Hơn 300.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng: Đại học “hết thiêng”?
Văn hóa - Xã hội - 21/08/2022 12:48 MỸ ANH
Hơn 300.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển nguyện vọng. Ảnh minh họa: NGỌC THẮNG (Báo Thanh niên) |
Như vậy, hơn 300.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển nguyện vọng, chiếm tới 35%. Đây là một con số vô tiền khoáng hậu dù Bộ GD&ĐT đã nhắc nhở trên mọi kênh thông tin truyền thông để các thí sinh đăng ký nguyện vọng.
Con số đặc biệt này được rất nhiều các chuyên gia giải thích các khả năng khác nhau như: thí sinh có đăng ký xét tuyển nhưng khi điểm thi đã không vượt sàn; thí sinh chưa nắm rõ quy trình và đặc biệt, đa phần đều thống nhất một số lượng không nhỏ thí sinh đã chủ động bỏ nguyện vọng đại học chuyển qua các trường học nghề.
Với kết quả điểm thi như năm nay, việc thí sinh không vượt sàn không thể lên tới con số 35% thí sinh đã chủ động đăng ký xét tuyển trước đó. Còn chuyện thí sinh không nắm rõ quy trình, điều này càng khó. Bởi một bước quan trọng như xét tuyển nguyện vọng, các phương tiện truyền thông phát ra rả trình tự các bước, việc không hiểu dẫn tới không đăng ký được vẫn có thể có nhưng là rất hy hữu trên tổng số hơn 300.000 thí sinh.
Còn việc thí sinh chủ động từ bỏ đại học, khả năng này cao và có thể chiếm phần nhiều trong con số đột biến kia vì nhiều lý do. Những lý do này tích cực có, hơi tiêu cực cũng có, nhưng rút lại, việc tìm kiếm các lựa chọn khác thay cho đại học trong bối cảnh “phổ cập cử nhân bất đắc dĩ” là tín hiệu mừng.
Một thông tin đáng chú ý, vào khoảng giữa thời điểm các em đăng ký thi đại học và lựa chọn nguyện vọng, nhiều trường công bố học phí đại học. Dựa vào cơ chế tự chủ, nhiều trường đã tăng học phí “kịch trần”, tới vài chục phần trăm. Điều này có thể làm một số thí sinh và gia đình bỏ cuộc khi năng lực tài chính không đáp ứng đủ cho “mái trường mơ ước”.
Tất nhiên, có rất nhiều trường chỉ tăng nhẹ, thậm chí không tăng. Nếu thí sinh rơi vào tình cảnh không đủ tiền trang trải học phí, những trường đại học có học phí thấp sẽ là nơi các em cùng tập trung đăng ký. Điều này có thể thực chứng được sau khi các trường công bố điểm chuẩn và dao động điểm chuẩn.
Nếu các trường “con nhà nghèo” dao động điểm chuẩn tăng bất thường, rõ ràng, học phí đã tác động vào lựa chọn. Thậm chí, nhiều em còn từ bỏ luôn nguyện vọng đại học vì vấn đề học phí. Nếu điều này xảy ra thì Bộ GD&ĐT cần đặc biệt lưu ý. Việc tăng học phí có thể không thể tránh, song các chính sách hỗ trợ, cho vay cần rõ ràng và dễ tiếp cận hơn.
Quan trọng hơn cả, tấm bằng đại học đang có vẻ không còn nhiều ưu thế như trước. Chúng ta có thể thấy điều này ngay trong câu khuyên răn con cái. Trước đây, bố mẹ bảo con “chỉ có học mới thoát nghèo”. Ngày nay, những diễn ngôn như vậy đang ít dần.
Học hành 4 năm, ngốn một khoản kinh tế không phải nhỏ so với năng lực tài chính của nhiều gia đình, ra trường với tấm bằng đại học, các tân cử nhân không chắc có thể làm giàu bằng những người dành 4 năm ấy để bươn chải hay học nghề.
Thậm chí, ngay cả ngạch viên chức Nhà nước vốn “hot” nhiều thập kỷ qua, bắt buộc phải có bằng cử nhân để có “công việc ổn định” cũng không còn là ưu tiên của nhiều người trẻ. Đặc biệt trong bối cảnh, thông tin về nhiều viên chức xin ra ngoài ngày một nhiều.
Ở chiều hướng ngược lại, thị trường lao động đang thay đổi và dần vẽ ra một bản đồ mới về việc làm. Nếu chỉ “học để thoát nghèo”, lựa chọn khôn ngoan hơn về tài chính là học các trường nghề hay tìm một người làm ngành nghề nào đó rồi đi theo vừa làm vừa học theo lối cầm tay chỉ việc.
Cách đây 15 năm, tôi có một người bạn thân, người duy nhất trượt tốt nghiệp ở trường tôi, cũng đã đi theo một người thợ sửa máy xúc học nghề. Đến giờ, về kinh tế, cậu ấy đã hơn tất cả những người có bằng cử nhân, thạc sĩ đồng trang lứa. Những tháng ngày trong ghế nhà trường chúng tôi học được những kiến thức từ sách vở, thì cậu ấy lang bạt kỳ hồ khắp vùng đất nước, ở các công trình, học nghề và thâu nạp cả những vốn sống, trải nghiệm thực. Trường hợp như của bạn tôi không phải hiếm. Điều tương tự cũng xảy ra với các ngành cắt tóc, đầu bếp, hay sửa chữa xe cộ…
Tất nhiên, kết luận cuối cùng về nguyên do con số không đăng ký nguyện vọng đại học sẽ là của Bộ GD&ĐT. Song kiểu gì đi chăng nữa, việc giá trị tấm bằng đại học đang được thị trường “điều chỉnh” là điều thú vị đáng quan sát và suy ngẫm trong kỳ tuyển sinh này.
Hoặc trường tốt, hoặc học nghề và bỏ qua hoàn toàn các khoa, các trường tư nhàng nhàng mở ra chỉ để thu học phí và tạo cảm giác “có học đại học” là thang đo đúng đắn dành cho các sĩ tử.
Và quan trọng, thị trường lao động cũng đang cần như vậy.
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Mỹ Anh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee"Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Mỹ Anh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Mỹ Anh".
|
Lên phố trọ học có đáng sợ? Thi thể nam sinh viên ở Đại học Sư phạm TP. HCM đã được tìm thấy trên sông Sài Gòn sau 3 ngày mất tích. ... |
Tăng học phí trường công: Lợi bất cập hại Vào cuối tháng 4 vừa rồi, khi làm việc với TP. HCM, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, ... |
Nghịch lý học phí phổ thông và tự chủ đại học Giữa vô số than thở khi gánh nặng năm học mới sắp bắt đầu thì việc UBND TP. HCM đã có ý kiến cụ thể ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Cà phê tối - 30/10/2024 10:33
Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!
Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.
Cà phê tối - 28/10/2024 13:42
"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"
"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.
Cà phê tối - 28/10/2024 00:27
Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?
Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.
Cà phê tối - 26/10/2024 09:34
Cháy một ngôi chùa
Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.
Cà phê tối - 23/10/2024 15:47
Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân
Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi
Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội
Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”
Ba con số thiếu chủ ngữ
Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định