Những quy định về tiền thưởng Tết cho người lao động
Sổ tay pháp luật - 13/12/2023 21:21 MINH ANH (T.H)
Tiền thưởng Tết không bắt buộc nhưng doanh nghiệp vẫn nên có kế hoạch
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì các khoản thưởng không phải là khoản bắt buộc doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Đồng nghĩa, doanh nghiệp không bắt buộc phải thưởng Tết cho người lao động. Việc có thưởng Tết cho người lao động hay không sẽ do doanh nghiệp quyết định dựa trên quy chế thưởng nội bộ bên cạnh tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc cho người lao động được biết sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện công bố công khai quy chế thưởng Tết tại nơi làm việc trước khi thực hiện thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng quy chế thưởng Tết sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP. |
Ông Trần Văn Hưng - Giám đốc Nhân sự Công ty CP Nicotex (Long Biên - Hà Nội) cho biết, theo quy định, tiền thưởng Tết là không bắt buộc nhưng doanh nghiệp nên hoạch định một nguồn kinh phí để đảm bảo lương tháng 13, thưởng Tết cho người lao động, bởi sau một năm làm việc, đây là những khoản tiền mà người lao động mong đợi sau những công sức, thành quả người lao động đã bỏ ra trong một năm làm việc. Khoản tiền đó cũng là một sự ghi nhận của doanh nghiệp với công sức, sự đồng hành của người lao động.
Ông Trần Văn Hưng - Giám đốc Nhân sự Công ty CP Nicotex cho biết, tiền thưởng Tết cũng là một sự ghi nhận của doanh nghiệp với công sức, sự đồng hành của người lao động. Ảnh: Nicotex |
"Tại Nicotex, còn có thêm cả tháng lương thứ 14 cho người lao động. Ngoài tiền thưởng, người lao động còn được hưởng thêm phần giá trị vượt cổ tức từ hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm", ông Hưng nói.
Tiền thưởng Tết có làm căn cứ tính đóng thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm xã hội?
Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán thuộc trường hợp phải chịu thuế thu nhập cá nhân, trừ các khoản tiền thưởng được quy định tại điểm e Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC.
Theo đó, khoản tiền thưởng Tết mà người lao động được nhận phải chịu thuế TNCN theo quy định; đồng nghĩa tiền thưởng Tết sẽ được tính đóng thuế thu nhập cá nhân.
Người lao động băn khoăn tiền thưởng Tết có làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa. |
Cũng theo quy định tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật...
Cụ thể, Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tại điểm i Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Tại Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định.
Lãnh đạo Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tặng quà Tết cho người lao động. Ảnh: T.T/kinhtedothi |
Tại tiết c2 điểm c Khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH: Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động, tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp không làm căn cứ để tính đóng bảo hiểm xã hội.
Tranh luận về quy định khám sức khoẻ định kỳ với người lái xe Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tất cả người điều khiển phương tiện tham gia giao thông lái ... |
Dự kiến tổ chức "Chợ Tết Công đoàn" online cho đoàn viên, người lao động Dự kiến dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tổ chức chương trình "Chợ Tết Công đoàn" trực tiếp ... |
Yêu cầu doanh nghiệp công khai chế độ lương, thưởng Tết cho người lao động Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) yêu cầu Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố báo cáo về tình hình tiền lương, ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.