Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư
Đời sống - 17/04/2024 21:30 HẢI YẾN
Cụ thể, lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 sẽ bao gồm: 70% là lương cơ bản và 30% là phụ cấp. Ngoài ra còn có thêm quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.
Theo đó, 8 khoản phụ cấp giáo viên được nhận từ 1/7/2024 bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp lưu động, phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.
4 khoản phụ cấp giáo viên bị bãi bỏ từ 1/7/2024 bao gồm phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, phụ cấp công vụ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm.
Cách tính lương mới của giáo viên từ ngày 1/7/2024 |
Phụ cấp thâm niên có ý nghĩa với thầy cô gắn bó lâu năm
Thầy giáo Nguyễn Văn Soái –phụ trách bộ môn Ngữ văn – Giáo dục công dân Trường THCS Đại Hợp (Hải Phòng) đã có 23 năm gắn bó với nghề. Mức lương hiện tại thầy Soái đang hưởng là 10,7 triệu đồng/tháng.
Trước thông tin phụ cấp thâm niên là một trong 4 khoản phụ cấp của nhà giáo bị bãi bỏ từ 1/7/2024, thầy Soái cũng như nhiều thầy cô trong trường không khỏi băn khoăn. Bởi thu nhập bị ảnh hưởng là một phần, nhưng phụ cấp thâm niên còn là sự ghi nhận quá trình gắn bó với nghề của các thầy cô trong suốt quá trình công tác.
“Trong mức lương hằng tháng được nhận là 10,7 triệu đồng thì phụ cấp thâm niên của tôi là 20% tương ứng với số tiền 1,5 triệu đồng”, thầy Soái cho biết.
Số tiền từ phụ cấp thâm niên theo thầy Soái là không nhiều so với mức tăng chi phí sinh hoạt hiện tại, nhưng đó lại là sự động viên để thầy cô thêm tự hào với nghề. Theo thầy Soái, đây là công việc quá nhiều áp lực nhưng lại chưa có cơ chế đặc thù cho giáo viên.
Chương trình giáo dục mới, giáo viên phải tự đổi mới cách dạy để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học. Áp lực vô hình từ gia đình cũng như xã hội khiến nhiều thầy cô không muốn gắn bó với công việc.
“Chúng tôi mong muốn có một sự tính toán lại. Chưa bàn đến việc thu nhập sẽ thay đổi như thế nào từ ngày 1/7/2024, tôi cũng như đồng nghiệp trong trường đều thấy tiếc nuối khi sắp tới bỏ phụ cấp thâm niên”, thầy Soái bày tỏ nguyện vọng.
Cô Đào Thị Tám mong mỏi có chế độ phù hợp cho giáo viên nếu bỏ phụ cấp thâm niên. Ảnh: NVCC |
Cô Đào Thị Tám - Trường Mầm non Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đang hưởng phụ cấp thâm niên 24 năm công tác với số tiền hơn 1 triệu đồng/ tháng. Mức lương cô hiện đang hưởng hằng tháng là hơn 11 triệu đồng, đã bao gồm cả phụ cấp và công tác phí.
Bày tỏ tiếng nói từ cơ sở, cô Tám trao đổi, cải cách tiền lương giáo viên mục đích là để nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó, giáo viên có động lực và yên tâm công tác, cống hiến để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Việc bỏ phụ cấp thâm niên, xếp lương theo vị trí việc làm, nếu không đảm bảo được mức lương tối thiểu như hiện tại các thầy cô đang hưởng sẽ gây ra một sự thiệt thòi lớn.
Đồng quan điểm với thầy Soái, cô Tám cũng mong mỏi một chính sách bù đắp phù hợp nếu bỏ phụ cấp thâm niên.
“Không chỉ liên quan đến phụ cấp mà chúng tôi còn băn khoăn về cách tính lương mới. Vấn đề lương cho giáo viên vẫn là vấn đề nóng bởi công việc vất vả nhưng thu nhập chưa tương xứng. Nhiều giáo viên mới đi làm nhận mức thu nhập 3,2 triệu đồng/ tháng, nếu chế độ đãi ngộ không tốt, rất khó để giữ chân các thầy cô”, cô Tám chia sẻ thực trạng.
Giáo viên mầm non là công việc vất vả nhưng mức thu nhập lại thấp. Ảnh: Công đoàn Trường Mầm non Mỹ Trung |
Lương giáo viên sau cải cách không thấp hơn tiền lương hiện hưởng
Bộ Nội vụ cho biết, Khoản 3 Mục III Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã nêu: "Thực hiện chuyển xếp lương cũ sang lương mới theo nguyên tắc bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng".
Theo đó, Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới (trong đó có chế độ tiền lương đối với đội ngũ giáo viên) trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định để thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW từ ngày 1/7/2024.
Nói về lương giáo viên từ ngày 1/7/2024, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định, trong thời gian tới, khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27 về cải cách tiền lương, đặc biệt quán triệt Nghị quyết 29 của Trung ương. Theo đó, lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.
Đánh giá về chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên, lãnh đạo Bộ Nội vụ khẳng định: Tuy tiền lương đối với đội ngũ nhà giáo đã được Nhà nước ưu đãi nhưng vẫn còn thấp so với nhu cầu thực tế của cuộc sống.
Tiền lương chưa tạo được động lực để giáo viên tâm huyết gắn bó với nghề nghiệp; chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng gắn với chất lượng, hiệu quả công tác của nhà giáo...
Mời độc giả lắng nghe chia sẻ của đồng chí Nguyễn Ngọc Ân - Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, trong chương trình Talk Công đoàn: Nhà giáo bỏ nghề, có phải thực sự chỉ vì lương thấp? Chương trình nằm trong series TALK CÔNG ĐOÀN của Tạp chí Lao động và Công đoàn. |
Đà Nẵng ra mắt nghiệp đoàn các lớp mầm non độc lập Nghiệp đoàn các lớp mầm non độc lập đầu tiên tại Đà Nẵng vừa được ra mắt vào tối 15/4, với 117 đoàn viên. |
Lên TV mua cũng không có nhà giá rẻ! Hàng loạt chủ trương đã được công bố; rất nhiều quyết tâm đã được đưa ra và không ít chính sách hỗ trợ công nhân, ... |
Tim Cook, cà phê trứng và Rap Sự xuất hiện của CEO Apple tại Hà Nội gây sốt tại các cộng đồng công nghệ trong hai ngày hôm nay. Thú vị, lịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.