Không ngừng cải tiến vì sự an toàn và sức khoẻ cho cộng đồng
Công đoàn - 10/08/2023 20:35 TRẦN LƯU
Với đặc điểm hệ thống lưới điện của Xí nghiệp phần lớn vận hành trên 20 năm, hơn 90% là lưới điện 1 pha, các dường dây trục hạ thế sử dụng dây nhôm đã xuống cấp và có nhiều mối nối hở (dây trục, kẹp quai, chì cá… ). Từ đó, tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ gây mất an toàn điện cho công nhân và người dân khi xây dựng các công trình gần đường dây điện, thất thoát điện năng, chất lượng điện không đảm bảo. Để công tác chống thất thoát được chuyên sâu hơn, anh Minh đã nghiên cứu sáng kiến nhằm “Tăng sản lượng điện năng tiêu thụ trong khách hàng sử dụng điện, nâng doanh thu cho doanh nghiệp”.
Theo đó, ngay từ đầu năm, anh Minh đã lên ý tưởng tham mưu và được giám đốc phê duyệt cho thành lập Tổ Chống thất thoát điện nước của xí nghiệp, trong đó anh là người trực tiếp hướng dẫn tổ thực hiện các thao tác.
Sau khi được phê duyệt, hằng tháng căn cứ vào kết quả ghi điện kế tổng tại các trạm biến áp (TBA) công cộng cùng lộ trình ghi chỉ số khách hàng, anh cho nhân viên triển khai rà soát đánh giá hao hụt từng trạm, thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật đối với các TBA có hao hụt cao.
Việc đó giúp cho công tác kiểm tra lưới điện vào ban đêm có thể dễ dàng phát hiện các vị trí tiếp xúc hở, phát sinh hồ quang hay tình trạng nóng đỏ do quá tải dây trục. Đồng thời, có thể phát hiện các trường hợp vi phạm sử dụng điện bằng hình thức câu móc trước đồng hồ, tạo tính răn đe đối với các trường hợp có ý định đánh cấp điện nhà nước. Về chuyên môn, góp phần xử lý kịp thời các vị trí tiếp xúc hở, các đầu cực MCCB, các dây Sorty, các vị trí lèo...
Anh Minh kiểm tra, cài đặt chương trình áp lực vận hành cho hệ thống điện. Ảnh: Tr.L. |
“Đây là việc cực kỳ quan trọng trong công tác chống thất thoát kỹ thuật. Vì các vị trí tiếp xúc hở vận hành lâu năm trên lưới theo thời gian bề mặt tiếp xúc sẽ dần kém đi do hiện tượng ôxy hóa các kim loại, làm phát sinh hồ quang điện, gây tổn thất điện áp cuối nguồn trong vận hành. Cùng đó, việc thực hiện nâng cấp dây trục sẽ đảm bảo điện áp cuối nguồn cung cấp; lắp hộp domino xóa các vị trí mối nối hở cũng là một trong các nhiệm vụ hàng đầu được đặt ra trong công tác chống thất thoát điện năng, anh Minh chia sẻ.
Qua thời gian triển khai, khi nghiệm thu thì chất lượng điện áp của các tuyến đường dây ổn định, điện áp cuối nguồn được cải thiện rõ rệt, một số tuyến đường dây cuối điện áp được nâng từ 200V lên 215V. Thất thoát điện năng luôn được kiểm soát dưới chỉ tiêu công ty giao (chỉ tiêu giao 5,5%, thực hiện 5,04%). Với chỉ tiêu đó thì sản lượng điện bán tăng thêm là 220.800 Kwh/năm (1.942 đồng/Kwh) mang lại lợi nhuận cho công ty gần 430 triệu đồng/năm.
Không chỉ dừng lại ở đó, anh Minh còn nghiên cứu sáng kiến: Từng bước chuẩn hóa công nghệ, chất lượng nước đạt theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và liên tục của người dân, phục vụ sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện Thoại Sơn, với mục tiêu cải tạo công nghệ, giảm sức lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Anh Minh đang kiểm tra công trình. Ảnh: Tr.L. |
Anh Minh cho biết: Trước đó cụm xử lý cũ của hệ thống cấp nước Óc Eo có công suất lắp đặt 1.000m3/ngày, vận hành 2.000m3/ngày. Sử dụng công nghệ lắng đứng 02 bể lọc cát, với diện tích mỗi bể lọc cát 2m2, thì việc súc rửa bể lọc cát của Nhà máy nước Óc Eo phải sử dụng máy bơm lưu lượng lớn. Mặc dù lưu lượng nước thổi rửa lớn nhưng không sạch hết các vị trí kết dính của cát và các vị trí góc của bể lọc, dẫn đến bể lọc cát nhanh bị dơ và bị nghẹt lọc và còn gây khó khăn trong công tác vận hành. Khi thực hiện công tác vệ sinh bể lọc cát phải cần 03 nhân sự (01 nhân sự vận hành bơm, hệ thống van; 02 nhân sự quậy cát), thời gian rửa lọc kéo dài từ 20 - 30 phút, nước dùng cho công tác rửa lọc từ 30 - 40m3 và một lượng điện lớn cho công tác vận hành.
Đứng trước thực trạng đó, nên anh Minh đã nghiên cứu, tìm tòi và chủ động đề xuất với Ban Giám đốc cho thực hiện việc lắp bổ sung hệ thống ống dẫn khí vào 02 bể lọc cát của cụm xử lý nước.
Kết quả, nhân sự cho việc rửa lọc giảm từ 03 người xuống còn 01 người (sử dụng 01 công nhân ống bể lọc để quậy cát). Thời gian thổi rửa rút ngắn từ 20 - 30 phút xuống còn 05 phút. Chi phí điện năng giảm từ 15 Kw/h xuống còn 2,4 Kw/h. Nước dùng cho rửa lọc từ 20 - 30m3 xuống còn 10m3. Bể lọc cát được rửa sạch đều, kéo dài thời gian lọc từ 02 lần/ngày xuống còn 02 ngày cho một lần rửa.
Anh Minh cho biết thêm: Trước khi lắp hệ thống thổi khí thì tổng chi súc rửa bể lọc cát của nhà máy trên 161 triệu đồng (gồm: lượng điện tiêu thụ 15 Kw với 02 lần rửa/ngày và 2.177 đồng/Kw là 21 triệu đồng; nước dùng cho rửa lọc 30m3 với 02 lần rửa/ngày và 6.300 đồng/m3 là 140 triệu đồng. Sau khi lắp hệ thống thổi chi phí chỉ tốn 12 triệu đồng (Điện tiêu thụ là 940.464 đồng/năm: 2,4 Kw x 01 lần rửa/ngày x 180 ngày/năm x 2.177 đồng/Kw; nước dùng cho rửa lọc 11.340.000 đồng/năm: 10m3 x 01 lần rửa/ngày x 180 ngày/năm x 6.300 đồng/m3). Như vậy, tổng giá trị làm lợi cho doanh nghiệp gần 150 triệu đồng/năm.
Từ động lực yêu nghề, bản thân thấy 02 sản phẩm điện, nước không thể thiếu đối với người dân, từ đó anh luôn làm việc hết mình, tham mưu Ban Giám đốc nhiều sáng kiến cải tạo áp dụng công nghệ vào thực tế nhằm từng bước chuẩn hóa công nghệ, giảm sức lao động của công nhân, nâng cao hiệu quả công việc, mang lại doanh thu cho đơn vị.
Thời gian tới, anh Minh sẽ tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo, dẫn dắt, truyền cảm hứng, tạo điều kiện cho cán bộ, nhân viên đội kỹ sư tại đơn vị tiếp tục phát huy khả năng lao động, sáng tạo, tạo nhiều sản phẩm thiết thực hơn, góp phần hạn chế rủi ro, giảm chi phí đặc thù của ngành điện nước, làm hài lòng khách hàng, cùng doanh nghiệp thực hiện tốt mục tiêu “an toàn, tiết kiệm, hiệu quả”.
An Giang: Kiến nghị của công nhân được giải đáp thỏa đáng Ngày 08/6, UBND tỉnh An Giang phối hợp với LĐLĐ tỉnh An Giang tổ chức chương trình lãnh đạo tỉnh gặp gỡ, đối thoại với ... |
Chương trình 1734: Điểm tựa cho người lao động ở An Giang Chương trình số 1734/CTr-TLĐ được LĐLĐ tỉnh An Giang triển khai thực hiện xuyên suốt toàn hệ thống như một chính sách an sinh xã ... |
LĐLĐ TP Long Xuyên: Nỗ lực đi đầu trong đổi mới, sáng tạo Ngày 16/6, Đại hội Công đoàn TP Long Xuyên, tỉnh An Giang lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã kết thúc thành công ... |
Tin cùng chuyên mục
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 23/11/2024 06:13
Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 22/11/2024 06:03
06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay được chia sẻ ngay sau đây có thể sẽ là mách nước tuyệt vời để các bạn công nhân lao động tăng thêm thu nhập.
Hoạt động Công đoàn - 21/11/2024 13:42
Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
Cô giáo Vũ Thị Tú - Trường Mầm non Kiều Mai (phường Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) là một giáo viên yêu nghề, một công đoàn viên đầy nghị lực. Cô đã vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, vẫn hằng ngày vừa công tác, chăm lo cuộc sống gia đình và tiếp tục chống chọi với bệnh tật. Song hành với những tháng ngày đầy gian nan đó, công đoàn trường luôn bên cạnh quan tâm, giúp đỡ cô.
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025