Lịch sử không phải là truyền thuyết
Cà phê tối - 23/04/2022 13:42 PHẠM XUÂN DŨNG
Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận Lễ giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến ở huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là di sản phi vật thể. Ảnh: Báo Bà Rịa - Vũng Tàu |
Ở bài viết này, chúng tôi xin phép chưa bàn đến việc dạy môn Lịch sử trong nhà trường mà chỉ bàn về việc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa quyết định công nhận Lễ giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến ở huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) là di sản phi vật thể đã khiến dư luận, nhất là giới sử học hết sức băn khoăn, e ngại và có nhiều ý kiến phản biện.
Trước đó, năm 2007, miếu An Sơn thuộc huyện Côn Đảo thờ bà Phi Yến được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu công nhận là Di tích văn hóa cấp tỉnh, mới đây huyện Côn Đảo có tên đường Hoàng Phi Yến. Vậy bà Hoàng Phi Yến là ai?
Theo một số tài liệu và dân gian lưu truyền bắt nguồn từ Côn Đảo thì bà là thứ phi của vua Gia Long. Vì ngăn cản nhà vua đừng dựa vào Pháp, kẻo mang tội "cõng rắn cắn gà nhà" nên Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long lúc chưa lên ngôi) tức giận ném xuống biển.
Nơi bà mất chính là Côn Đảo. Nhớ thương bà, người dân lập miếu thờ từ rất nhiều năm trước. Dân gian còn nói tên tục của bà là Lê Thị Răm, có con là Hoàng tử Cải, nên truyền tụng câu ca: "Gió đưa cây cải về trời/Rau răm ở lại chịu lời đắng cay". Câu chuyện nghe qua có vẻ như thật vì lớp lang, cụ thể.
Nhưng theo các nhà nghiên cứu thì vua Gia Long không có bà phi nào là Hoàng Phi Yến hay Lê Thị Răm như dân gian vẫn lưu truyền cũng không có ai là Hoàng tử Cải cả. Và cho đến giờ này, chưa có tư liệu lịch sử nào chứng thực vua Gia Long đặt chân đến Côn Đảo.
Theo các nhà khoa học, đó chẳng qua là một truyền thuyết của cư dân vùng biển được gắn với một nhân vật lịch sử và lâu ngày trở thành tín ngưỡng dân gian. Vậy mà truyền thuyết dần dà lại được công nhận là lịch sử.
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Xuân Hoa thì ông rất bất ngờ trước thông tin này và khẳng định truyền thuyết không phải là lịch sử. Ông nói: "Nội dung này nếu được công nhận là một di sản quốc gia thì đây là việc làm vô cùng tắc trách".
Còn PGS.TS. Sử học Đỗ Bang đã bày tỏ ý kiến trên trang cá nhân của mình như sau: "Từ một truyền thuyết phổ biến của cư dân vùng biển, hư cấu, đặt tên, gán ghép cho một nhân vật lịch sử mang tính xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử để trở thành di tích lịch sử rồi nâng thành lễ hội quốc gia. Đề nghị cần có hội thảo khoa học để đánh giá sự việc này và sự chính xác của hồ sơ khoa học công nhận di tích An Sơn năm 2007, di sản phi vật thể quốc gia năm 2022".
Cần khẳng định ngay rằng chúng ta không hề xem nhẹ, càng không phủ nhận vai trò của truyền thuyết. Nó là một phần của tín ngưỡng dân gian, làm phong phú đời sống tinh thần và văn hóa của cộng đồng, giúp cho nhiều cảm xúc tích cực thăng hoa. Rất nhiều truyền thuyết mang bóng dáng, thậm chí hồn vía của lịch sử, dù bản thân nó không thể đồng nhất với chính sử. Và đó là vai trò quan trọng không thể thay thế được của truyền thuyết.
Tuy nhiên cũng cần thêm một khẳng định lịch sử, chính sử không phải là truyền thuyết. Không thể tùy tiện hư cấu, pha trộn lịch sử. Bởi lịch sử không phải là một nồi lẩu thập cẩm muốn bỏ các thứ thực hư vào thế nào cũng được, càng không phải là chiếc bánh vẽ, giả hiệu nhưng được dán tem nhãn lịch sử. Không thể để lộng giả thành chân.
Trong tình trạng môn Lịch sử đang có nhiều thất thế thì những việc như trên thật đáng quan tâm và lo ngại. Cần có sự vào cuộc khẩn trương của các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng để minh định nội dung đang bàn, trả lại sự thật cho lịch sử mà nhiều khi vì những lý do khác nhau, nó bị "đánh cắp" hoặc bị làm biến dạng ở đâu đó.
Bởi không có lịch sử đích thực thì làm gì có một dân tộc nhìn thấy được tương lai, nói chi đến mỗi con người.
Nếu thấy bài viết "Lịch sử không phải là truyền thuyết", hay, bổ ích, bạn có thể ủng hộ Phạm Xuân Dũng một "ly cà phê" để tác giả viết nhiều bài hay hơn nữa phục vụ bạn đọc. Để mời tác giả "ly cà phê" qua MoMo, bạn đọc ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR của MoMo. Để đăng ký và sử dụng ví MoMo, xem chi tiết hướng dẫn tại đây. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Phạm Xuân Dũng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Phạm Xuân Dũng".
|
Giếng cổ đình làng và văn hóa Những người làm nghệ thuật, trước hết cần phải có văn hoá. Thoạt nghe câu đó có vẻ vô lý, bởi trong quan niệm xã ... |
Bắt học sử làm gì khi học sinh xé đề cương trắng xóa sân trường? Năm học 2022- 2023, Chương trình Giáo dục Phổ thông mới bắt đầu triển khai ở lớp 10. Lịch sử được xếp vào nhóm lựa ... |
Đằng sau bức bích họa trên ngôi đình cổ Đình Tự Đông ̣(TP. Hải Dương) có từ thời Hậu Lê (cách đây chừng 300 đến 400 năm) vừa bị xâm hại nghiêm trọng. Điều ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc