Khơi dậy tinh thần đoàn kết phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới
Công đoàn - 08/07/2021 17:30 PGS. TS. Đặng Quang Định - Viện Trưởng viện Triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đại biểu dự chương trình nhắn tin ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Duy Linh |
Những nỗ lực không đủ
Hơn một năm rưỡi qua, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường và khó ngăn chặn. Chính phủ nhiều quốc gia đã tăng cường nhiều biện pháp phòng, chống dịch cũng như nỗ lực như truy vết, cách ly, tránh tiếp xúc với người nhiễm, tránh đi lại không cần thiết, thậm chí đóng cửa biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh.
Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế và các trung tâm nghiên cứu, chỉ có tiêm vắc xin mới đảm bảo việc phòng, chống Covid-19 hiệu quả và bền vững. Đặc biệt, tỷ lệ tiêm vắc xin phải đạt từ 75%-80% mới đạt được miễn dịch cộng đồng, đảm bảo an toàn cho cả xã hội.
Tuy vậy, cho đến nay, việc sản xuất vắc xin mới chỉ được thực hiện ở một số nước với số lượng ít. Các tập đoàn sản xuất vắc xin thế giới nỗ lực hết sức vẫn không thể sản xuất đủ lượng vắc xin cho việc tiêm phòng. Thậm chí nhiều nước nghèo còn chưa có khả năng tiếp cận được bất kỳ nguồn vắc xin nào cho dân chúng.
Trong năm qua, các nước Đông Nam Á đều đặt mục tiêu tiêm vắc xin ngừa Covid-19 cho phần lớn người dân vào cuối năm 2021 để đạt miễn dịch cộng đồng. Song, nguồn cung khan hiếm khiến mục tiêu tiêm chủng của một số nước Đông Nam Á phải dời sang năm 2022, thậm chí 2023.
Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam Đỗ Đức Hùng ủng hộ 4 tỷ đồng cho Chương trình "Vắc xin cho công nhân". Nguồn: Nhân dân |
“Không bỏ lại ai ở phía sau”
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang huy động mọi nguồn lực, tăng cường đàm phán mua 150 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 để tiêm cho khoảng 75 triệu người. Theo đó, Pfizer cam kết trong quý 3/2021 sẽ chuyển 15,5 triệu liều và một số lượng tương đương trong quý 4/2021. AstraZeneca cam kết cung cấp khoảng 30 triệu liều từ nay đến cuối năm. Covax Facility cam kết cung cấp khoảng 30 triệu liều1 và nhiều nguồn khác.
Với tinh thần “không bỏ lại ai ở phía sau”, Đảng, Chính phủ, các Bộ, ban, ngành ở Trung ương và địa phương đã nỗ lực hết sức, huy động mọi nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch. Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trong Lời kêu gọi toàn dân đồng lòng chống dịch Covid-19, viết: “Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, nhân nghĩa. Mỗi khi đất nước gặp khó khăn, truyền thống đó lại càng được nhân lên gấp bội... Toàn thể dân tộc Việt Nam ta hãy cùng chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức để chiến thắng đại dịch Covid-19”.
Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, chỉ sau hơn một tháng phát động, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nhận được số tiền ủng hộ lên tới hơn 2.000 tỷ đồng tiền mặt. Ngoài ra, còn là hàng nghìn phần quà là khẩu trang y tế, nước súc miệng diệt khuẩn, những suất cơm cho những người phải cách ly, những người ở tuyến đầu chống dịch, là những cây ATM gạo miễn phí…
Cán bộ công đoàn chuẩn bị sẵn nhu yếu phẩm tại "Siêu thị 0 đồng" do Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang mở phục vụ công nhân lao động. |
“Kết quả thăm dò dư luận do Viện Nghiên cứu thị trường Latana thực hiện cho biết, phần lớn người dân trên khắp thế giới ngày càng ít hài lòng với cách phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ nước họ... Trong danh sách này, Việt Nam xếp ở vị trí đầu bảng khi có tới 96% số ý kiến bày tỏ hài lòng với công tác phòng, chống đại dịch Covid-19 của Chính phủ”2. Điều đó đã chứng tỏ sự thống nhất giữa ý Đảng và lòng dân; sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với dân.
Ưu tiên tiêm vắc xin trước cho công nhân KCN
Quyết tâm của Đảng, Chính phủ là tiêm vắc xin cho toàn thể nhân dân. Nhưng để mua được 150 triệu liều vắc xin cần đến 25.200 tỷ đồng. Đây là số tiền rất lớn, cần sự chúng tay góp sức của toàn thể nhân dân ta. Ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 779/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19 để tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc xin của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan trong việc vận động quyên góp, tài trợ cho Quỹ để hỗ trợ, tài trợ hoạt động mua, nhập khẩu vắc xin, nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước và sử dụng vắc xin phòng Covid-19 theo quy định.
Công nhân Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải được tư vấn, kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm. Ảnh: CĐHH |
Hiện Tổng LĐLĐ Việt Nam, các cấp công đoàn, các tổ chức chính trị, xã hội đã có nhiều hoạt động cụ thể kêu gọi sự đóng góp của CNVCLĐ cả nước ủng hộ Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19. Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tự trả kinh phí vắc xin, cũng như tổ chức tiêm phòng cho CNLĐ. Theo tính toán, bỏ tiền mua vắc xin để tiêm phòng cho công nhân nhằm đảm bảo sản xuất, chi phí rẻ hơn rất nhiều do những thiệt hại của việc ngừng sản xuất gây ra.
Đến nay, sau 4 đợt dịch bùng phát, Việt Nam có hơn 8.000 người bị nhiễm bệnh. Song, do số lượng vắc xin còn ít nên đối tượng được tiêm vắc xin Covid-19 ở Việt Nam chủ yếu là cán bộ y tế và các nhân viên tuyến đầu khác. Trong đợt dịch thứ 4, số CNLĐ ở các KCN của hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh đã được ưu tiên tiêm phòng dịch.
Để vừa phát triển kinh tế, vừa đảm bảo chống dịch, biện pháp căn bản vẫn phải tập trung vào việc tiêm vắc xin cho CNLĐ ở các KCN lớn, trọng điểm. Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 với đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, việc khuyến nghị đưa CNLĐ ở các KCN lớn, trọng điểm vào nhóm ưu tiên tiêm chủng vắc xin đang được cộng đồng doanh nghiệp cả nước đề xuất với Chính phủ.
Tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho công nhân Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải. Ảnh: CĐHH |
Các tỉnh, thành phố thời gian tới nên cân nhắc tiêm trước cho hơn 5 triệu công nhân làm việc trong các KCN, nhất là những doanh nghiệp có số lượng lao động lớn. Việc này vừa phòng, chống được dịch bệnh, vừa đảm bảo sản xuất ở những khu vực kinh tế trọng điểm, duy trì sự tăng trưởng của nền kinh tế, tạo sinh kế cho CNLĐ, đối tượng ảnh hưởng nặng nề nhất và góp phần ổn định xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1Dẫntheo:https://tuoitre.vn/cac-nuoc-dong-nam-a-san-tim-vac-xin-covid-19-ra-sao-20210604225054925.htm
2https://nhandan.com.vn/tin-tuc-the-gioi/ty-le-nguoi-dan-viet-nam-hai-long-voi-cac-bien-phap-cua-chinh-phu-trong-kiem-soat-covid-19-cao-nhat-the-gioi-644792
Từ ngày 01/7/2021, ai dễ bị xóa hộ khẩu nhất? Từ ngày 01/7/2021, Luật Cư trú năm 2020 chính thức được áp dụng với nhiều quy định mới. Một trong những điểm đáng chú ý ... |
119 công nhân nhiễm và nghi nhiễm, Công ty Nidec Sankyo Việt Nam cần được hỗ trợ 119 ca nhiễm và nghi nhiễm, hơn 1.000 trường hợp F1 khiến Công ty TNHH Nidec Sankyo Việt Nam (Công ty Nidec Sankyo) ở Khu ... |
Con trai nữ công nhân tử vong do Covid-19 nhận được hàng trăm triệu đồng tiền hỗ trợ Con trai chị Đào Thị Minh (sinh năm 1983, nữ công nhân tử vong do Covid-19) đã tiếp tục nhận được hỗ trợ của các ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Diễn đàn Lao động - Công đoàn - 23/11/2024 06:13
Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
Khi biết chỉ được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng - tương ứng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp 12 năm, rất nhiều người lao động muốn ngừng đóng bảo hiểm thất nghiệp để xin hưởng trợ cấp.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.