Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
Người lao động

Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động

Sỹ Công
Tác giả: Sỹ Công
Tại buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cho người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh với sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) vừa qua, lãnh đạo Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam và Bệnh viện Tuệ Tĩnh đã có nhiều chia sẻ thẳng thắn.
Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: “Chưa có trong tiền lệ của ngành Y” Bệnh nhân viết đơn, yêu cầu Ban Giám đốc sớm trả lương cho y, bác sĩ
Quyền Giám đốc BV Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
Buổi làm việc của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam với lãnh đạo Cục, Vụ chức năng của Bộ Y tế và lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh. Ảnh NC

Từ ngày 3/11, Cuộc sống an toàn có loạt bài phản ánh “Hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh bị nợ lương”. Sự việc sau khi đăng tải đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, nhiều độc giả chia sẻ và đồng cảm với những khó khăn mà tập thế cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang gặp phải.

Chính vì vậy, ngày 19/11 vừa qua, buổi làm việc tháo gỡ khó khăn cho người lao động Bệnh viện Tuệ Tĩnh với sự có mặt của đại diện Tổng LĐLĐVN; cùng các Vụ, Cục chức năng của Bộ Y tế... đã được diễn ra. Tại buổi làm việc, các lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh và Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã có nhiều chia sẻ thẳng thắn.

“Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thiếu kế hoạch phát triển bệnh viện”

Nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh thời gian qua, đó là ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, bệnh viện hầu như không có bệnh nhân, không có nguồn kinh phí để chi trả tiền lương cho viên chức, người lao động và duy trì hoạt động dẫn đến sự việc nợ 50% lương của 153 người lao động.

Quyền Giám đốc BV Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Ảnh NC

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam ngoài nguyên nhân chính trên còn có nguyên nhân chủ quan đến từ lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh thiếu kế hoạch phát triển bệnh viện:

“Ban Giám đốc Bệnh viên Tuệ Tĩnh là đội ngũ lãnh đạo mới (Giám đốc được giao nhiệm vụ từ tháng 01/2021), nên gặp một số khó khăn và lúng túng trong xử lý công việc nội bộ đặc biệt vào đúng thời điểm đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 bùng phát.

Chưa tranh thủ được sự đồng thuận của lãnh đạo các khoa phòng; thiếu kế hoạch phát triển bệnh viện trong điều kiện dịch bệnh; Do ảnh hưởng của thời kỳ trước đây, còn có có tâm lý chưa chủ động, trông chờ sự hỗ trợ từ học viện, Bộ Y tế trong giải quyết những khó khăn về tài chính của đơn vị, chưa thực hiện triệt để một số nội dung, ý kiến chỉ đạo của học viện".

Lãnh đạo Bệnh viện Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Ảnh Sỹ Công

Đáp lại những đánh giá trên của lãnh đạo Học viện Y Dược học cổ truyển Việt Nam về tồn tại của Bệnh viện Tuệ Tĩnh trong năm 2021, ThS.DS Nguyễn Duy Thức, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Tuệ Tĩnh thẳng thắn chia sẻ:

“Khi tôi được thực hiện nhiệm vụ phụ trách bệnh viện từ ngày 01/01/2021 tình hình bệnh viện đã hết sức khó khăn. Từ năm 2019, khi bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ, bệnh viện đã không đủ nguồn thu để chi khoản chi thường xuyên và kéo dài sang cả năm 2020… Đến thời điểm này chúng tôi có thể hết tiền chi các hoạt động thường xuyên cho bệnh viện bất cứ lúc nào”.

Ông Thức cũng cho rằng công tác tổ chức và cơ cấu bệnh viện hết sức cồng kềnh (128 cán bộ trên 27 khoa, phòng) và “chưa từng thấy ở đâu như thế”.

Video: ThS.DS Nguyễn Duy Thức, Phó Giám đốc phụ trách Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ nỗi bức xúc

“Bệnh viện là đơn vị tự chủ nhưng khi tôi tiếp quản, tôi không có gì trong tay cả.Tôi không đồng ý với báo cáo của đồng chí Giám đốc học viện. Ban Giám đốc mới của bệnh viện cùng toàn thể cán bộ nhân viên đều rất cố gắng, bất chấp dịch bệnh, chúng tôi vẫn thực hiện công tác khám chữa bệnh và đào tạo. Ngay đầu năm 2021, chúng tôi đã có báo cáo học viên phương hướng phát triển bệnh viện tùy từng giai đoạn, từng quý, từng tháng đến tận 2025", ông Thức thẳng thắn nói.

Ông Thức lấy ví dụ về việc "không có gì trong tay" từ khi tiếp quản bệnh viện, bệnh viện chưa thành lập được quy chế tổ chức hoạt động, chưa thành lập được đề án vị trí việc làm, chưa có quy chế chi tiêu nội bộ…

"Tôi đề nghị, bệnh viện và học viện đều đang khó khăn chúng ta phải đoàn kết với nhau chứ không thể đổ trách nhiệm cho cấp dưới được”, ông Thức bức xúc.

Quyền Giám đốc BV Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
Một trong những cán bộ, nhân viên y tế bệnh viện Tuệ Tĩnh ngày mặc áo blouse trắng, tối phải làm thêm mưu sinh. Ảnh Sỹ Công

Từ những bất ổn nội bộ có thể thấy được này, một cán bộ công tác lâu năm tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh chia sẻ với Cuộc sống an toàn, người này lấy ví dụ về việc chống dịch Covid-19 thời gian qua, Bệnh viện Tuệ Tĩnh cũng chỉ nằm trong Ban phòng, chống dịch Covid-19 của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, mặc dù tính chuyên môn thì bệnh viện phải là chủ thể đứng trên.

Vì vậy, lãnh đạo bệnh viện dù mong muốn lo cho người lao động thì cũng phải “bất lực” bởi vì bệnh viện đã tự chủ nhưng bộ máy lãnh đạo bệnh viện còn phụ thuộc vào các quyết định, chỉ đạo của Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam.

Đề xuất cho Bệnh viện sớm được dừng thực hiện tự chủ chi thường xuyên

Nói về lý do tại sao Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại là bệnh viện hạng 2 duy nhất trên cả nước áp dụng cơ chế tự chủ về tài chính. PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết:

"Mục đích tự chủ là để bệnh viện phát triển với cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực con người chất lượng cao nên bệnh viện đã xin tự chủ. Tuy nhiên, tất cả các vấn đề tự chủ năm 2019 có nhiều yếu tố chúng tôi không đánh giá được, chưa chuẩn bị một cách kỹ càng nhất về nhân lực vật lực và quan trọng nhất là tài chính. Do vậy, khi tự chủ thường xuyên sẽ này sinh 2 vấn đề: chi thường xuyên tăng vọt, lương".

Quyền Giám đốc BV Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
PGS.TS Phạm Quốc Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (trái) và PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam (phải). Ảnh Sỹ Công

Từ đó, PGS.TS Nguyễn Quốc Huy, Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đề xuất: “Việc tạm dừng tự chủ sẽ giúp cho bệnh viện giải quyết được những khó khăn trước mắt, ổn định đời sống cho nhân viên y tế tập trung phát triển chuyên môn phục vụ người bệnh.

Chúng tôi đề xuất cho Bệnh viện sớm được dừng thực hiện tự chủ chi thường xuyên, được chuyển đổi từ loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi thường xuyên sang loại hình đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi thường xuyên”.

Quyền Giám đốc BV Tuệ Tĩnh “bất lực” vì chưa đủ thẩm quyền để lo cho người lao động
Đồng chí, Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam. Ảnh NC

Đồng chí, Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng liên Đoàn lao động Việt Nam, chủ trì buổi làm việc đã tiếp nhận đề xuất tạm dừng tự chủ của bệnh viện để tháo gỡ khó khăn trong giai đoạn hiện tại. Đồng thời, ông Hiểu cũng yêu cầu các bên gồm Tổng Liên đoàn, Bộ Y tế, Học viện, Bệnh viện, cần có văn bản kiến nghị Bộ Tài chính, Chính phủ về những khó khăn của Bệnh viện Tuệ Tĩnh để được tháo gỡ.

Dù giải pháp đã được đưa ra. Nhưng. Câu hỏi dư luận đặt ra nhiều ngày qua vẫn chưa được Ban Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền giải đáp.

Vì sao cùng được ký hợp đồng lao động với Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nhưng 128 cán bộ, nhân viên y tế (là viên chức cơ hữu) Bệnh viện Tuệ Tĩnh lại không được trả đủ 100% tiền lương còn cán bộ, nhân viên y tế của Học viện lại được chi trả đầy đủ?

Cuộc sống an toàn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này!

Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: “Chưa có trong tiền lệ của ngành Y” Vụ Bệnh viện Tuệ Tĩnh nợ lương: “Chưa có trong tiền lệ của ngành Y”

Liên quan đến vụ việc hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền ...

Bệnh nhân viết đơn, yêu cầu Ban Giám đốc sớm trả lương cho y, bác sĩ Bệnh nhân viết đơn, yêu cầu Ban Giám đốc sớm trả lương cho y, bác sĩ

Đồng cảm với những người thầy thuốc tại Bệnh viện Tuệ Tĩnh đang bị nợ lương nhiều tháng qua, hàng chục bệnh nhân đã làm ...

Nữ điều dưỡng ngày mặc áo blouse trắng, tối phải đi bán... rau Nữ điều dưỡng ngày mặc áo blouse trắng, tối phải đi bán... rau

Gần 6 tháng qua, hàng trăm cán bộ, nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (thuộc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm