Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?
Pháp luật

Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?

Văn Quân
Tác giả: Văn Quân
Thông tin đăng tải về yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và nội dung công việc thực tế mà người lao động (NLĐ) tham gia thử việc có thể khác nhau. Doanh nghiệp chỉ sai khi nội dung công việc theo hợp đồng lao động chính thức khác với thỏa thuận thử việc đã ký.
Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?
Khi thử việc và khi ký hợp đồng chính thức là 2 công việc khác nhau, NLĐ cần làm gì?
Ảnh minh hoạ.

Một độc giả thắc mắc: "Khi tuyển dụng, doanh nghiệp (DN) trao đổi tôi thực hiện 1 nội dung công việc, nhưng chuẩn bị ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) chính thức lại thể hiện nội dung công việc khác. Theo nội dung công việc mới thì tôi không đáp ứng được. Trong trường hợp này DN có đúng không và tôi phải xử lý thế nào?".

Luật sư Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim dẫn Điều 27 BLLĐ 2019 quy định về kết thúc thời gian thử việc. Cụ thể:

“1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường”.

Theo đó, khi kết thúc thời gian thử việc, DN cần thông báo cho bạn về kết quả thử việc: đạt hay không đạt. Trường hợp đạt thì sẽ ký HĐLĐ chính thức, không đạt thì sẽ chấm dứt HĐ/thỏa thuận thử việc.

Theo thông tin độc giả cung cấp thì nội dung công việc theo HĐLĐ chính thức khác với khi tuyển dụng, hiểu theo nghĩa rộng thì tuyển dụng có bao gồm thông tin đăng tải về yêu cầu tuyển dụng của DN và giai đoạn thử việc thực tế.

Về nguyên tắc ở giai đoạn thử việc thỏa thuận thử việc giữa DN và NLĐ phải được ghi nhận thành văn bản.

Như vậy, trước hết người lao động này cần đối chiếu giữa thỏa thuận thử việc đã ký với dự thảo HĐLĐ chính thức thì mới xác định chính xác được nội dung công việc của bạn có khác hay không. Thông tin đăng tải về yêu cầu tuyển dụng của DN và nội dung công việc thực tế mà NLĐ tham gia thử việc có thể khác nhau. Và DN chỉ sai khi nội dung công việc theo HĐLĐ chính thức khác với thỏa thuận thử việc đã ký.

- Trường hợp của bạn thì DN đã gửi dự thảo HĐLĐ chính thức cho bạn, đây có thể xem như một hình thức ghi nhận của DN về việc bạn đã đạt thử việc. Theo đó DN phải giao kết HĐLĐ chính thức đối với bạn.

- Trường hợp nội dung công việc tại HĐLĐ chính thức khác với nội dung công việc tại thỏa thuận thử việc bạn có thể thực hiện quyền yêu cầu DN ký kết HĐLĐ chính thức đúng với nội dung công việc thỏa thuận tại thỏa thuận thử việc.

- Trường hợp DN không ký kết HĐLĐ chính thức với bạn thì có thể kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền: cụ thể là Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi DN đặt trụ sở căn cứ quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về thử việc. Theo đó, DN vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức. Đồng thời, căn cứ vào thiệt hại thực tế phát sinh (nếu có) để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Video: Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim

Công ty yêu cầu người lao động thử việc 2 lần liệu có đúng luật? Công ty yêu cầu người lao động thử việc 2 lần liệu có đúng luật?

Thời gian thử việc là vấn đề quan tâm của nhiều người lao động khi bắt đầu đi làm.

Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không? Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không?

Bộ Luật Lao động 2019 quy định, có 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ...

Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức? Phải làm gì khi làm việc chính thức nhưng không được ký hợp đồng lao động chính thức?

Việc không thông báo kết quả thử việc hoặc không ký kết hợp đồng lao động chính thức với người lao động sau khi hết ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Lúng túng trong thực hiện chính sách cho giáo viên ở Lâm Đồng

Nhiều giáo viên tại xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng băn khoăn vì cùng một địa bàn nhưng mỗi trường thực hiện chính sách theo Nghị định 76 lại khác nhau.
Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.

Tin tức khác

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương sẽ bị bãi bỏ từ ngày 15/2/2025.
Từ hôm nay (1/2/2025), Luật Điện lực chính thức có hiệu lực

Từ hôm nay (1/2/2025), Luật Điện lực chính thức có hiệu lực

Luật Điện lực có hiệu lực thi hành từ 1/2/2025, với 9 chương, 81 điều.
Vụ shipper tử vong ở Đà Nẵng: Tiếng lòng từ những "người vận chuyển"

Vụ shipper tử vong ở Đà Nẵng: Tiếng lòng từ những "người vận chuyển"

375.000 đồng - giá của một đơn hàng online và cũng là cái giá phải trả bằng mạng sống của một shipper tại Đà Nẵng. Vụ việc thương tâm đã phơi bày những góc khuất, những nỗi niềm khó nói của những người lao động trong thế giới những "người vận chuyển".
Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.
Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.
Xem thêm