Lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 chỉ cần tham gia BHXH bắt buộc là được xét hỗ trợ
Đời sống - 07/07/2021 13:00 Hà Vy
Người lao động đi chợ online trong nhà máy Bổ sung đối tượng miễn đóng đoàn phí công đoàn |
Người lao động tại Công ty TNHH Nidec Sankyo (Khu công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) thực hiện lấy mẫu xét nghiệm Covid-19. Ảnh: ST |
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.
Nguyên tắc hỗ trợ phải bảo đảm hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. NLĐ được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 Mục II của Nghị quyết) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.
Những suất ăn Công đoàn hỗ trợ người lao động. Ảnh: ST |
Trong 12 chính sách hỗ trợ, NLĐ đặc biệt quan tâm đến chính sách hỗ trợ người tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương.
Theo quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP, đối tượng hưởng chính sách này gồm NLĐ làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19. Có thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương trong thời hạn của hợp đồng lao động từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 và thời điểm bắt đầu tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021, NLĐ phải đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương được hỗ trợ một lần như sau: Từ 15 ngày liên tục trở lên đến dưới 1 tháng mức 1.855.000 đồng/người; từ 1 tháng trở lên mức 3.710.000 đồng/người.
Hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người lao động trong mùa dịch. Ảnh: ST |
Về chính sách hỗ trợ NLĐ ngừng việc: NLĐ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động bị ngừng việc theo khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 và thuộc đối tượng phải cách ly y tế hoặc trong các khu vực bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ 14 ngày trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia BHXH bắt buộc tính đến thời điểm ngay trước khi ngừng việc được hỗ trợ một lần 1.000.000 đồng/người.
Về chính sách hỗ trợ NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động: NLĐ làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động do phải dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021; đang tham gia BHXH bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp được hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người.
Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) |
Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận người lao động lo lắng về “tính khả thi” của việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ 26.000 tỷ này. Trao đổi về vấn đề này, bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho biết:
Quy định về đối tượng được hỗ trợ tại Nghị quyết 68/NQ-CP cụ thể, rõ tiêu chí hơn so với gói hỗ trợ trước như: Không gắn với điều kiện doanh nghiệp (không cần xác nhận mức thu nhập của NLĐ, doanh nghiệp không còn doanh thu, không còn khả năng trả lương) mà NLĐ chỉ cần tham gia BHXH bắt buộc. Bộ LĐ – TB và XH cũng cam kết thủ tục hưởng hỗ trợ đơn giản hơn quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và xác định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền.
Đối với NLĐ có hợp đồng lao động: Giao cho doanh nghiệp lập danh sách, cùng BHXH rà soát để làm hồ sơ hưởng hỗ trợ. Đối với lao động không có hợp đồng lao động, lao động tự do thì phân cấp cho chính quyền xã, huyện lập danh sách, niêm yết đảm bảo công khai, minh bạch và giúp cấp dưới đảm bảo không chi sai đối tượng.
Nghị quyết 68/NQ-CP bổ sung nhóm không có hợp đồng lao động và đặc thù khác do địa phương xác định đối tượng, cân đối chi trả theo sự phân cấp cũng như trách nhiệm và khả năng của mình. Điều này sẽ tránh tình trạng đối tượng thuộc diện Trung ương quy định, địa phương lại không có. Hoặc đối tượng thiếu một số loại giấy tờ để được hưởng… Do đó, tính khả thi của 12 chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ tại Nghị quyết 68/NQ-CP cao hơn.
Công nhân khó khăn do dịch bệnh Covid-19 được Công đoàn hỗ trợ |
Bà Hồ Thị Kim Ngân cũng cho biết, sẽ khó có tình trạng một đối tượng làm thủ tục hưởng hỗ trợ 2 lần. Nguyên do là từng doanh nghiệp phải xác nhận NLĐ làm việc tại đơn vị mình, có tham gia BHXH trước khi nghỉ việc, ngừng việc. Khi NLĐ đã hưởng chính sách hỗ trợ sẽ có xác nhận của cơ quan BHXH nên có thể kiểm tra việc 1 người di chuyển từ địa phương A sang địa phương B đã hưởng hỗ trợ nên không có trường hợp hưởng hỗ trợ 2 lần.
Chính sách hỗ trợ quy định không phân biệt NLĐ ký hợp đồng xác định thời hạn hay không xác định thời hạn mà chỉ cần chấm dứt hợp đồng lao động từ khi dịch bùng phát lần thứ 4 đến hết tháng 12/2021. Do đó, nhiều nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 đã được bổ sung như: Giáo viên mầm non tư thục, đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập, hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hành nghề.
Nhấn mạnh vai trò của các cấp công đoàn trong việc tham mưu chính sách hỗ trợ kịp thời cho NLĐ, bà Hồ Thị Kim Ngân cho biết: “Nhiều kiến nghị của Tổng LĐLĐ Việt Nam được Ban soạn thảo Nghị quyết tiếp thu, cụ thể hóa trong 9 chính sách bao gồm: Nguyên tắc hỗ trợ căn cứ vào nguồn lực và phân cấp nhằm phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương để linh hoạt triển khai, đảm bảo mục tiêu, kịp thời các chính sách hỗ trợ. Đối tượng NLĐ nghỉ việc từ 15 ngày trở lên được nhận trợ cấp thay vì đủ 1 tháng. Mức hỗ trợ NLĐ nghỉ việc từ 1 tháng trở lên là trên 3 triệu đồng thay vì 1,8 triệu đồng. Tiền ăn cho trẻ em cách ly y tế (F1) không khống chế chỉ 21 ngày. Hỗ trợ tiền ăn cho NLĐ là F0 tối đa là 45 ngày, F1 là 21 ngày. Hỗ trợ cả NLĐ tự do, không có hợp đồng lao động. Hỗ trợ NLĐ vay không chỉ trả lương ngừng việc mà còn để khôi phục sản xuất. Đồng thời, Tổng LĐLĐ Việt Nam có vai trò tham gia phổ biến, phối hợp và triển khai, giám sát thực hiện nhằm đảm bảo chính sách đến được với NLĐ".
Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đề xuất Chính phủ cần thiết phải có chính sách hỗ trợ đối tượng ngừng việc. Nếu gói hỗ trợ trước đây quy định chỉ chi trả cho người tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp và NLĐ không thỏa thuận ngừng việc (trong khi đây là chính sách tốt nhất cho cả hai: doanh nghiệp có thể giữ chân lao động, NLĐ không mất việc làm) thì doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động khiến nhiều NLĐ vừa bị mất việc làm hơn và số lượng cần hỗ trợ lớn hơn...
"Hiện nay chính sách tại Nghị quyết 68/NQ-CP chưa thể phủ hết các nhóm đối tượng. Tuy nhiên, chính sách đã đảm bảo tính kịp thời hỗ trợ cho NSDLĐ và NLĐ. Trong quá trình triển khai có phát sinh tình huống sẽ được lắng nghe và xử lý. Vì nếu chính sách đáp ứng được nhu cầu của tất cả các nhóm đối tượng thì không đảm bảo tính kịp thời” - bà Hồ Thị Kim Ngân cho biết.
Công đoàn hỗ trợ lao động nữ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: ST |
Người lao động đi chợ online trong nhà máy Từ khi dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đến nay, Công ty CP Sản xuất hàng thể thao Tân Đệ (Thái Bình) đã tổ ... |
Ấm áp những suất cơm từ thiện dành cho người lao động tự do mùa dịch Hơn 1 tháng qua TP HCM thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ và Chỉ thị 10 của thành phố ... |
Hà Nội: Ca mắc mới tiếp xúc với F0 ở Bắc Giang nhưng không khai báo Bệnh nhân H.V.H. (ở huyện Đông Anh, Hà Nội) có tiếp xúc với ca bệnh dương tính Covid-19 ở Bắc Giang trong ngày 26 - ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.