Lâm Đồng: Doanh nghiệp quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7

Công đoàn - ĐỖ THIỆM

Thực hiện Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng sẽ được điều chỉnh tăng thêm 6% kể từ ngày 1/7/2022; đây không chỉ đơn thuần là triển khai thực hiện một quy định pháp luật, mà hơn thế là hài hoà lợi ích để phát triển doanh nghiệp, gắn với nâng cao thu nhập, cản thiện điều kiện sống của công nhân lao động (CNLĐ).
Du lịch vừa phục hồi, hướng dẫn viên lặn biển ở Khánh Hòa đối diện nguy cơ thất nghiệp Nhà máy Thuốc lá Khatoco Khánh Hòa quan tâm, chăm lo lao động nữ Khánh Hòa: Nhiều cơ hội việc làm cho người lao động huyện Cam Lâm
Lâm Đồng: Doanh nghiệp quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Các doanh nghiệp đã có phương án điều chỉnh mức lương để chia sẻ khó khăn với CNLĐ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Nỗi niềm của công nhân

Như thường ngày, hết ca làm việc, chị Trần Thị Hoà, công nhân đội môi trường của Công ty CP Dịch vụ đô thị Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng lại ghé qua chợ để chuẩn bị thực phẩm cho những bữa cơm của gia đình.

Là người công nhân tần tảo sớm hôm với công việc và cũng là người đảm nhận vai trò chi tiêu hằng ngày của gia đình nên chị Hoà phải tính toán rất kỹ trước khi vào chợ.

Chị Hoà cho biết, với thu nhập của hai vợ chồng khoảng 14 triệu đồng mỗi tháng, sau khi lo tiền học cho 2 con và các khoản chi phí cố định như: tiền thuê nhà, tiền xăng xe, điện thoại, tiền điện, tiền nước, tiền gas, tiền sữa cho con… chưa tính đến các khoản phát sinh trong quan hệ xã hội thì chị cũng chỉ còn khoảng 6 triệu đồng mỗi tháng để trang trải chi phí cho việc sinh hoạt hằng ngày của 4 người.

Nếu trừ tiền đã mua gạo, dầu ăn, mắm muối, mỗi ngày chị Hoà chỉ còn khoảng 150 ngàn đồng để mua thức ăn. Bởi vậy, chị Hoà phải tính toán xem ngày hôm nay, hôm sau sẽ mua món gì, dự kiến số tiền là bao nhiêu để không vượt quá định mức được chi tiêu, mà cũng phải thay đổi món ăn sao cho có rau, có canh và món ăn mặn là thịt hay cá…

“Từ rau, thịt, gà, hay cá, tôm…tất cả đều tăng giá đến “chóng mặt”. Bó rau cải này trước chỉ có 5 đến 6 ngàn đồng, nay lên 8 ngàn đồng; thịt ba chỉ trước chỉ 12 ngàn đồng mỗi lạng thì nay đã lên 15 ngàn đồng rồi…” - chị Trần Thị Hoà trăn trở.

Lâm Đồng: Doanh nghiệp quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Nhân viên môi trường đô thị thu nhập còn thấp nên đời sống khá chật vật. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Là nhân viên của Công ty Xăng dầu Lâm Đồng nên anh Trương Mạnh An hiểu rõ về giá xăng tăng trong thời gian gần đây. Anh An chia sẻ, vài tháng trước giá xăng chỉ trên dưới 20 ngàn đồng/ 1 lít, trung bình mỗi xe máy chỉ hết 60 đến 70 ngàn đồng; nay xăng đã lên đến trên 30 ngàn đồng một lít thì mỗi xe máy phải hết cả trăm ngàn mới đầy bình.

“Nếu chỉ tính riêng tiền xăng xe, trước đây em chỉ mất 300 ngàn đồng mỗi tháng, bây giờ phải mất trên 500 ngàn đồng. Vậy là cả 2 vợ chồng đã phải tăng chi phí, riêng tiền xăng xe lên hơn 600 ngàn đồng mỗi tháng, mà lương chỉ tăng được hơn 200 ngàn mỗi người, tính ra chưa đủ tiền chi phí đi lại do tăng giá xăng” – anh Trương Mạnh An cho biết.

Còn chị Bùi Thị Hạnh, Công ty TNHH Thông Đức thì trăn trở: “Lương sẽ tăng được khoảng hơn 200 ngàn đồng mỗi tháng nhưng chưa được nhận thì giá cả các mặt hàng đã tăng rồi. CNLĐ như chúng tôi thì tất cả chi phí cho ăn uống, sinh hoạt gia đình và học hành của con cái đều trông chờ vào tiền lương, mà lương tăng như vậy tính ra vẫn không theo kịp giá hàng hoá tăng. Nhưng dù sao, có tăng lương vẫn hơn, bù đắp được phần nào hay phần đó, còn lại là phải tằn tiện, cắt giảm chi tiêu thôi”.

Doanh nghiệp chia sẻ

Ông Nguyễn Hương Sơn – Giám đốc Nhà máy Công ty TNHH Merkava Việt Nam chia sẻ, là doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, đóng tại Khu công nghiệp Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc, với trên 700 CNLĐ. Xác định người lao động là tài sản quan trọng, giúp gắn kết, tạo ra nhiều giá trị hàng hóa cho sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy mặc dù phải phát sinh thêm chi phí tăng lương và Bảo hiểm xã hội nhưng Công ty quyết tâm thực hiện ngay từ tháng 7 theo quy định của Nhà nước.

Cùng với đó, Công ty còn có những chính sách hỗ trợ thêm các khoản tiền thưởng Tết, các ngày lễ… đảm bảo thu nhập của CNLĐ bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng.

“Ngoài các khoản tiền lương, phụ cấp hằng tháng, chúng tôi còn tổ chức bữa ăn ca trị giá 20 ngàn đồng mỗi suất, vừa là bảo đảm sức khỏe cho CNLĐ làm việc, vừa là chia sẻ khó khăn nhằm tạo sự gắn kết giữa người lao động với Công ty” - ông Nguyễn Hương Sơn nói.

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng: Quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Các doanh nghiệp ở Lâm Đồng đều đã thực hiện trả lương cho CNLĐ ở mức bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Chia sẻ với những khó khăn của CNLĐ khi giá cả hàng tiêu dùng tăng cao, ông Trần Huy Phong – Giám đốc Công ty TNHH Gạch Hiệp Thành, huyện Di Linh cho biết, đặc thù công việc của đơn vị là lao động nặng nhọc, để chuẩn bị cho việc tăng lương của CNLĐ, trước đó Công ty này đã sớm đầu tư cải tiến công nghệ đốt lò, xử lý khói bụi, đồng thời nâng cấp hệ thống xe nâng, máy xúc, nhà phơi, kho chứa nguyên liệu... từng bước giảm tải lao động thủ công, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người lao động ở mức 8 đến 10 triệu đồng mỗi tháng.

“Mặc dù lương công nhân đã cao hơn so với mức lương tối thiểu vùng nhưng từ ngày 01/7, chúng tôi vẫn tăng lương cho công nhân. Đồng thời tiếp tục duy trì cùng Công đoàn tổ chức tham quan nghỉ dưỡng hằng năm cho 100% người lao động với mức 3,5 đến 4 triệu đồng mỗi người” - ông Trần Huy Phong phấn khởi cho biết.

Còn ông Đặng Bằng – Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp Trân Nguyên, huyện Đạ Tẻh thì bày tỏ quyết tâm: “Là doanh nghiệp gia công hàng may mặc truyền thống Hàn Quốc, thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên gặp rất nhiều khó khăn cả về nhập nguyên liệu đến tiêu thụ sản phẩm nhưng chúng tôi sẽ phải tổ chức lại quy trình sản xuất hiệu quả hơn và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp… để quyết tâm thực hiện tăng lương cho công nhân theo quy định của Nhà nước”.

Công đoàn vào cuộc

Đồng chí Hoàng Liên - Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có trên 11.800 doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực, thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp đều đã thực hiện trả lương cho CNLĐ bằng hoặc cao hơn mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ.

Với tình hình giá cả hàng tiêu dùng tăng cao như hiện nay thì đời sống của CNLĐ còn rất nhiều khó khăn, nhất là đối với những người phải thuê nhà ở, hoặc nuôi con nhỏ. Ngay sau khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất đề xuất tăng 6% lương tối thiểu vùng, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng trong CNLĐ; chủ động làm việc và vận động người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp xây dựng phương án nâng lương cho người lao động. Đồng thời tùy theo điều kiện, tình hình cụ thể, công đoàn vận động, thương lượng với các doanh nghiệp để có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, động viên người lao động gắn bó với doanh nghiệp.

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng: Quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Cán bộ công đoàn kiểm tra bữa ăn ca của CNLĐ. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Qua rà soát, nắm bắt của các cấp công đoàn trong tỉnh, các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có nguồn lực tốt, có tổ chức Công đoàn đều đã có phương án sẵn sàng tăng lương cho CNLĐ từ 6 đến 10%; ngoài ra, một số doanh nghiệp tiếp tục bổ sung các chính sách ưu đãi hơn như tiền xăng xe, điện thoại, ăn ca… để thu hút CNLĐ trong tình hình khan hiếm của thị trường lao động hiện nay.

Tuy nhiên ở một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, sử dụng ít lao động, doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì chủ doanh nghiệp cũng còn phải cân nhắc, tính toán chi phí để thực hiện nâng lương cho CNLĐ theo quy định của Nhà nước.

“Chúng tôi tập trung nắm bắt, giám sát và vận động các doanh nghiệp thực hiện tăng lương cho CNLĐ, nhất là tại các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, hay doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn; đảm bảo quyền lợi của người lao động và hài hoà lợi ích của doanh nghiệp” - đồng chí Hoàng Liên nói.

Doanh nghiệp ở Lâm Đồng: Quyết tâm tăng lương cho người lao động từ 1/7
Để chia sẻ khó khăn với CNLĐ, các cấp công đoàn đã tổ chức nhiều gian hàng giá ưu đãi từ chương trình phúc lợi cho đoàn viên, người lao động. Ảnh: ĐỖ THIỆM

Cũng theo Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lâm Đồng, ổn định thu nhập và bảo đảm an toàn môi trường làm việc cho CNLĐ là hai yếu tố then chốt, quan trọng để gắn kết giữa người lao động với doanh nghiệp. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động là lợi ích hài hòa, hỗ trợ, chia sẻ, tương trợ lẫn nhau để tạo ra nhiều giá trị hàng hóa, sản phẩm dịch vụ; năng suất, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên, thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng được khẳng định thì thu nhập và đời sống của CNLĐ cũng ngày càng được cải thiện.

Vì vậy, công đoàn luôn lắng nghe, chia sẻ cả với CNLĐ và doanh nghiệp để tìm được “tiếng nói” chung, không chỉ đơn thuần là thực hiện tăng lương theo quy định của Nhà Nước, mà hơn thế nữa là hài hoà lợi ích để phát triển doanh nghiệp gắn với nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của CNLĐ.

Huy động vốn lãi suất cao bất thường ở Công ty Nhật Nam: Kỳ 1 – Nhà đầu tư “vỡ mộng” Huy động vốn lãi suất cao bất thường ở Công ty Nhật Nam: Kỳ 1 – Nhà đầu tư “vỡ mộng”

Thời gian vừa qua, hàng ngàn nhà đầu tư đã góp vốn cho Công ty CP Đầu tư thương mại bất động sản Nhật Nam ...

Giám sát chặt chẽ việc trả lương giờ làm thêm cho người lao động Giám sát chặt chẽ việc trả lương giờ làm thêm cho người lao động

Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tăng cường giám sát việc trả tiền lương làm thêm giờ đúng quy định, đảm ...

Xây dựng Đảng ta xứng đáng Xây dựng Đảng ta xứng đáng "là đạo đức", "là văn minh"

Ngày 17/6/2022, Đảng ủy Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Công văn số 190/CV-ĐUTLĐ về việc triển khai sinh hoạt chuyên đề về "nâng cao ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Hoạt động Công đoàn -

Ban Công đoàn Quốc phòng “tiếp sức” cho cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên vùng lũ

Ban Công đoàn Quốc phòng vừa phối hợp với các đơn vị tổ chức thăm, hỗ trợ Nhân dân và tặng quà cán bộ, chiến sỹ tham gia khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Hoạt động Công đoàn -

Cô hiệu trưởng giàu lòng nhân ái của thành phố Gia Nghĩa

Tôi xin phép được trích dẫn câu nói của Giáo sư Đặng Thai Mai: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người” để chia sẻ câu chuyện về một “người truyền lửa” – cô giáo Hà Thị Hảo – Hiệu trưởng Trường THCS Phan Bội Châu, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tín dụng ưu đãi giúp công nhân tránh bẫy “tín dụng đen”

Bằng việc mở rộng các chính sách cho vay ưu đãi, thủ tục đơn giản sẽ giúp người lao động tiếp cận những nguồn vốn hợp pháp - từ đó tránh bẫy “tín dụng đen” đang đem lại nhiều hệ lụy cho xã hội.

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Công đoàn -

Nâng cao kỹ năng thương lượng tập thể về tiền lương

Giúp cán bộ công đoàn hiểu rõ, hiểu sâu về tiền lương trong doanh nghiệp để thương lượng tập thể là mục tiêu mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề ra tại lớp tập huấn đang được tổ chức ở Đà Nẵng.

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Hoạt động Công đoàn -

Ghi chép về một thầy giáo - Chủ tịch Công đoàn gương mẫu, tận tụy

Thầy giáo Phạm Văn Chức - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ (xã Quang Minh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) là một nhà giáo tiêu biểu, tận tụy và hết mình vì sự nghiệp giáo dục.

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Góp ý dự thảo Luật Việc làm: Vì mục tiêu việc làm tốt, thu nhập cao cho người lao động

Chiều 19/9, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị lấy ý kiến dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) dưới sự chủ trì của đồng chí Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đọc thêm

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công đoàn -

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng

Công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động có vai trò quan trọng đối với việc góp phần tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Ý nghĩa của hoạt động tuyên truyền, vận động này còn góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ, tích cực lao động, học tập và công tác, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Tăng phúc lợi để công nhân không vướng bẫy “tín dụng đen”

Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Đồng Nai xác định việc nâng cao phúc lợi, cải thiện đời sống cho đoàn viên, người lao động là giải pháp tốt nhất giúp họ tránh xa bẫy “tín dụng đen”.

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Công đoàn -

Công nhân Đồng Nai học cách tránh bẫy “tín dụng đen”

Chương trình “Điểm hẹn công nhân tháng 9” với chủ đề: “Tài chính thông minh – Tránh “Bẫy” tín dụng đen”, do Tạp chí Lao động và Công đoàn, Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai và một số đơn vị phối hợp thực hiện. Qua đó, nhằm giúp công nhân có thêm kiến thức, để tránh rơi vào bẫy “tín dụng đen” vốn đang là một vấn đề nhức nhối.

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Hoạt động Công đoàn -

Trực tiếp "Điểm hẹn công nhân tháng 9": Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen"

Tạp chí Lao động và Công đoàn và Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình "Điểm hẹn công nhân tháng 9", chủ đề Tài chính thông minh - tránh bẫy "tín dụng đen".

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Hoạt động Công đoàn -

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái - Chủ tịch Công đoàn đầy tâm huyết, “giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Cô giáo Trần Thị Thúy Ái – Chủ tịch Công đoàn Trường Mẫu giáo Vị Bình (xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) là người chị, người đồng chí, một lãnh đạo Công đoàn có tấm lòng ấm áp bao dung, gần gũi luôn lắng nghe những chia sẻ của các công đoàn viên.

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Hoạt động Công đoàn -

“Công đoàn Công ty CP Nước sạch Quảng Ninh chính là điểm tựa của em…”

Nhiều hoàn cảnh khó khăn của Công đoàn ngành Xây dựng Quảng Ninh như gia đình chị Bùi Thị Hạt, đoàn viên Công đoàn Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Ninh đã được các cấp Công đoàn sẻ chia. Và Công đoàn đã thực sự trở thành chỗ dựa tin cậy của người lao động.

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hoạt động Công đoàn -

Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động

Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm và chắp cánh ước mơ cho nhiều thế hệ cán bộ công nhân viên. Ở đây có một lãnh đạo Công đoàn với tác phong gần gũi, nụ cười hiền lành, dễ mến. Chị là Mai Thị Thu Phương, Phó Phòng Tổ chức Hành chính – Phó Chủ tịch Công đoàn của Chi nhánh.

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông làm tốt vai trò kết nối và chia sẻ

Trong nhiều năm qua, Công đoàn Trường Mẫu giáo Hiệp Mỹ Đông (xã Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch hoạt động; gặt hái nhiều thành tích và được Công đoàn cấp trên đánh giá cao.

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Công đoàn -

Công đoàn Cần Thơ chung tay hỗ trợ đồng bào miền Bắc sau bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ vừa phát động và kêu gọi đoàn viên, người lao động chung tay hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Hoạt động Công đoàn -

Cô Huỳnh Kim Diệu - người “truyền lửa” nhiệt huyết của Công đoàn Trường THCS Đông Thuận

Nhiều năm qua, Công đoàn Trường THCS Đông Thuận (huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ) không ngừng phát triển và trở thành điểm tựa cho viên chức, lao động. Để đạt được những thành tích đó, không thể không nhắc đến vai trò của cô Huỳnh Kim Diệu - Chủ tịch Công đoàn trường.