Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên
Hoạt động Công đoàn

Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên

Hà Vy
Tác giả: Hà Vy
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, không ít địa phương có cảng biển còn lúng túng trong việc xử lý tình huống tàu vận tải biển cập cảng có thuyền viên mắc Covid-19.
Doanh nghiệp bất động sản vượt khó phát triển bất chấp đại dịch Covid-19 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 Công đoàn với việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp
Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên
Đại Dương Sea - con tàu có thuyền viên mắc Covid-19 được tỉnh Long An tiếp nhận chậm trễ

Thuyền viên mắc Covid-19 cập cảng, hai ngày sau mới được đưa đi điều trị

Để vừa giúp vận tải biển thông suốt trong mùa Covid-19, vừa phòng, chống dịch xâm nhập từ đường biển, nhiều địa phương ven biển đã chủ động các phương án ngăn ngừa, nhất là đối với các con tàu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn không ít địa phương lúng túng khi phát hiện những con tàu có thuyền viên nhiễm Covid-19.

Câu chuyện tỉnh Long An gửi công văn cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xin lỗi và thừa nhận đã “lúng túng” tiếp nhận, cách ly và điều trị thuyền viên tàu Đại Dương Sea mắc Covid-19 là một ví dụ. Ngày 24/4/2021, tàu Đại Dương Sea với 18 thuyền viên đi từ cảng Sampit, Indonesia về cảng ở Long An.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Long An đã nhờ CDC Vũng Tàu phối hợp lấy mẫu xét nghiệm trước khi cho tàu nhập cảnh. Kết quả xét nghiệm cho thấy có 12/18 thuyền viên tàu dương tính với SARS-CoV-2.

Lý giải cho việc thuyền viên mắc Covid-19 phải ở trên tàu đến 2 ngày mới được làm thủ tục xét nghiệm, tỉnh Long An cho biết, lực lượng phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh phải ứng phó dịch bệnh từ nhiều phía nên chưa chú trọng tới nguy cơ dịch Covid-19 từ biển. Bên cạnh đó, tỉnh cũng chưa sẵn sàng lực lượng và cơ sở vật chất để tiếp nhận điều trị và cách ly cho các thuyền viên trên tàu vì đây là tình huống đầu tiên.

Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên
Thuyền viên tàu Đại Dương Sea được đưa đi cách ly, điều trị

Hai ngày phải neo đậu ở Phao số 0, không được chữa trị, cách ly, những thuyền viên trên tàu bắt đầu bất ổn và lo lắng. Sau công văn đề nghị hỗ trợ tiếp nhận điều trị, cách ly y tế đối với các thuyền viên trên tàu Đại Dương Sea của tỉnh Long An, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý tiếp nhận và điều trị cho các thuyền viên mắc Covid-19 vì lý do nhân đạo.

Ban đầu, tàu Đại Dương Sea chỉ có 12 thuyền viên mắc Covid-19. Nhưng do tiếp xúc quá gần trên một con tàu trong thời gian khá dài, không may là năm trong số sáu thuyền viên bị cách ly cũng bị mắc Covid-19 sau đó ít ngày.

Một câu chuyện khác, đó là hồi tháng 7/2021, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Bình Thuận đã phải xin ý kiến Sở Y tế tỉnh về việc xử lý trường hợp tàu FAREAST HONESTY (Hong Kong) chuẩn bị nhập than vào Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thì phát hiện 3 thuyền viên mắc Covid-19. Tàu gồm 21 thuyền viên, chở 55.000 tấn than, xuất bến tại Indonesia ngày 8/7.

Theo Sở Y tế Bình Thuận, quy định về phòng, chống Covid-19 đối với tàu biển là trước khi cập cảng bốc dỡ hàng hóa, tất cả các thuyền viên trên tàu phải được xét nghiệm Covid-19. Trường hợp phát hiện các thuyền viên mắc bệnh thì yêu cầu tàu phải quay lại nơi xuất phát để thực hiện biện pháp phòng dịch, thay thế tất cả thuyền viên này, không được cập cảng.

Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên

Tàu FAREAST HONESTY đang neo đậu tại Phao số 0, Cảng Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, Bình Thuận - Ảnh chủ tàu cung cấp

Vào thời điểm đó, đại diện Suek AG (văn phòng tại Hà Nội) - chủ lô hàng nói trên cho biết yêu cầu của CDC Bình Thuận là quá khó khăn và không thể thực hiện được. Suek AG đề nghị CDC Bình Thuận lấy mẫu xét nghiệm để xác định chính xác số thuyền viên mắc Covid-19. Sau đó sẽ cách ly những người đã mắc Covid-19 và tiến hành xét nghiệm lại 3 lần đối với những thuyền viên còn lại, phun khử trùng toàn bộ tàu, cho phép tàu vào cảng dỡ hàng nếu không phát hiện trường hợp dương tính...

Trong trường hợp toàn bộ thuyền viên trên tàu mắc Covid-19, đơn vị đề xuất đưa toàn bộ những người này đi cách ly, sau đó phun khử trùng toàn tàu và chủ tàu sẽ thuê một đội thuyền viên mới tại Việt Nam để đảm nhận việc dỡ hàng...

Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận quan tâm, hướng dẫn Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 thực hiện đúng các quy định về phòng, chống và đảm bảo đủ nhiên liệu cho công tác sản xuất điện tại đây. Tuy nhiên, trong vụ việc này, Sở Y tế Bình Thuận vẫn không có phương án nào ngoài yêu cầu như cũ. Đại diện Sở Y tế cho biết, trừ khi thuyền viên trên tàu có sức khỏe nguy kịch, không chỉ là trường hợp do dịch COVID-19 thì địa phương sẽ có phương án đưa vào đất liền điều trị...

Nơi chủ động, nơi lúng túng, thiệt thòi thuộc về thuyền viên

Theo ông Lê Văn Thức - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống cảng nước sâu Cái Mép/Thị Vải mỗi ngày tiếp nhận hàng trăm tàu, thuyền ra vào nên nguy cơ bùng phát dịch rất cao. Do đó, Cảng vụ luôn chủ động các phương án phòng, chống dịch từ xa, nhất là đối với các tàu, thuyền nước ngoài vào ra các cảng biển.

Còn Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng - nơi quản lý cụm cảng biển lớn thứ hai Việt Nam và lớn nhất miền Bắc đã phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng (Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch) và các đơn vị liên quan (Hoa tiêu, đại lý, chủ tàu, doanh nghiệp cảng…) thống nhất các biện pháp phòng, chống dịch.

Câu chuyện tàu Tianjin Highway (quốc tịch Panama) có thuyền trưởng tử vong là một ví dụ. Tàu khởi hành từ Thái Lan chở 1.953 xe ô tô đến cảng Hải Phòng. Trong hành trình, thuyền trưởng người Bulgaria tử vong đột ngột. Mặc dù cực kỳ hoang mang, 23 thuyền viên còn lại vẫn tiếp tục hải trình hướng về phía Cảng Hải Phòng, với mong muốn chuyển giao được gần 2.000 xe ô tô theo đúng hợp đồng và đưa thi hài của thuyền trưởng lên bờ để về nước.

Lúng túng trong tiếp nhận, cách ly và điều trị Covid-19 cho thuyền viên
Thuyền viên được tiêm vắc xin phòng Covid-19

Ở thời điểm đó, dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát ở Việt Nam, mục tiêu phòng ngừa dịch từ ngoài vào được đặt lên cao nhất. Việc từ chối không cho tàu cập cảng làm hàng là rất dễ dàng với lý do vì sự an toàn. Nhưng Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng họp khẩn với các bên liên quan nhằm tìm các biện pháp cho tàu Tianjin Highway vào cảng Tân Vũ làm hàng.

Cuộc họp đã đi tới thống nhất: Nếu 23 thuyền viên trên tàu có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, sẽ đồng ý cho phép tàu cập cảng dỡ hàng rồi tiếp tục hành trình, còn thi thể thuyền trưởng vẫn phải bảo quản tại hầm lạnh trên tàu và chuyển theo tàu ra nước ngoài. 12 tiếng sau, mẫu xét nghiệm 23 thuyền viên cho kết quả âm tính, hàng hóa được phép bốc dỡ xuống cảng, nhưng thuyền viên không được rời tàu lên bờ. Chiều tối 8/4/2020, việc bàn giao hàng đã tiến hành xong, con tàu lại tiếp tục hải trình.

Nhờ chủ động các phương án phòng, chống dịch nên nhiều cảng biển ở Việt Nam vẫn đang mở cửa hoạt động với công tác phòng, chống dịch lây lan từ ngoài vào cảng, từ cảng lên tàu và từ tàu vào đất liền. Tuy nhiên, một số địa phương lúng túng trong tiếp nhận điều trị, cách ly y tế đối với các thuyền viên mắc Covid-19 khiến lực lượng lao động này không khỏi lo lắng, vừa có nguy cơ gia tăng số ca mắc trên tàu.

Cả năm trời lênh đênh trên biển theo những con tàu, thuyền viên đầy lo lắng bởi nguy cơ lây nhiễm Covid-19 có thể ở bất cứ cảng biển nào. Trong khi đó, nguồn cung vắc xin cho thuyền viên còn rất ít ỏi.

Việt Nam hiện có 47 nghìn thuyền viên đang có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn để làm việc trên tàu biển, trong đó có 10 nghìn thuyền viên đang hoạt động trên biển. Khi về Việt Nam, chi phí cách ly cho thuyền viên quá đắt đỏ, tạo gánh nặng lớn cho các chủ tàu.

Ngược với tình trạng 10 nghìn thuyền viên đang lênh đênh trên biển không được về bờ thì 37 nghìn thuyền viên đang ở trên bờ cũng không có cơ hội đi biển. Nhưng các chính sách hỗ trợ người lao động của Chính phủ đã không tới được với những thuyền viên đang bị thất nghiệp vì đại dịch. Mắc Covid-19, trở về quê hương và không được hỗ trợ kịp thời khiến nhiều thuyền viên chưa yên tâm làm việc.

Nỗi đau của người chồng mất vợ sau vụ tai nạn lao động Nỗi đau của người chồng mất vợ sau vụ tai nạn lao động

Anh Hoàng như “chết lặng” khi nghe tin vợ gặp nạn không qua khỏi. Người đàn ông ngoài 40 tuổi loạng choạng rồi khuỵu ngã ...

Cảm xúc ngày 20 tháng 11 Cảm xúc ngày 20 tháng 11

Ngày 20/11, thuở xưa hơn nửa thế kỷ trước (1958), thường được gọi là Ngày Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo. Còn từ 1982 ...

Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động

Tại buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cho người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh với sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo cho người lao động

Gắn bó hơn 12 năm cùng Partron Vina, anh Nguyễn Quốc Tuấn không chỉ đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Công đoàn xuất sắc mà còn là điểm tựa tin cậy cho đoàn viên. Bằng chiến lược phối hợp linh hoạt và tấm lòng tận tâm, công đoàn và doanh nghiệp đã cùng nhau kiến tạo môi trường làm việc an toàn, sáng tạo và đầy nhân văn.
Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Để công đoàn là chỗ dựa tin cậy của đoàn viên, người lao động

Trong bối cảnh sản xuất công nghiệp cạnh tranh khốc liệt, Công đoàn Công ty TNHH Fukang - Technology đã khẳng định vai trò “chỗ dựa tin cậy” cho hơn 3.000 đoàn viên, người lao động (NLĐ). Dưới sự dẫn dắt của đồng chí Nguyễn Xuân Dinh - Phó Chủ tịch Công đoàn, những hoạt động thiết thực, sát sao đã góp phần giữ vững ổn định sản xuất, nâng cao đời sống và gắn kết tập thể.
Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn tham gia xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Công đoàn không chỉ là tiếng nói, mà còn là nhịp cầu gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp. Tại Elmich, chị Nguyễn Thị Thư - Chủ tịch Công đoàn đã vận dụng linh hoạt vai trò này để kiến tạo văn hóa doanh nghiệp, từ mô hình “xanh - sạch - đẹp” đến chính sách phúc lợi thiết thực, góp phần đưa thương hiệu đồ gia dụng châu Âu ngày càng vững mạnh.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Xem thêm