Lao động nữ nhọc nhằn làm việc xuyên đêm

Đời sống - MINH ANH

Hà Nội về đêm vẫn còn những lao động nữ miệt mài, tất bật để lo cuộc sống hằng ngày. Vào những tháng cuối năm, họ chỉ mong có thêm nhiều việc để kiếm thêm thu nhập.

Chỉ mong có việc

Đêm khuya, chợ đầu mối Long Biên lại nhộn nhịp, những chuyến xe tải tấp nập ra vào bến. Đây cũng là thời điểm nhiều lao động nữ miệt mài, tất bật với công việc bốc vác, đẩy xe. Họ làm việc gần như xuyên đêm để kiếm tiền trang trải cho cuộc sống hằng ngày và lo cho gia đình ở quê. Đa phần những lao động này đều là người dân nghèo đến từ nhiều địa phương, cuộc sống làm nông không đủ sống buộc họ phải xa nhà để tìm kế sinh nhai.

Những người lao động nữ...xuyên đêm

Nhiều lao động lại tất bật công việc tại chợ Long Biên mỗi khi đêm về. Ảnh: M.A

Từng tiếng hô to mỗi khi có xe, những giọt mồ hôi chưa kịp ráo, mọi người lại tất tả với những chiếc xe kéo tiếp tục vận chuyển từng thùng hàng. "Công việc cũng mệt vì mình có tuổi, nhưng cứ có việc là có thu nhập", chị Trang, kéo chiếc xe chất đầy rau quả, chia sẻ với Phóng viên.

Công việc vất vả nhưng nhiều người vẫn lựa chọn gắn bó vì thu nhập khá hơn so với lao động chân tay ở quê. Làm việc cả đêm, thu nhập của một lao động được khoảng hai trăm nghìn đồng.

Những người lao động nữ...xuyên đêm
Nhiều lao động nữ ở đây là những người đã luống tuổi, xa quê tìm công việc mưu sinh. Ảnh: M.A

Nhưng công việc không phải lúc nào cũng ổn định, nó phụ thuộc vào lượng hàng của các chủ hàng. Hơn nữa, cuộc sống hằng ngày cũng đủ chi phí phải lo nên thu nhập hằng tháng cũng chỉ gọi là tạm đủ vì phần lớn tiền công họ còn phải gửi về quê nuôi các con ăn học.

Nhiều lao động nữ thấm mệt vì lí do tuổi tác và những chuyến xe kéo nặng nhọc liên tiếp. Nhưng vì miếng cơm manh áo, những gánh nặng gia đình mà ai cũng gạt hết mệt mỏi để tiếp tục công việc. "Chỉ mong từ giờ đến cuối năm, hôm nào cũng có nhiều việc để có thêm thu nhập lo cho con ăn học và một cái Tết đầy đủ hơn", một người lao động bày tỏ.

Những người lao động nữ...xuyên đêm
Những dáng người nhỏ nhắn cùng bước chân thoăn thoắt kéo những xe hàng lớn ra chỗ tập kết lên xe tải. Ảnh: M.A

Nhiều đêm thức trắng

Công việc chân tay nặng nhọc, ít có thời gian nghỉ, đồng tiền lương ít ỏi, làm việc xuyên đêm cũng là những lựa chọn bất đắc dĩ không phải chỉ riêng đối với nhiều lao động nữ tại chợ Long Biên mà còn là lựa chọn của nhiều lao động khác. Đâu đó trên những cung đường của Hà Nội, vẫn thấp thoáng bóng dáng của những công nhân vệ sinh môi trường làm ca đêm.

Chị Hoa (50 tuổi), một công nhân vệ sinh môi trường tại đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng cho biết, chị theo công việc đã được 15 năm. Để kịp cho ca tối của mình, chị có mặt tại địa điểm được phân công từ 3 giờ chiều, bởi ca làm của chị bắt đầu từ 4 giờ chiều. Vất vả là thế, nhưng chị lựa chọn cố định làm ca đêm để sáng còn thuận tiện cho công việc làm nông ở nhà. Mức thu nhập của cả hai vợ chồng chưa đến 10 triệu/ tháng nhưng vì cả hai đều đã có tuổi, khó có thể lựa chọn công việc khác. Gánh nặng phần lớn vẫn dồn lên đôi vai của chị Hoa.

Những người lao động nữ...xuyên đêm
Công việc của nhiều nhân viên vệ sinh môi trường vẫn tất bật giữa đêm khuya. Ảnh: M.A

Công việc hằng ngày của chị cũng như nhiều đồng nghiệp khác trong tổ của mình là thu gom rác theo địa điểm được phân công, sau đó tập kết rác thải để chuyển lên xe rác. Giờ kết thúc công việc cũng không cố định, phụ thuộc vào thời gian của xe tập kết rác. Có những lúc, công việc của chị và đồng nghiệp kéo dài đến 5 giờ sáng.

"Biết là mệt và vất vả, nhưng mình không có lựa chọn nào ngoài lao động chân tay", chị Hoa chia sẻ. Vào những đêm lạnh, trời mưa, gió rét mướt, trong khi nhiều người đã chìm sâu vào giấc ngủ, thì chị và đồng nghiệp lại tấp nập làm công việc của mình cho tới sáng. Những bữa ăn ca để có thêm sức khỏe làm việc cũng được họ chuẩn bị mang theo.

Công việc đặc thù, nặng nhọc, thu nhập không cao, chính vì vậy, tổ của chị Hoa phần lớn cũng đều là những lao động có tuổi. Trái gió, trở trời, có ai đau ốm phải nghỉ làm là những người còn lại phải gánh thêm việc, nhưng tiền công ngày hôm đó cũng không được tăng thêm. Thậm chí, có đồng nghiệp của chị sau ca làm ban đêm lại đi nhận thêm việc bưng bê tại các quán ăn vào buổi sáng, buổi trưa hoặc những lao động làm ca sáng lại lựa chọn thêm nhiều công việc khác vào ban đêm với mong muốn có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.

Mỗi lao động nữ đều là những mảnh đời, những hoàn cảnh khác nhau, nhưng vòng quay của nỗi lo "cơm áo gạo tiền" khiến họ phải đánh đổi thời gian, sức lực chỉ với mong mỏi cuộc sống được đủ đầy, con cái được học hành.

Lo lắng của lao động lớn tuổi khi bị mất việc làm Lo lắng của lao động lớn tuổi khi bị mất việc làm

Trong 10 tháng đầu năm 2022, TP. HCM có gần 128.650 người đăng ký thất nghiệp. Trong số đó có nhiều lao động lớn tuổi ...

Công nhân thiếu việc cuối năm - Bài 4: Tập trung giải quyết việc làm cho người lao động Công nhân thiếu việc cuối năm - Bài 4: Tập trung giải quyết việc làm cho người lao động

Theo đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, sắp tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ làm việc với các ...

Giám sát chặt việc chi trả lương, thưởng Tết của lao động mất việc, thiếu việc Giám sát chặt việc chi trả lương, thưởng Tết của lao động mất việc, thiếu việc

Ngày 28/11, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, giảm giờ ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất” Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Hoạt động ít cũng được nhưng phải “chất”

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 21/9 là cuộc trò chuyện với đồng chí Quách Tấn Công, Trưởng Ban Tuyên giáo – Nữ công LĐLĐ tỉnh Phú Thọ.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc Video

Đặc biệt coi trọng quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc

Tổng LĐLĐ Việt Nam luôn coi trọng thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác với Công đoàn các nước, trong đó quan hệ với Tổng Công hội Trung Quốc đặc biệt được coi trọng tương xứng với quan hệ đối tác chiến lược toàn diện hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã và đang phát triển hết sức tốt đẹp.

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.