Người lao động không có việc làm - nỗi lo lớn thời dịch bệnh
Cà phê tối - 12/08/2021 16:53 Vũ Hùng
Dự báo sẽ có gần 40 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực do dịch Covid-19 (Ảnh Lao động). |
Đặc biệt là đối với những người lao động trên cả nước, thì ngoài những nỗi lo lắng về dịch bệnh, còn là nỗi lo tồn tại và mưu sinh tại các vùng có dịch. Nỗi lo lắng sau cũng đang trở nên hết sức hiện hữu ko kém gì nỗi lo trước.
Hôm qua, Cục Việc làm Bộ LĐ-TB và XH vừa công bố một báo cáo về tác động của đại dịch Covid-19 đến thị trường lao động 7 tháng đầu năm 2021. Những con số trong báo cáo này khiến chúng ta phải suy nghĩ và lo ngại.
Cụ thể là lực lượng lao động bị sụt giảm nghiêm trọng. Chẳng hạn như lực lượng lao động quý 2/2021 là 51,1 triệu người. Theo xu thế tăng lực lượng lao động hàng năm trước khi có dịch thì lực lượng lao động thực tế đang thấp hơn trạng thái bình thường mới là 1,7 triệu lao động.
Sang đến tháng 7/2021, với việc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh phía Nam, TP. Hà Nội và một số địa điểm ở các tỉnh, thành phố khác, khiến lực lượng lao động giảm so với tháng trước và cùng kỳ năm trước, ước hơn 1 triệu lao động.
Cùng với đó, lao động có việc làm bị chặn đà tăng trưởng và suy giảm theo tốc độ của lực lượng lao động. Trong quý 2/2021, lao động có việc làm chỉ còn 49,9 triệu người. Đến tháng 7, số lao động có việc làm sụt giảm tương tự như quý 2/2020, giảm hơn 1 triệu lao động.
Số lao động thất nghiệp cũng gia tăng do nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ với dịch bệnh nên buộc phải cắt giảm lao động. Tháng 7 với mức độ phức tạp của dịch bệnh, số lao động thất nghiệp tăng cao, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ở khu vực thành thị lên hơn 4%.
Dịch bệnh Covid-19 cũng đã tác động tiêu cực đến lao động làm việc trong 3 nhóm ngành kinh tế. Trong đó, lao động khu vực nông, lâm, nghiệp và thủy sản chịu ít tác động tiêu cực của dịch nhất (có 8,9% lao động bị ảnh hưởng), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (24,6%) và lao động khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (30,6%).
Đến nay, một số ngành chịu ảnh hưởng rất lớn như: Du lịch có đến 90% doanh nghiệp không hoạt động, 10% hoạt động cầm chừng, 90% nhân sự doanh nghiệp lữ hành quốc tế bị nghỉ việc không lương hoặc chuyển làm việc khác. Vận tải hàng không giảm 80% doanh thu so với cùng kỳ năm 2020…
Bên cạnh đó, do dịch bệnh lan vào khu công nghiệp, khu chế xuất, thành phố lớn đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chế biến thủy hải sản có đến 70% doanh nghiệp bị đóng cửa vì không thể áp dụng 3 tại chỗ. Đợt dịch thứ 4 bùng phát đã khiến 35% doanh nghiệp dệt may phải đóng cửa, có hơn 40.000 lao động khu vực phía Nam của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đang làm việc trong điều kiện giãn cách…
Cục Việc làm đánh giá, tác động của 2 đợt dịch Covid-19 trong 7 tháng đầu năm 2021 đến thị trường lao động là vô cùng lớn, đặc biệt trong tháng 7 đã làm “tê liệt” một thị trường lao động phía Nam sôi động nhất, thu hút nhân lực nhất của cả nước.
Trước thực tế trên, Cục Việc làm dự kiến 3 kịch bản thị trường lao động trong thời gian tới, với 3 mức: tốt, thường và xấu.
Trong đó, với kịch bản tốt là dịch được kiểm soát hoàn toàn, không có sự lây lan, bùng phát sang các địa phương trong tháng 8, các tỉnh dừng thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 ngay trong nửa đầu tháng 8. Hà Nội, TP.HCM cơ bản hoàn thành tiêm chủng cho người từ 18 tuổi trở lên…
Theo đó, thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề ở những tỉnh có số ca mắc lớn, phải thực hiện Chỉ thị 16 và một số địa bàn lân cận có ảnh hưởng liên quan. Dự báo số lao động bị tác động tiêu cực trong quý 3/2021 là hơn 22 triệu người.
Số này tập trung vào lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện phong tỏa, giãn cách như trong khu công nghiệp, khu chế xuất, làm việc trong các ngành chế biến chế tạo, du lịch, lưu trú, bán buôn bán lẻ, nghệ thuật….
Số lao động mất việc ước tính 500.000 - 600.000 người, số lao động ngừng việc, cắt giảm giờ làm khoảng 5 triệu người.
Với kịch bản thường, trong trường hợp các tỉnh thành phố phía Nam đã áp dụng mạnh mẽ các biện pháp để giãn cách xã hội, hỗ trợ những lao động ngoại tỉnh tạm thời không ồ ạt về quê…
Tuy nhiên, số ca F0 liên tục tăng, không có chiều hướng giảm. Một số tỉnh, thành phố miền Bắc, miền Trung cũng bắt đầu gia tăng số ca F0. Dự báo số lao động bị tác động tiêu cực trên 30 triệu người, tập trung vào các ngành: chế biến chế tạo, vận tải, du lịch, lưu trú, bán buôn, bán lẻ…
Ở kịch bản xấu, việc triển khai mua và tiêm vaccine không đáp ứng nhu cầu, không được bàn giao theo đúng tiến độ nên kế hoạch tạo miễn dịch cộng đồng gặp khó khăn. Dịch bệnh kéo dài khiến nguồn lực cạn kiệt, người dân rơi vào tình trạng mất việc làm, không đảm bảo được điều kiện sống khiến dịch bùng phát trên toàn quốc với mức độ nguy hiểm, mất kiểm soát.
Dự báo sẽ có gần 40 triệu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực, lao động trong các ngành, nghề đều bị tác động nặng nề.
Làm thế nào để kịch bản xấu nhất về lao động và việc làm sẽ không diễn ra; làm sao cho không thể để 40 triệu người lao động bị ảnh hưởng xấu vì dịch bệnh, cụ thể là ko bị mất việc làm, là một bài toán vô cùng nan giải với Chính phủ và với mỗi địa phương, mỗi chủ doanh nghiệp.
Trong cái khó ló cái khôn, lửa sẽ thử vàng - truyền thống của dân tộc ta và thực tiễn bảo vệ và dựng xây đất nước đã chứng minh điều đó. Vậy nên, chúng ta tin tưởng rằng, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo tài tình của Chính phủ, với quyết tâm cao độ của ngành Y và ý thức trách nhiệm của mỗi công dân, cùng với đó - hết sức quan trọng - là những mưu lược, những sáng kiến của các chủ doanh nghiệp, những người sử dụng lao động, sẽ ko có kịch bản xấu xảy ra như trong báo cáo.
Và số người lao động bị mất việc làm, bị ảnh hưởng tiêu cực vì dịch bệnh sẽ ngày càng giảm xuống, tỉ lệ thuận với việc giảm xuống của những ca dương tính trong cả nước.
Hy vọng nào cho 15/9 15/9/2021 là mục tiêu mà Chính phủ vừa đặt ra để kiểm soát được dịch bệnh ở TP HCM. Những nơi bị nặng như Bình ... |
Đưa thuyền viên hoàn thành cách ly về nhà an toàn Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (Vinaship) vừa đưa một số sĩ quan, thuyền viên hoàn thành cách ly trở về nhà ... |
Công nhân khó khăn được hỗ trợ khẩn cấp Chiều 10/8, nghe chính quyền địa phương thông báo sẽ tạm phong toả cả thôn để điều tra, truy vết, Thảo thấp thỏm không yên. |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.