Giám sát chặt việc chi trả lương, thưởng Tết của lao động mất việc, thiếu việc
Công đoàn

Giám sát chặt việc chi trả lương, thưởng Tết của lao động mất việc, thiếu việc

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Ngày 28/11, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng, giảm giờ làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động (NLĐ) và các giải pháp tham gia ổn định tình hình việc làm, đời sống của NLĐ bị mất việc, thiếu việc.

Hơn 470.000 lao động bị mất việc, thiếu việc

Theo Tổng LĐLĐ Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại có tổng số 1.235 doanh nghiệp tại 44 tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi tình trạng sụt giảm đơn hàng. Trong đó, loại hình dân doanh là 646 doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 590 doanh nghiệp.

Giám sát chặt việc chi trả lương, thưởng Tết của lao động mất việc, thiếu việc
Hội nghị nhằm hoàn thiện báo cáo phục vụ buổi làm việc giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về tình hình doanh nghiệp thiếu đơn hàng và NLĐ bị mất việc, thiếu việc. Ảnh: THC

Các ngành, nghề chính bị ảnh hưởng là Dệt may (226 doanh nghiệp), Da giày (109 doanh nghiệp), Chế biến gỗ (196 doanh nghiệp), Điện tử (62 doanh nghiệp), Cơ khí (31 doanh nghiệp), các ngành nghề khác (612 doanh nghiệp).

Tổng số NLĐ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng là trên 472.000 người. Trong đó, chiếm số lượng lớn nhất là lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (353.324 lao động); Dệt may (131.340 lao động); Da giày (171.414 lao động), Chế biến gỗ (63.681 lao động). Tính theo địa bàn khu công nghiệp thì có 60 doanh nghiệp với 172.088 lao động bị ảnh hưởng.

Trong số lao động bị ảnh hưởng có 30.279 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và 9.441 lao động đang trong thời kì thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Về mức độ ảnh hưởng: Có 41.558 lao động bị thôi việc, mất việc; 430.665 lao động bị giảm giờ làm (bao gồm giảm giờ làm hằng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, nghỉ không hưởng lương, tạm hoãn hợp đồng lao động). Có 30 doanh nghiệp nợ lương của 6.946 lao động với tổng số tiền hơn 110,2 tỉ đồng. Có 121 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội của 32.315 lao động với tổng số tiền hơn 237,9 tỉ đồng.

Giám sát chặt việc chi trả lương, thưởng Tết của lao động mất việc, thiếu việc
Hội nghị được tổ chức dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: THC

Dự báo có thể hết quý I/2023, thậm chí là quý II/2023, tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, đơn hàng sẽ tiếp tục sụt giảm. Từ đó có thể dẫn đến thêm nhiều NLĐ bị thiếu, mất việc làm. Theo nắm bắt của công đoàn cơ sở, trong tháng 12/2022 và những tháng đầu năm 2023 sẽ có 667 doanh nghiệp tiếp tục thực hiện giảm giờ làm của 271.736 lao động và 88 doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm tiếp 15.769 lao động. Sẽ có tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và các chế độ của NLĐ. Không loại trừ trường hợp doanh nghiệp lợi dụng tình hình để thanh lọc, đẩy NLĐ từ trên 35 tuổi ra khỏi doanh nghiệp để tuyển dụng lao động trẻ hơn, chi phí thấp hơn.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã đánh giá tình hình sụt giảm đơn hàng ảnh hưởng đến doanh nghiệp và NLĐ, dự báo các tình huống có thể xảy ra. Từ đó kiến nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam giải pháp của tổ chức Công đoàn tham gia hỗ trợ doanh nghiệp và NLĐ; kiến nghị với Chính phủ, các bộ, ngành liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và NLĐ.

Giám sát chặt chẽ chế độ lương, thưởng Tết

Một vấn đề khiến nhiều đại biểu hết sức quan tâm đó là chế độ tiền lương, thưởng Tết của NLĐ bị mất việc làm hay chuyển việc làm mới.

Đồng chí Lê Đình Quảng – Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết: “Tình hình công nhân lao động mất việc tương đối lớn, xảy ra vào dịp cuối năm có thể dẫn đến công nhân không được giải quyết chế độ tiền lương, tiền thưởng Tết. Bên cạnh đó, đối tượng công nhân chuyển đến doanh nghiệp mới làm việc trong thời điểm này cũng cần được quan tâm về chế độ tiền lương, tiền thưởng Tết và bảo hiểm xã hội. Từ nay đến cuối năm, tình hình tranh chấp lao động, đặc biệt là tiền lương, tiền thưởng có thể gia tăng. Công đoàn cần giám sát để tránh trường hợp doanh nghiệp chưa thực sự khó khăn nhưng lợi dụng dịp này để sa thải NLĐ”.

Các đại biểu có chung nhận định, đây là vấn đề cần được giám sát chặt chẽ và phải có sự cảnh báo đối với doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Bởi theo báo cáo của các đơn vị, tình hình nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội rất đáng lo ngại.

Tại TP Hải Phòng, số nợ bảo hiểm xã hội 3 tháng trở lên của các doanh nghiệp lên đến hàng trăm tỉ đồng, ảnh hưởng lớn đến đời sống NLĐ. Hiện tại, công nhân lo lắng về thu nhập, tiền lương, đặc biệt khi tết Nguyên đán đang đến gần. Các doanh nghiệp thì lo lắng thiếu đơn hàng kéo dài, thu nhập công nhân không ổn định có thể dẫn đến thiếu lao động cục bộ ở các doanh nghiệp lớn ngành Dệt may, Da giày do công nhân không quay trở lại làm việc sau Tết.

Tại tỉnh Long An, đến ngày 23/11/2022 có 49 doanh nghiệp báo cáo dự kiến sẽ chấm dứt hợp đồng lao động với 1.542 người, giảm thời giờ làm việc 15.138 người. Trong đó, có 388 lao động nữ đang có thai và nuôi con nhỏ; có 01 doanh nghiệp nợ lương 18 người với số tiền là hơn 315 triệu đồng (Công ty Cổ phần Lavifood). Hiện tại, LĐLĐ tỉnh đang rà soát nắm chắc tình hình số doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến giảm giờ làm việc, cắt giảm chấm dứt hợp đồng đối với NLĐ, kịp thời báo cáo về LĐLĐ tỉnh để có tổng hợp báo cáo Tổng LĐLĐ Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo giải quyết. Trường hợp doanh nghiệp giảm lao động, chấm dứt hợp đồng lao động đối với NLĐ, Công đoàn tham gia xây dựng phương án sử dụng lao động thông qua cơ quan quản lý nhà nước và phối hợp giải quyết chế độ cho NLĐ.

Nhiều ý kiến đề xuất Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục có gói hỗ trợ về tiền nhà trọ cho NLĐ mất việc làm, giảm việc làm, thu nhập còn ít. Việc hỗ trợ tiền nhà trọ cho NLĐ, nhất là ở nơi có nhiều khu công nghiệp sẽ giúp lao động duy trì, gắn bó, khi đơn hàng quay trở lại để không thiếu hụt lao động.

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị, dù chưa có trường hợp lợi dụng tình hình để chấm dứt hợp đồng lao động, sa thải lao động, nhất là công nhân có độ tuổi cao nhưng LĐLĐ các tỉnh, thành phố phải có sự cảnh báo với các doanh nghiệp, nắm bắt tình hình và đấu tranh bảo vệ đoàn viên, NLĐ khi xảy ra. Đồng thời phối hợp với chính quyền địa phương có giải pháp tháo gỡ khó khăn trong doanh nghiệp, đặc biệt là xử lý quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Công đoàn tăng cường kết nối giới thiệu việc làm cho NLĐ với doanh nghiệp khác tương đồng về tay nghề, trao đổi với doanh nghiệp phương án giữ chân NLĐ để không bị chấm dứt hợp đồng để khi đơn hàng quay trở lại không bị thiếu hụt lao động. Đồng thời đẩy mạnh truyền thông để doanh nghiệp và NLĐ thấy rõ vai trò của tổ chức Công đoàn.

Theo kế hoạch, sắp tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, VCCI sẽ có buổi họp thống nhất nội dung liên quan đến tình hình doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng cũng như mất việc, thiếu việc của NLĐ. Từ đó đề xuất các bộ, ngành, Chính phủ có giải pháp tháo gỡ. Trong đó, sẽ kiến nghị Chính phủ có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho NLĐ như hỗ trợ tiền nhà trọ, có chính sách đào tạo, đào tạo lại nâng cao tay nghề cho NLĐ, có gói hỗ trợ doanh nghệp về tài chính, thu hút đầu tư để giảm tình trạng thiếu đơn hàng...

Bài 1: Đặc thù về tổ chức, hoạt động của Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam Bài 1: Đặc thù về tổ chức, hoạt động của Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam

Vị trí của tổ chức Công đoàn trong hệ thống chính trị Việt Nam được xác lập qua quá trình hình thành và phát triển ...

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai ...

Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống Công ty vi phạm quyền lợi, nữ công nhân u màng não chật vật với cuộc sống

Dù chị Vũ Thị Thanh Hải bị Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng giao thông Thăng Long đơn phương chấm dứt hợp đồng ...

Tin mới hơn

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Ra đời từ năm 2010 tại Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương), mô hình Siêu thị Công đoàn đã trở thành điểm tựa thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sau nhiều năm hoạt động, mô hình này đã phát huy hiệu quả, thu hút đến 70% công nhân thường xuyên mua sắm.
Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Từ năm 2023 đến nay, chương trình “Phúc lợi đoàn viên” do LĐLĐ tỉnh Bình Dương được triển khai, trở thành điểm tựa vững chắc, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Đề án hỗ trợ nữ công nhân lao động khó khăn phát triển kinh tế gia đình là bước đi thiết thực của Công đoàn TKV nhằm giúp đoàn viên vượt qua hoàn cảnh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và gắn bó bền chặt hơn với tổ chức Công đoàn.

Tin tức khác

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Xem thêm