Làm thêm giờ ngày Tết được tính lương thế nào?
Pháp luật lao động - 06/02/2024 09:31 MINH ANH
Theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 107 Bộ Luật Lao động 2019 và Khoản 1 Điều 59 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ vào ngày Tết phải được sự đồng ý của người lao động; trừ một số trường hợp công ty được điều động làm thêm giờ mà không cần người lao động đồng ý quy định tại Điều 108 Bộ Luật Lao động 2019.
Về mức lương làm thêm giờ, theo quy định tại Điều 98 Bộ Luật Lao động 2019, người lao động làm thêm dịp Tết Nguyên đán vào ban ngày được trả ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết đối với người lao động hưởng lương ngày, tổng cộng là 400%.
Ảnh minh họa |
Một điểm cần lưu ý, tiền làm thêm của người lao động được miễn thuế thu nhập cá nhân.
Đồng thời, nếu người lao động làm việc vào ban đêm và làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương cộng 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần, hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.
Tiền lương tạm ứng có bị tính lãi?
Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được ứng trước lương trong một số trường hợp như tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
Tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên, nhưng tối đa không quá 1 tháng tiền lương và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, người lao động được thỏa thuận với người sử dụng lao động ứng trước lương để nghỉ Tết mà không bị tính lãi.
Người lao động được ứng lương trong một số trường hợp và không bị tính lãi. Ảnh minh họa |
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 97, Điều 101 và khoản 2 Điều 128 Bộ Luật Lao động 2019, mức tiền tạm ứng lương sẽ theo từng trường hợp.
Cụ thể, tối đa 1 tháng tiền lương trong trường hợp người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 1 tuần trở lên; khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ khi người lao động nghỉ hằng năm.
Dựa trên khối lượng công việc đã làm trong tháng đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán; 50% tiền lương khi người lao động bị tạm đình chỉ.
Trong trường hợp hai bên tự thỏa thuận thì mức tiền tạm ứng sẽ được thực hiện dựa trên ý chí của người lao động và người sử dụng lao động. Pháp luật không quy định cụ thể mức tiền lương tạm ứng tối đa.
Tạm ứng tiền lương là việc người lao động nhận tiền lương của mình trước thời hạn, không phải là khoản tiền vay nên sẽ không phải chịu bất kỳ lãi suất nào.
Mức tiền lương tạm ứng sẽ dựa trên đề xuất của người lao động và các yếu tố khác như mức lương hiện hưởng, hoàn cảnh, công việc, thời gian làm việc tại công ty của từng người.
Thưởng Tết có bắt buộc không?
Khoản thưởng Tết cuối năm luôn được người lao động mong ngóng. Tuy nhiên, theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), các quy định pháp luật hiện hành không quy định về trách nhiệm thưởng Tết. Việc thưởng Tết hay không tùy thuộc vào quy chế thưởng của đơn vị.
Dù vậy, Bộ luật Lao động khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động. Trong điều kiện cho phép, doanh nghiệp có thể cân nhắc có thêm khoản thưởng Tết để tri ân sự cống hiến cũng như hỗ trợ một phần khó khăn cho người lao động khi mất việc vào thời điểm cận Tết.
Khoản thưởng Tết để tri ân sự cống hiến cũng như hỗ trợ một phần khó khăn cho người lao động khi mất việc vào thời điểm cận Tết. Ảnh minh họa |
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc cho người lao động được biết sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện công bố công khai quy chế thưởng Tết tại nơi làm việc trước khi thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng Tết sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động Thưởng Tết là khoản tiền mà người lao động trông đợi sau một năm làm việc. |
Có kế hoạch lương, thưởng Tết sớm là nguồn động lực lớn cho người lao động Trong bối cảnh hiện nay, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh khiến công nhân lao động càng có nhiều ... |
Bảo đảm người lao động được trả lương, thưởng Tết, thực hiện đầy đủ chế độ BHXH, BHTN Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.