Giếng cổ đình làng và văn hóa
Cà phê tối - 11/11/2021 14:28 Vũ Hùng
Giếng làng Mông Phụ được Nhiếp ảnh gia Lê Bích chụp năm 2012. |
Nhưng trên thực tế đôi khi không phải bao giờ cũng như vậy. Điện ảnh vốn được coi là một bộ môn nghệ thuật, nhưng có một đoàn làm phim lại có một hành vi không hề văn hoá. Đó là đoàn làm phim hài Tết “Chuyện làng Bồm” thuộc Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Thăng Long.
Mấy ngày vừa qua, theo phản ánh của người dân xã Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) với báo chí, đoàn phim này đã nhiều năm nay thường về quay phim hài Tết ở Làng cổ Đường Lâm. Song lần này, đoàn phim đã gây bức xúc lớn cho dân địa phương khi tự ý tô vẽ giếng cổ trong khuôn viên Đình Mông Phụ đã được xếp hạng Di tích Quốc gia.
Giếng ở Đình Mông Phụ vốn là giếng gạch có trát vữa, lớp vữa theo năm tháng bong tróc làm loang những màu gạch đỏ lấp ló giữa những mảng xanh của rêu, cỏ dại, dương xỉ bám kín bờ giếng, nhìn đậm màu di sản.
Thế rồi ngày 7/11, người dân nơi đây đã “tá hỏa” khi phát hiện giếng cổ của thôn bỗng đổi màu, trở nên vô hồn, lòe loẹt bởi những nét tô vẽ thô vụng biến bờ giếng gạch thành giả đá tổ ong mới tinh.
Lâu nay, người dân Đường Lâm vốn vẫn phải sống trong không gian di sản khiến họ không được phép tu sửa nhà cửa dù đã hư hỏng, dột nát. Tuy vậy, dù cái danh hiệu Di sản Quốc gia khiến dân làng đành phải trú ngụ trong những ngôi nhà cổ chật hẹp, song họ vẫn luôn tôn trọng, bảo tồn nguyên trạng di tích.
“Ở làng này, người dân muốn đổ một xe cát cũng khó khăn, phải trình bày, xin phép, vậy mà đoàn làm phim từ đâu tới, ngang nhiên tự tiện làm biến dạng Di tích Quốc gia vốn bình thường phải được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch phê duyệt mới được động vào”, một người dân trong làng bức xúc kể.
Sau phản ánh của dân làng, Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cùng cán bộ xã đã tới hiện trường để lập biên bản, giải quyết vụ việc. Theo biên bản, đoàn làm phim đã xin phép chính quyền địa phương (bằng miệng) để thực hiện các cảnh quay tại di tích Làng cổ Đường Lâm.
Trong quá trình quay phim, đoàn đã tự ý vẽ lên thành giếng đình thôn Mông Phụ bằng vật liệu vôi màu. Việc này chưa báo cáo và chưa được sự đồng ý của Ban Quản lý Di tích Làng cổ Đường Lâm cũng như chính quyền địa phương.
Ủy ban Nhân dân xã Đường Lâm đã đề nghị đoàn làm phim dừng các cảnh quay, bổ sung đầy đủ các hồ sơ pháp lý về việc quay phim theo quy định pháp luật và hoàn trả nguyên trạng giếng làng Mông Phụ.
Người dân Đường Lâm bức xúc khi di sản bị xâm hại. Ảnh: Đỗ Doãn Hoàng |
“Ngay cả khi đoàn làm phim có thể xóa bỏ cái màu mè phủ lên di tích cổ được thì họ vẫn sai vì đã vi phạm Luật Di sản. Trong tâm thức của bà con, Đình Mông Phụ được đặt trên đầu rồng mà hai giếng cổ hai bên là con mắt rồng, giờ vẽ bậy lên đó là không thể nào chấp nhận được về mặt tâm linh”, Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, một người sinh ra, lớn lên và hiện vẫn sinh sống tại Làng cổ Đường Lâm bày tỏ bức xúc trên trang Facebook cá nhân.
“Đụng vào các giá trị muôn một và mong manh của di sản quý sẽ như bát nước đầy đổ đi, như một tình yêu thiêng liêng đã chết, làm sao mà hồi sinh được”, Nhà báo Doãn Hoàng tâm sự.
Nhiếp ảnh gia Lê Bích, người đã chụp ảnh giếng cổ hơn 10 năm nay cũng xót xa khi thấy giếng làng Mông Phụ bị xâm hại. Anh nói: “Chúng ta thường nhìn giếng để nhớ về làng, về dòng họ hay những ký ức tuổi thơ. Giếng làng là một hệ giá trị tâm linh thật sự, nhất là giếng trong khuôn viên đình làng như giếng Mông Phụ, các cụ vẫn coi giếng đình là “mắt rồng”.
Nhiếp ảnh gia Lê Bích cho rằng, giếng làng Mông Phụ vốn đã rất đẹp rồi, thật khó hiểu là đoàn làm phim lại tô vẽ thêm màu mè, vừa tốn kém, vừa xâm phạm di sản, khiến người dân bức xúc.
Còn người dân địa phương thì sao?
Với người dân Đường Lâm, những giếng cổ trong làng được coi là không gian linh thiêng, người dân luôn giữ cho giếng vẻ cổ kính quý giá. Tất cả họ đều lo lắng rằng, việc trả lại nguyên trạng cho giếng không hề dễ dàng. Với họ, giếng làng là nơi “tụ thủy tích phúc” đối với người dân, là một phần trong di sản “cây đa, giếng nước, mái đình” mà người Việt Nam trân trọng.
Hơn nữa, giếng làng Mông Phụ còn là niềm tự hào của cả dân Làng cổ Đường Lâm, là một Di tích Quốc gia, một địa chỉ du lịch hấp dẫn của người dân cả nước và du khách quốc tế khi tới thăm Hà Nội.
Cho nên, việc bảo vệ, giữ gìn nguyên trạng cho giếng cổ Mông Phụ không chỉ là thực hiện đúng quy định của Luật Di sản, một điều luật quốc gia. Đó còn là một trong những biểu hiện cụ thể của lối sống có văn hoá ở thời đại 4.0.
Việc vi phạm vào di sản giếng cổ ở Đình làng Mông Phụ là một việc làm không chỉ bất chấp Luật Di sản mà còn là một hành vi vô văn hoá rất cần phê phán, đặc biệt khi mà những người vi phạm lại là những người làm văn hoá - nghệ thuật.
Rồi giếng Đình làng Mông Phụ sẽ được trả lại vẻ ngoài ban đầu nhưng từ nay nó đã là đồ giả cổ, coi như là di sản đã không còn nguyên bản. Rồi nước giếng Đình làng Mông Phụ sẽ trở lại trong trẻo nhưng việc làm của đoàn làm phim hài sẽ mãi như một hành vi xấu xí trong việc ứng xử không văn hoá với di sản, với bà con Đường Lâm và với tất cả những ai trân trọng và yêu quý lịch sử của quê hương mình, đất nước mình.
Đây chắc chắn sẽ là một bài học cần thiết cho không chỉ đoàn làm phim “Chuyện làng Bồm” mà còn cho mọi đoàn làm phim ở nước ta trong hiện tại và cả tương lai, nếu như không ai định “bắn súng lục vào quá khứ”.
Lạc bước "mùa đông xứ rồng" giữa thành phố di sản Khu đồi huyền bí tuyết phủ trắng ngần, cây thông tuyết khổng lồ, con đường băng giá ảo diệu, đêm nhạc EDM hoành tráng, sôi ... |
Than Dương Huy: Ước mơ giản dị của người thợ mỏ tiêu biểu Lò Văn Khoan Trong hơn 400 công nhân thợ lò người dân tộc thiểu số hiện đang công tác tại Công ty Than Dương Huy – TKV, Lò ... |
Quảng Nam đề nghị điều tra cô gái khoe thân ở di sản Hội An Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch Quảng Nam đề nghị lực lượng công an vào cuộc điều tra, làm rõ ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định