
![]() |
Vòng xoắn bệnh lý giữa suy dinh dưỡng với suy giảm hệ thống miễn dịch và tính nhạy cảm với nhiễm SARS-COV-2. |
Người bệnh nhiễm SARS-Covid-2 thường có dấu hiệu đột ngột bị mất vị giác hoặc khứu giác làm giảm khả năng ăn uống. Do đó cần bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh thiếu hụt về dinh dưỡng.
Nguyên tắc chung
Người bệnh nhiễm SARS-Covid-2 cần ăn uống bình thường, đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng bằng đa dạng loại thực phẩm. Nên bổ sung thêm 1 đến 2 bữa phụ như sữa và các chế phẩm từ sữa, đồng thời tăng cường nhóm thực phẩm giàu protein (đạm)
Tăng cường trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, rau xanh các loại, gia vị (như tỏi, gừng) để tăng cường sức đề kháng. Ngoài ra, người bệnh cần uống đủ nước (trung bình 2 lít/ ngày) hoặc nhiều hơn nếu có sốt, tiêu chảy.
![]() |
Người bệnh nên ăn đảm bảo dinh dưỡng, đủ trái cây, rau xanh. |
Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
Người bệnh cần đảm bảo đủ và đa dạng các nhóm thực phẩm bao gồm: nhóm tinh bột, nhóm sữa và chế phẩm sữa, nhóm dầu mỡ, nhóm thịt cá, nhóm trứng, nhóm các loại hạt, nhóm rau củ màu vàng-xanh thẫm.
Bên cạnh việc ăn đủ 3 bữa chính, người bệnh nên tăng cường thêm các bữa phụ.
Trong thời gian này không kiêng khem thực phẩm nếu không có dị ứng thực phẩm hoặc theo lời khuyên riêng của bác sỹ. Tuy nhiên, người bệnh cần hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt.
Dinh dưỡng an toàn
Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người bệnh cần lưu ý 4 nguyên tắc sau:
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo quản thực phẩm đúng cách nếu ăn còn dư thừa.
- Thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh. Không dùng thực phẩm ôi, thiu, quá hạn sử dụng.
- Bảo đảm vệ sinh khi chế biến thực phẩm, rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
- Sử dụng các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung cần theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng.
![]() |
Người bệnh cần hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, ngọt. |
Lựa chọn thực phẩm
Trong thời gian này, người bệnh cần lưu ý chọn các thục phẩm sau:
- Gạo, mỳ, ngô, khoai, sắn, các loại hạt: đậu đỗ, vừng, lạc…
- Sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa bột, sữa tươi, sữa chua…
- Thịt các loại, cá, tôm, trứng và các sản phẩm từ trứng: trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút…
- Dầu thực vật, dầu oliu, dầu cá,…
- Ăn đa dạng các loại rau quả tươi
Bên cạnh đó, cần lưu ý một số thực phẩm hạn chế dùng như:
- Mỡ động vật, phủ tạng động vật.
- Các thực phẩm chứa nhiều muối (đồ hộp, dưa muối, cà muối...).
- Các loại nước ngọt có ga, bánh kẹo ngọt.
- Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Một số thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể trạng
![]() |
![]() |
![]() Hiện nay, TP HCM có kế hoạch tổng lực xét nghiệm Covid-19 áp dụng từ 23/8 đến 6/9 trên toàn thành phố. |
![]() Mục tiêu kép vừa khống chế đẩy lùi dịch bệnh vừa ổn định và phát triển kinh tế không chỉ là một khẩu hiệu. Đó ... |
![]() Bà Đào Thị Hoa là chủ nhà trọ với gần 40 phòng tại phường 14, quận Gò Vấp (TP HCM), nơi có hàng trăm công ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Học để không bị bỏ lại phía sau
