Khi bị công ty nợ lương, người lao động nên làm gì?
Sổ tay pháp luật - 22/04/2023 13:47 HỒNG MINH
Doanh nghiệp, người sử dụng lao động nợ lương thường do gặp khó khăn, rủi ro bất khả kháng trong kinh doanh. Nhưng thực tế cũng cho thấy, không loại trừ trường hợp một số chủ doanh nghiệp cố tình "chây ì", "bỏ trốn"… hoặc ngừng hoạt động bất thường nhằm trốn tránh trả lương hoặc né tránh thưởng Tết… gây nên rất nhiều bức xúc cho NLĐ.
Công ty Haprosimex nợ lương, BHXH, NLĐ tập trung trước cổng Công ty để đòi quyền lợi. Ảnh: Ý YÊN. |
Doanh nghiệp có trách nhiệm trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn
Theo Điều 96 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012, nguyên tắc trả lương được quy định như sau:
“NLĐ được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.”
Như vậy, nếu chậm trả lương cho NLĐ quá 01 tháng, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trả đủ tiền lương cho NLĐ và số tiền lãi tương ứng của số tiền chậm trả cho NLĐ.
Mức xử phạt khi doanh nghiệp nợ lương nhân viên
Công ty sai phạm trong việc trả lương cho nhân viên sẽ bị xử phạt theo Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi:
- Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật Lao động.
- Trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện.
- Trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho NLĐ thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật Lao động.
- Khấu trừ tiền lương của NLĐ trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật Lao động.
- Trả không đủ tiền lương ngừng việc cho NLĐ theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động.
Cần làm gì khi công ty nợ lương?
Khi không được trả lương hoặc được trả nhưng không đủ, không đúng thời hạn, NLĐ nên làm các bước sau theo đúng trình tự, thủ tục để yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình:
- Yêu cầu Ban lãnh đạo Công ty giải quyết tiền lương. Nếu hai bên có thể tìm được tiếng nói chung và công ty đồng ý giải quyết quyền lợi cho NLĐ thì đây là cách tối ưu, nhanh chóng và ít tốn kém nhất.
- Nếu công ty cố tình không trả lương thì NLĐ có thể khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Căn cứ Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, việc khiếu nại tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ được tiếp nhận sau khi đã tiến hành khiếu nại lần đầu tới người sử dụng lao động mà không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó.
Thời hạn thụ lý: 07 ngày làm việc kể từ ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền.
Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày (vụ việc phức tạp không quá 60 ngày), kể từ ngày thụ lý; Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày (vụ việc phức tạp không quá 90 ngày), kể từ ngày thụ lý.
Nếu khiếu nại lần hai không được giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì NLĐ có quyền khởi kiện vụ án tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính (theo điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định 24).
Nhân viên y tế Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) căng băng rôn đòi nợ lương vào đầu tháng 1 năm 2022. Ảnh: N. DUNG |
- NLĐ có thể yêu cầu Hòa giải viên giải quyết:
Theo khoản 1 Điều 190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Hòa giải viên lao động giải quyết là 06 tháng kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày Hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ NLĐ (căn cứ Điều 188 BLLĐ năm 2019).
Tại phiên họp hòa giải, NLĐ phải có mặt hoặc ủy quyền cho người khác tham gia. Tại đây, các bên sẽ thống nhất phương án giải quyết với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, NLĐ có thể xem xét phương án mà Hòa giải viên lao động đưa ra.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc thành nhưng người sử dụng lao động không thực hiện hoặc hết thời hạn giải quyết thì NLĐ có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.
- Giải quyết bởi Hội đồng trọng tài lao động:
Theo Điều 189 BLLĐ năm 2019, cách này được tiến hành sau khi đã trải qua bước hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động. Đồng thời chỉ giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng trọng tài lao động khi cả hai bên đồng ý lựa chọn.
Thời hiệu yêu cầu: 09 tháng kể từ ngày phát hiện ra quyền và lợi ích hợp pháp bị vi phạm.
Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thời hạn giải quyết: 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập.
Quyết định của Ban trọng tài lao động về việc giải quyết tranh chấp sẽ được gửi cho các bên. Trường hợp một bên không thi hành quyết định này thì bên còn lại có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Khởi kiện tại Tòa án
Theo quy định tại khoản 1 Điều 188 BLLĐ năm 2019, tranh chấp về tiền lương bắt buộc phải trải qua thủ tục hòa giải bởi Hòa giải viên Lao động, sau đó mới được khởi kiện tại Tòa án.
Căn cứ khoản 3 Điều 190 BLLĐ năm 2019, thời hiệu yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 01 năm kể từ ngày phát hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.
NLĐ gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự theo hướng dẫn của Tòa án.
Nợ lương, BHXH tại Công ty Haprosimex: Ai chịu trách nhiệm? Nợ lương, BHXH từ khi còn là công ty nhà nước, sau khi cổ phần hóa (2017) và tiếp tục bán lại cho một nhóm ... |
12 khoản tiền người lao động được hưởng khi tăng lương cơ sở Từ ngày 1/7/2023, lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng. Khi điều chỉnh lương cơ sở, ... |
Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp? Khi được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. ... |
Tin cùng chuyên mục
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 15:27
Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?
Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Pháp luật lao động - 04/11/2024 18:47
Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?
Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.
Sổ tay pháp luật - 01/11/2024 07:31
Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động
Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.
Sổ tay pháp luật - 31/10/2024 08:27
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.