Đường về quê vời vợi xa xăm
Cà phê tối - 04/10/2021 22:37 Hà Phan
Bước đường cùng của một nữ công nhân Tuyệt đối không tụ tập đông người nơi công cộng Một ý tưởng nhân văn cao đẹp |
Những người dân Phú Yên đầu tiên được đón về quê trong làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4 |
An Giang, Bến Tre đang làm tương đối tốt. Nhiều tỉnh đón rồi lại muốn ngưng và khi số lượng lên hàng chục ngàn họ đã bảo không chịu nổi cùng những lý do muôn năm cũ. Anh em các chốt đã thông cảm, nơi dân đi qua cũng chung tay phụ giúp bà con khó khăn, chẳng lẽ về đến cửa nhà lại khó khăn sao? Tôi biết không ít nơi có điều kiện, gần hơn Phú Yên nhưng đón bài bản, từ từ, có lộ trình như xứ "hoa vàng trên cỏ xanh" họ lại không làm!
Họ phải chờ cho bà con bất chấp nắng mưa, vất vả, nhọc nhằn, có người đi bộ, vợ bầu bì 8 tháng ngồi sau xe đạp cho chồng gò lưng đạp về mới vội vàng ứng phó! Họ để đến lúc dân tỉnh nhà không còn trụ nổi ở Sài Gòn, Bình Dương, 4 tháng vật vã với dịch bệnh trong những phòng trọ tồi tàn, tiền chỉ còn đủ cầm hơi mới ra tay. Việc làm chưa biết khi nào có, cái khổ, cái thiếu đã thấm sâu từng ngày, nỗi nhớ nhà, cha mẹ quê nhà đã lên tới đỉnh điểm... Không về thì dân "đâm đầu" vào đâu?
Hàng chục ngàn người có xe máy dùng xe máy, không có thì đạp xe, thậm chí đi bộ. Cả những bà mẹ sắp đến ngày sinh, không thiếu những em nhỏ lếch thếch theo cha mẹ trên đường xa... đủ để chứng minh rằng những kêu gọi suông, những hứa hẹn ở thì tương lai, những tháng ngày dài không có lối về thì dòng người vẫn lũ lượt kéo nhau về quê bất chấp can ngăn, mời gọi ở lại không có gì lạ. 4 tháng và nhiều lần như vậy quá đủ để nhiều nơi làm như Phú Yên nhưng họ không làm!?
Để tiếp nhận, cách ly và xét nghiệm, lo ăn ở cho hàng chục ngàn người thì mỗi tỉnh khó dưới chục tỷ. Trong khi quê không muốn về thì Sài Gòn, Bình Dương cũng chẳng thích bà con đi vì nỗi lo thiếu hụt lao động sắp tới rất rõ ràng. Doanh nghiệp cũng đang cuống cuồng tìm đủ người làm để mở cửa hoạt động lại.
Thế thì tại sao ba bên không cùng nhau gánh vác mỗi nơi một phần hỗ trợ cho bà con ở tại chỗ, ví dụ như giúp người 2 - 3 triệu để họ trụ thêm 1 - 2 tuần nữa rồi đi làm kiếm sống? Không phải ai cũng sẽ đồng ý nhưng tôi tin nhiều người nếu được hỗ trợ tốt, kịp thời “tiền tươi thóc thật” sẽ chọn ở lại và chờ mở cửa rộng, công việc nhiều, thu nhập dễ hơn.
Đây là nhận định của PGS.TS Nguyễn Đức Lộc - nhà nghiên cứu Nhân học và Xã hội học, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đời sống xã hội: "Khi ở lâu trong 4 bức tường, nhóm này chịu áp lực tâm lý lớn. Cùng với đó là tình trạng thiếu ăn, cạn kiệt tiền mặt. Các gói hỗ trợ tài chính không đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và nhu cầu gắn kết tình thân là nhu cầu tột bậc khiến họ nhất quyết về quê.
Khuôn mẫu hành vi của nhóm yếu thế là không đối đầu trực diện, nhưng họ luôn có hành vi khó đoán trước, ví dụ như bất ngờ đông người tụ tập, ùn ùn kéo về cửa ngõ. Nếu chặn hết cửa ngõ và nhất quyết không cho nhóm này rời TP Hồ Chí Minh, họ thậm chí có thể ra đường ở chứ không ở trong khu trọ. Đó là những kịch bản hoàn toàn có thể lường trước. Tình thế này giống như nồi áp suất đang căng. Giải pháp là phải xì van cho người dân bình tĩnh lại".
“Xì van” thế nào, đón tiếp ra sao để người về ấm lòng, người tại nơi cũng không lo dịch bệnh lan truyền là bài toán chung cần giải gấp cho các tỉnh để chúng ta “sống chung với Covid” an toàn. Không thể cấm đoán và ngăn cản bà con về nhà, quê hương bản quán của họ. Việt Nam đã đón hàng trăm ngàn người về nước trong đợt dịch khốc liệt nhất ở Âu, Mỹ hơn 1 năm trước thì tại sao ngay trên đất nước mình lại từ chối dân mình?
Chống dịch kiểu đóng cửa thủ thân, đẩy khó khăn cho dân chúng và địa phương khác thì cực kì khó để cho rằng đó là cách đúng hay bảo rằng hay. An toàn cho mình những khó nhọc cho dân có khi lại là “thành tích ngược”. Nên xem Phú Yên và tham khảo cách họ làm, vẫn trọn nghĩa vẹn tình với gần 20.000 đồng bào và đâu có bùng dịch, tỉnh nhà vẫn an toàn và mai đã trở lại "bình thường mới"!
Muôn nẻo hồi hương Ngay khi TP. HCM “nới” giãn cách, một số ngả đường ra khỏi thành phố đã kẹt cứng người về quê. |
“Còn nhiều thách thức nhưng ánh sáng đã xuất hiện” Đó là đánh giá của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trong lời phát biểu mở đầu Hội nghị tiếp xúc trực tuyến của Đoàn ... |
Phép thử “giật cục” đêm Trung thu trên đường phố Hà Nội Những ý kiến trái chiều, chê bai, chế giễu và thậm chí cả mắng mỏ cũng không ít xoay quanh việc người Hà Nội đổ ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.