Hướng dẫn tổ chức thực hiện “3 tại chỗ” trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
An toàn, vệ sinh lao động - 06/08/2021 13:25 TS. Nguyễn Anh Thơ - Phó Cục trưởng Cục An toàn lao động, Bộ LĐ-TB&XH
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nghe lãnh đạo Công ty TNHH Din Sen Việt Nam (Bến Lức-Long An) giới thiệu sơ đồ phòng dịch khu vực nhà máy. Ảnh: Mạnh Hùng |
Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc
Việc tổ chức sản xuất và chống dịch theo phương châm "3 tại chỗ" nhằm mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiến hành hoạt động SXKD, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động (NLĐ) và sự phát triển của doanh nghiệp.
Yêu cầu đối với các doanh nghiệp được bố trí phương án 3 tại chỗ là phải đáp ứng được các yêu cầu phòng, chống dịch, an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Nguyên tắc để triển khai là chỉ được tổ chức SXKD khi doanh nghiệp và NLĐ thực sự an toàn; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; kịp thời, công khai thông tin; tăng cường các khuyến cáo, cảnh báo; người sử dụng lao động (NSDLĐ) và NLĐ hoặc tổ chức Công đoàn bàn bạc, thống nhất phương án phù hợp với tình hình doanh nghiệp và yêu cầu của chính quyền địa phương (trừ trường hợp cấp thiết); đề cao tính tự giác, ý thức chấp hành của NSDLĐ và NLĐ; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tuân thủ, thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền và hướng dẫn của các cơ quan, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế để triển khai trên tại địa phương.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện “3 tại chỗ” trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong ảnh, Công ty TNHH samtec Việt Nam - Khu công nghiệp Long Thành (Đồng Nai) triển khai "3 tại chỗ" cho công nhân lao động. Ảnh: A.T |
Điều kiện an toàn để SXKD đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp phải đảm bảo nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở mức thấp trở xuống theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19; Đã thực hiện ký cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19; Có kế hoạch phòng, chống Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc theo quy định của Bộ Y tế; Không sử dụng NLĐ đang thuộc diện cách ly y tế; Tại khu vực thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, nếu bố trí NLĐ đi làm, phải bố trí khu vực lưu trú tập trung và bố trí khu vực làm việc riêng biệt với nhóm lao động hiện có trong doanh nghiệp; Bảo đảm phương án vận chuyển NLĐ từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế và đảm bảo rút ngắn tối đa quãng đường, tối thiểu cung đường vận chuyển NLĐ với phương châm 01 cung đường vận chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc; NLĐ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Sars-CoV-2 trước khi được đưa đến nơi ở tập trung và không đi khỏi nơi ở tập trung, nơi làm việc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động; tuân thủ các quy định, đảm bảo ATVSLĐ, PCCN và vệ sinh môi trường.
Đối với NLĐ tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi ở và nơi làm việc, được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Sars-CoV-2 (test nhanh/RT-PCR) phù hợp với yêu cầu của chính quyền địa phương; địa phương đang thực hiện giãn cách mà cần phải bố trí NLĐ lưu trú tập trung tại doanh nghiệp để phòng dịch, hoặc nơi lưu trú tập trung do doanh nghiệp tổ chức thì NLĐ phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi vào nơi lưu trú tập trung. Trong thời gian ở khu lưu trú tập trung của doanh nghiệp, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, NLĐ có thể phải tiếp tục được xét nghiệm.
Lãnh đạo Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản – Vissan (TP. HCM) kiểm tra bữa ăn cho công nhân thực hiện "3 tại chỗ". Ảnh: S.T |
Đối với NSDLĐ trong doanh nghiệp thực hiện 03 tại chỗ theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của NLĐ (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế; đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe NLĐ; nhanh chóng thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ NLĐ tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương, NLĐ ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động và các chính sách khác theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách của địa phương quy định và các quy định pháp luật hiện hành; chăm lo đảm bảo trước hết, trên hết quyền lợi và an toàn cho NLĐ; chủ động tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch, các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương cho NLĐ, không để tình trạng hoảng loạn, mất trật tự, an toàn, không để đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng gây bất ổn trong doanh nghiệp; phối hợp với các cơ sở y tế đủ năng lực để chuẩn bị sẵn sàng số lượng xét nghiệm nhanh dự phòng đảm bảo đủ xét nghiệm 2 lần cho toàn bộ số lượng NLĐ có mặt tại doanh nghiệp; lập danh sách thông tin NLĐ theo mẫu và cập nhật định kỳ 3 ngày/lần, cập nhật kết quả xét nghiệm trước 15 giờ hàng ngày (nếu có), báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Tổ chức thực hiện “3 tại chỗ”
Doanh nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của chính quyền địa phương để vừa cách ly, vừa sản xuất đảm bảo an toàn; chủ động hoàn thiện kế hoạch và phương án phòng, chống dịch theo yêu cầu tại các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho NLĐ; tuân thủ các quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT và các quy định khác có liên quan; khuyến khích dùng các phần mềm đánh giá theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các cơ quan Trung ương và địa phương để cập nhật kết quả lên trang an toàn Covid-19. Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để ổn định SXKD và kịp thời hỗ trợ NLĐ.
Công ty Kinh doanh Thủy Hải Sản Sài Gòn (TP.Hồ Chí Minh) chuẩn bị không gian thoáng, mát đảm bảo an toàn để làm chỗ nghỉ cho công nhân lao động của công ty. Ảnh: PV |
Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố với các cơ quan, ban ngành tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố triển khai khẩn trương, nghiêm túc Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp; phối hợp với các sở, ban, ngành, đặc biệt là Ban Quản lý KCN, KCX và khu công nghệ cao hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc triển khai các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG, Quyết định số 2787/QĐ-BYT và các quy định khác có liên quan; phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, đánh giá điểm nguy cơ lây nhiễm đối với doanh nghiệp, cơ sở SXKD tập trung nhiều lao động, bố trí lao động ăn, nghỉ tại nơi làm việc và báo cáo tình hình thực hiện hàng tháng về Bộ LĐ-TB&XH để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và tổ chức xây dựng bản đồ chung sống an toàn với Covid-19.
LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đạo công đoàn các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung Hướng dẫn đến các cấp công đoàn, đoàn viên và NLĐ để nghiêm túc thực hiện; tham gia phổ biến; phối hợp triển khai và giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg. Các CĐCS triển khai và giám sát NSDLĐ tổ chức thực hiện Hướng dẫn này tại doanh nghiệp; vận động NLĐ tuân thủ các quy định, biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền và doanh nghiệp. Đối với những nơi chưa có tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên cơ sở vận động, tuyên truyền NLĐ thực hiện và khuyến nghị NSDLĐ triển khai thực hiện Hướng dẫn.
Công nhân làm việc tại Khu công nghiệp Thành Thành Công (xã An Hòa, thị xã Trảng Bàng, Tây Ninh). Ảnh: PV |
Các chi nhánh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tăng cường tuyên truyền, vận động doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nghiêm túc thực hiện Hướng dẫn; tuyên truyền, vận động doanh nghiệp hỗ trợ NLĐ nâng cao đời sống vật chất, tinh thần trong khi tổ chức ăn nghỉ tại nơi làm việc.
Các cơ quan chuyên môn của Bộ LĐ-TB&XH, Tổng LĐLĐ Việt Nam và VCCI tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Y tế, các bộ, ngành hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc triển khai các chỉ thị, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế; phối hợp kiểm tra, đánh giá điểm nguy cơ lây nhiễm đối với doanh nghiệp, cơ sở SXKD tập trung nhiều lao động, bố trí lao động ăn nghỉ tại nơi làm việc.
Nghệ An: Nhiều doanh nghiệp tăng thu nhập cho người lao động trong dịch bệnh Trong lúc tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều doanh nghiệp ở Nghệ An vẫn duy trì ổn định sản xuất, kinh ... |
Các doanh nghiệp tại TP.HCM thực hiện "3 tại chỗ" để không đứt gãy chuỗi sản xuất Để chủ động phòng chống dịch và không bị đứt gãy chuỗi sản xuất, các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đã chọn phương án ... |
Doanh nghiệp sản xuất trong tình hình mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc Đây là một trong những nội dung được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 30/10/2024 08:06
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí
Những hình ảnh ấn tượng tại Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 đã cho thấy sự quan tâm của chuyên môn và công đoàn các cấp trong ngành về ATVSLĐ.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 18:31
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi - hình thức tuyên truyền thiết thực của Công đoàn
Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi ngành Dầu khí lần thứ X năm 2024 không chỉ là sân chơi dành cho người làm công tác ATVSLĐ trong ngành mà còn là hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, hấp dẫn cho người sử dụng lao động và người lao động.
An toàn, vệ sinh lao động - 29/10/2024 10:44
"Cuộc thi trực tuyến giúp tôi nhận ra nơi làm việc là ngôi nhà thứ hai"
Anh Nguyễn Minh Phương - CĐCS Công ty TNHH Phân tích thời gian thực (RTA) chia sẻ cảm nhận về cuộc thi trực tuyến "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ".
Người lao động - 17/10/2024 14:00
Đánh giá cao cuộc thi tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Ban chỉ đạo Tháng hành động về ATVSLĐ Trung ương đánh giá cao cuộc thi trực tuyến “CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ” năm 2024 do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức.
Người lao động - 16/10/2024 18:42
Siết chặt quản lý quan trắc môi trường tại cơ sở lao động
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Theo đó, đề xuất quy định quản lý hoạt động quan trắc môi trường lao động tại cơ sở lao động.
Người lao động - 10/10/2024 13:43
Công nhân Công ty CP Phân lân Ninh Bình tử vong khi sửa máy: Cần nâng cao ý thức an toàn lao động
Mới đây, công nhân Đào Sỹ T. của Công ty CP Phân lân Ninh Bình đã gặp tai nạn nghiêm trọng khi sửa chữa máy nghiền xích. Dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, anh T. không qua khỏi.