quê, kể cả người nước ngoài. Tôi nói với Ivan. Đây là cơ hội hiếm có, anh về đi… Ivan nhún vai nhìn tôi.
- Ở đâu có tình yêu thì có sự sống, có quê hương.
- Anh không về?
- Cô về không? Về quê, nó rất gần, tôi ở xa quá, tôi muốn ở lại đây. Đằng nào mọi thứ cũng giống nhau, em gái tôi đã thông tin cho tôi biết, ở chỗ họ cũng như nơi chúng ta ở. Hãy để thời gian giúp đỡ mọi người và tiết kiệm mọi thứ…
- Được rồi Ivan, tôi hiểu.
Gia đình tôi báo tin, chỉ vài ngày sau số điện thoại thường trực gọi cho tôi. Họ thông báo về thời gian và địa điểm xe đón tôi về quê. Tôi đùa với Ivan.
- Hai ngày nữa tôi về, Ivan…
- Vy cho tôi đi cùng, được không?
- Đây là phương tiện hỗ trợ, mọi người được đưa về theo danh sách đăng kí trước.
- Tôi hiểu rồi, nếu có cơ hội chúng ta gặp nhau.
- Ở đâu. - Đồng lúa mì.
Tôi cười một hồi sảng khoái. Still alive? Ivan cũng cười Still alive! Tôi nói với Ivan là tôi không về nữa, tôi ở lại thành phố. Và tôi tin, chúng tôi sẽ tìm thấy đồng lúa mì trong bài hát của Ivan.
Cha tôi điện thoại, kế đến là mẹ tôi và em trai. Tôi biết việc quyết định ở lại thành phố lúc này làm gia đình lo lắng. Rất nhiều người khăn gói về quê. Tôi chọn ở lại thành phố. Những khu cách ly tập trung là nguồn lây lan dịch bệnh, nó khiến nhiều người lo lắng, dè chừng. Nhưng tôi biết, trong tình thế ấy chỉ có thể làm như thế. Ứng phó với sự việc mới con người cần phải có thời gian.
Những ngày giam mình ở trong phòng khiến tôi hiểu ra rằng đó không phải là hành động tốt. Chúng tôi có thể bị chết đói nếu không ai phát hiện được chúng tôi. Mọi việc đã quá tải, có nơi đã buông tay. Chúng tôi đã cẩn trọng hơn trong việc giúp đỡ người khác, đồng thời chúng tôi có kinh nghiệm hơn. Điều ấy đồng nghĩa với nhiều người được giúp đỡ.
Ivan có sức khỏe, nhanh nhẹn và nhiệt tình. Việc làm của anh khiến tôi cảm phục. Có hôm ngồi cạnh nhau, tôi hỏi Ivan học ngành gì? Ivan bảo, tôi không được học hành tử tế. Cái ghế nhà trường mất rất nhiều thời gian của một con người. Ivan bảo rằng: chỉ một số người mới cần học tập suốt đời, số còn lại chỉ học những thứ mà anh ta sẽ làm. Việc học tập từ bậc tiểu học đến bậc cao hơn và sau đó học rất nhiều thứ bắt buộc máy móc cũng giống như nhà tù. Anh ta chứng minh cho tôi điều vừa nói.
- Cô thấy không, qua chuyện này, tôi học cô và giờ đã trở thành một y tá. Trong vòng hai tuần lễ…
- Và y tá Ivan chỉ chữa mỗi dịch bệnh.
- Đó chẳng phải là mơ ước của nhân loại bây giờ sao.
Tôi cười, Ivan có lý. Hôm chủ nhật chúng tôi trở lại thăm nom một số người. Họ đã dần bình phục. Và trong số họ có người đã hỗ trợ được cho người bên cạnh mình. Thì ra thành phố yên ắng chỉ bởi không ai ra ngoài. Có lúc tôi nghĩ, chỉ có tôi ở đây và Ivan ở phòng bên cạnh. Cảm giác đó khá tệ, khi một trong hai chúng tôi biến mất. Giờ đây nó ra khỏi đầu tôi. Và chúng tôi, rất nhiều người ở thành phố này quen với câu nói của Ivan - vẫn sống bình thường chứ “Still alive?”. Người đàn bà ở ngôi nhà mà chúng tôi đến ở cuối dãy phố đã treo tấm ảnh ở chỗ cũ. Lần này thì Ivan nhìn bức ảnh trên tường, anh ta liếm môi, mắt đá về phía tôi nhưng vẫn không nói gì. Tôi nhìn anh ta khiêu khích.
- Nào Ivan, nó được treo trước khi anh tự phong là một y tá?
- À điều này…
- Không sao cả, nếu nó là bí mật của anh.
- Chẳng phải là bí mật gì đâu, tôi làm việc ở một lĩnh vực ít người biết đến, nhất là ở những quốc gia những vấn đề xã hội đang phát triển.
- Vấn đề xã hội.
- Đúng thế, tôi có một vài hoạt động xã hội.
Chỉ thế, Ivan ra phía vườn. Người đàn bà mỉm cười khi nhìn về phía tôi.
- Cô quen được anh ta, đó là một vinh hạnh. Người đàn bà nói.
- Vinh hạnh ư?
- Anh ta là một trong những người nổi tiếng của phong trào chống phân biệt chủng tộc, chống sự kì thì của cộng đồng đối với bệnh nhân AIDS và bất bình đẳng về giới…
- Sao cô biết được những thứ đó?
- Nghề của tôi mà.
Sau lần ấy, tôi vẫn không có khái niệm mới gì về Ivan. Thực ra Ivan trong tôi như thế là đã hay ho rồi. Và chính tôi, cũng có sự kiêu hãnh về mình. Trong cuộc sống, không ai là bé nhỏ, cũng chẳng có người lớn lao. Mỗi người cống hiến theo cách của mình. Và khoảng thời gian vừa qua, chúng tôi ngang bằng nhau. Ivan hay nhìn tôi rồi cười tủm tỉm, điều này khiến tôi tò mò.
- Anh định ở lại đây đến bao lâu?
- Tôi sẽ tìm cách để gia hạn hộ chiếu.
- Cũng có thời gian mà.
- Rồi lại gia hạn. Như vừa rồi.
- Như vừa rồi. Anh đã gia hạn...
- Tôi đã gia hạn trước cuộc sống. Đáng lúc ấy, tôi sẽ chết vì dịch bệnh. Nhưng tôi đã gặp cô và tôi đã được giúp đỡ. Có đúng không, cô đã đóng dấu để cho tôi tiếp tục sống…
- Đây, Ivan tiếp lời, khi anh ta lấy từ túi mình một phần hai gói mì tôm tôi đưa cho anh từ rất lâu. Vy, mì tôm này, với tôi nó rất đặc biệt.
- Ôi Ivan, anh vẫn cất giữ nó ư?
- Thú thật, trong lúc đó tôi nghĩ, nếu mình chết. Và có lúc tôi nghĩ mình sẽ chết thì tôi sẽ nắm chặt trong tay kỉ vật này. Nó là thức ăn của một cô gái Việt Nam, một công nhân làm nghề may mặc, nó là sự sống của cô ấy. Cô ta đã cho tôi sự sống của mình… tôi không thể ăn sự sống của cô ấy, có chết thì tôi cũng giữ kỉ vật này, tôi sẽ giữ sự sống của cô…
Tôi nhận thấy Ivan mím môi thật chặt, lần này anh còn khóc nữa. Ivan ôm ghì lấy tôi và hát bài hát của dân tộc mình, về những người di cư đi tìm sự sống…
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp - "Cây đại thụ" của làng truyện ngắn Việt Nam Ngày 20/3/2021, "cây đại thụ" trong làng truyện ngắn Việt Nam - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời, để lại sự tiếc thương vô ... |
Tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh virus corona mới cho hơn 40 ngàn công nhân Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, trong 2 ngày 06-07/2/2020, Liên ... |
Truyền thông công đoàn: Tận dụng công cụ truyền thông mạng xã hội Facebook Truyền thông công đoàn hiện nay hướng tới tận dụng lợi thế của công nghệ để truyền tải được nhiều nhất với chất lượng tốt ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:08
Lô xe Omoda C5 đầu tiên cập bến Việt Nam, ra mắt vào ngày 26/11
Lô xe Omoda C5 đầu tiên đã cập cảng để chuẩn bị cho chương trình ra mắt vào ngày 26/11, được nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia.
Kinh tế - Xã hội - 23/11/2024 11:01
Range Rover Velar 2025 ra mắt Việt Nam với 7 phiên bản
Mẫu SUV hạng sang Range Rover Velar 2025 đã chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam với nhiều nâng cấp đáng giá. Xe được cung cấp với ba phiên bản chính là S, Dynamic SE và Dynamic HSE, đi kèm hai tùy chọn động cơ xăng và một tùy chọn hệ truyền động plug-in hybrid.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.