Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động: Đối tượng nào phải tham gia?
Phóng sự điều tra - 05/08/2022 16:32 HOÀNG LINH
Huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động tại Công ty TNHH O - Yang VINA (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: PV |
Trả lời: Theo Khoản 5, Điều 1, Nghị định số 140/2018/NĐ-CP, ngày 08/10/2018 (sửa đổi Điều 17, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/5/2016) quy định về đối tượng tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ gồm có:
“Điều 17. Đối tượng tham dự khóa huấn luyện ATVSLĐ.
1. Nhóm 1: Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương; cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại Khoản này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác ATVSLĐ.
2. Nhóm 2: Người làm công tác ATVSLĐ bao gồm: Chuyên trách, bán chuyên trách về ATVSLĐ của cơ sở; người trực tiếp giám sát về ATVSLĐ tại nơi làm việc.
3. Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
4. Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm 1, 3, 5, 6 quy định tại khoản này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
5. Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
6. Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật ATVSLĐ”.
Nội dung huấn luyện ATVSLĐ cho chủ doanh nghiệp; đội ngũ an toàn, vệ sinh viên; người làm công tác ATVSLĐ và công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ
Các Khoản 1, 2, 3 và 6 tại Điều 18, Nghị định số 44/2016/NĐ-CP quy định cụ thể nội dung huấn luyện cho từng nhóm lao động như sau:
“Điều 18. Nội dung huấn luyện ATVSLĐ
1. Huấn luyện nhóm 1
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ;
b) Nghiệp vụ công tác ATVSLĐ bao gồm: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về ATVSLĐ ở cơ sở; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh.
Công nhân sản xuất tại Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và sản xuất bao bì Phương Linh (Phú Thọ). Ảnh: P. Linh. |
2. Huấn luyện nhóm 2
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ;
b) Nghiệp vụ công tác ATVSLĐ: Tổ chức bộ máy, quản lý và thực hiện quy định về ATVSLĐ ở cơ sở; xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm ATVSLĐ; phân định trách nhiệm và giao quyền hạn về công tác ATVSLĐ; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại, biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động; xây dựng, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch ATVSLĐ hằng năm; phân tích, đánh giá rủi ro và xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp; xây dựng hệ thống quản lý về ATVSLĐ; nghiệp vụ công tác tự kiểm tra; công tác Điều tra tai nạn lao động; những yêu cầu của công tác kiểm định, huấn luyện và quan trắc môi trường lao động; quản lý máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về ATVSLĐ; sơ cấp cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động; công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, thống kê, báo cáo công tác ATVSLĐ;
c). Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh yếu tố nguy hiểm, có hại; quy trình làm việc an toàn với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ.
3. Huấn luyện nhóm 3
a) Hệ thống chính sách, pháp luật về ATVSLĐ;
b) Kiến thức cơ bản về ATVSLĐ: Chính sách, chế độ về ATVSLĐ đối với người lao động; kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc và phương pháp cải thiện điều kiện lao động; chức năng, nhiệm vụ của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên; văn hóa an toàn trong sản xuất, kinh doanh; nội quy ATVSLĐ, biển báo, biển chỉ dẫn ATVSLĐ và sử dụng thiết bị an toàn, phương tiện bảo vệ cá nhân; nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp;
c) Nội dung huấn luyện chuyên ngành: Kiến thức tổng hợp về máy, thiết bị, vật tư, chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại và phương pháp phân tích, đánh giá, quản lý rủi ro liên quan đến công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ mà người được huấn luyện đang làm; quy trình làm việc ATVSLĐ; kỹ thuật ATVSLĐ liên quan đến công việc của người lao động.
6. Huấn luyện nhóm 6
Người lao động tham gia mạng lưới an toàn, vệ sinh viên ngoài nội dung huấn luyện ATVSLĐ theo quy định còn được huấn luyện bổ sung về kỹ năng và phương pháp hoạt động của an toàn, vệ sinh viên”.
Tóm lại, bạn có thể đối chiếu người lao động thuộc nhóm nào để biết nội dung huấn luyện cụ thể cho từng nhóm lao động tương ứng.
Huấn luyện kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động cho đội ngũ an toàn, vệ sinh viên và đội viên cứu hộ mỏ do Công ty Than Mạo Khê (Quảng Ninh) tổ chức. Ảnh: CĐTKV. |
Doanh nghiệp có quyền tự huấn luyện ATVSLĐ cho tất cả người lao động trong công ty không?
Căn cứ Khoản 1, Điều 29 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc doanh nghiệp tự huấn luyện ATVSLĐ:
"Điều 29. Doanh nghiệp tự huấn luyện ATVSLĐ
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và tự chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho người lao động nhóm 4 theo một trong các hình thức sau đây:
a) Tự tổ chức huấn luyện nếu bảo đảm điều kiện về người huấn luyện theo quy định tại Nghị định này (Nghị định số 44/2015/NĐCP);
b) Thuê tổ chức huấn luyện".
Như vậy, doanh nghiệp chỉ có thể tổ chức huấn luyện ATVSLĐ và tự chịu trách nhiệm về chất lượng huấn luyện cho người lao động thuộc nhóm 4 tại doanh nghiệp theo một trong hai hình thức của Điểm a và b, Khoản 1, Điều 29 Nghị định số 44/2015/NĐ-CP; các nhóm 1, 2, 3, 5, 6 doanh nghiệp không thể tự huấn luyện ATVSLĐ.
Giải pháp để mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hoạt động hiệu quả Mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) còn giúp phát huy tính tích cực của phong trào quần chúng làm công tác ATVSLĐ, góp ... |
Văn hóa an toàn tác động đến người lao động như thế nào? Văn hóa rất khó định lượng và vẫn là một khía cạnh quan trọng của công tác an toàn tại nơi làm việc. Hầu hết ... |
Tăng cường bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động gắn với bảo vệ môi trường Thực hiện Kế hoạch số 206/KH-TLĐ, ngày 18/5/2022 về sơ kết 5 năm triển khai Chỉ thị số 04/CT-TLĐ, ngày 03/3/2017 của Đoàn Chủ tịch ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Phóng sự điều tra - 07/11/2024 19:16
Nhân viên tố Công ty Outcubator Việt Nam vi phạm hợp đồng lao động
Một nhân viên kế toán của Công ty TNHH Outcubator Việt Nam (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa làm đơn khiếu nại lãnh đạo Công ty không tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động - 06/11/2024 09:48
Công ty CP Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm với người lao động
Làm việc với các cơ quan chức năng của thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng), Giám đốc Công ty Cổ phần Môi trường xanh Friendly thoái thác trách nhiệm trả nợ tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội của người lao động đã làm việc cho Công ty này.