Lên phố trọ học có đáng sợ?
Cà phê tối - 15/02/2022 14:48 MỸ ANH
Xe đưa thi thể nam sinh viên Đại học Sư phạm TP. HCM tới nhà xác phục vụ công tác điều tra. Ảnh: Đình Văn (VnExpress) |
Hằng năm, tháng 8, tháng 9 thường là những tháng tất bật nhất đối với các tân sinh viên. Nhà trọ, việc làm thêm, ký túc xá… đều nhộn nhịp theo bước chân của hàng triệu thanh niên tới thành phố lưu trú để học tập.
"Ma trận" những thông tin lừa đảo, những “cò việc làm”, “cò nhà trọ” bủa vây những tân sinh viên chân ướt chân ráo lên phố. Chưa kể, hàng vạn cạm bẫy học đường cũng đang đợi chờ các em ở phía trước.
Cơ bản, ai cũng có thể sẽ “mắc câu” một lần. Đa số bọn họ đều vượt qua với những mức “học phí” khác nhau để hiểu sự nhộn nhạo của môi trường mới. Nhiều người trong số họ sau này ở lại chính thành phố mà họ từng mắc lừa ngay ngày “ra mắt” và lập nghiệp, định cư.
Nên trong mọi năm, tôi vẫn thấy những ngày sinh viên ồ ạt kéo lên phố nhập học là một dịp tương đối đặc biệt. Nó như mùa di trú khi có một lượng cư dân trẻ, đông cùng kéo vào thành phố. Họ mang những văn hóa, lối sống, các suy nghĩ của vùng quê mình, cùng sự hồn nhiên, nhiệt huyết của tuổi trẻ vun đắp cho các thành phố. Mỗi năm một lần, cứ như thế, thành phố mang nhịp đập đầy sức sống của những người trẻ. Năm nay do đại dịch, giữa tháng 2 này, chính là mùa di trú như thế.
Thành phố, với hàng trăm cuộc đón tân sinh viên qua các năm, cũng đã quen với việc này. Nó có đủ những sự nhiệt náo và cơ hội cho các bạn trẻ. Họ có thể vấp ngã nhưng họ cũng có thể đứng dậy mà lập thân nơi đây.
Nói chung, thành phố cũng có điều đáng sợ nhưng cũng không phải "ông ngáo ộp" cản trở các bạn trẻ đến đó học hành và sinh sống. Câu chuyện buồn của bạn trẻ ở Sài Gòn là một phần rất tối của vấn đề. Nó cũng chẳng đại diện cho điều gì, chỉ là một vụ việc đau buồn đang chờ lực lượng chức năng tìm lời giải.
Còn lại, các câu chuyện khác, các bạn trẻ khác vẫn đang đi tới những thành phố với tất cả sự háo hức, nhiệt thành và cảnh giác. Họ vẫn mong mỏi tìm được những điều mới mẻ từ thành phố nhộn nhịp. Và hơn cả, họ mưu cầu hạnh phúc từ thành phố ấy.
Về sau, có người thành, có người bại, có người chả thiết gì thành phố mà về quê hương lập nghiệp ngay khi cầm tấm bằng đại học. Nhưng rốt cuộc, thành phố không quá đáng sợ nếu nhìn trên bình diện rộng.
Năm nay, tôi cũng có người cháu ruột đi một thành phố xa trọ học. Trước đó, tôi cũng buồn vì đứa cháu lớn cùng 18 năm xa nhà. Sau, đọc câu chuyện buồn ở Sài Gòn thú thực, tôi cảm thấy một nỗi sợ hãi mơ hồ.
Nhưng nghĩ lại, buồn hay sợ thì cũng chỉ là cảm giác của cá nhân mình với tư cách người lớn, tư cách chở che. Còn các cháu, các tân sinh viên đã đủ trưởng thành để tự lập và gắng gỏi vượt qua những tai ách cuộc đời.
Sinh viên chạy xe ôm công nghệ: Được và mất? Xe ôm (trong đó có xe ôm công nghệ) thường tập trung đông ở các bến xe, bệnh viện, trường học... Người làm nghề xe ... |
Tôi mong muốn sinh viên “sống” được bằng đam mê TS. Phạm Văn Toản – Trưởng khoa Cơ điện – Điện tử (Trường Đại học Lạc Hồng) luôn muốn sinh viên của mình hiểu rằng, ... |
Ký túc xá thành khu cách ly và những lời nhắn gửi yêu thương của sinh viên Đại học FPT Hai ngày nay, học sinh và sinh viên trường FPT (Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội) đã gấp rút chuyển đồ và dọn ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 25/11/2024 15:46
Những điểm trường bị bỏ hoang
Từ miền núi tới đồng bằng, hàng loạt điểm trường bỏ hoang được gọi tên trong suốt thời gian qua trên báo chí phản ánh những nhức nhối của lãng phí. Không chỉ lãng phí tiền bạc, thời gian, nguồn lực, những điểm trường bỏ hoang “trơ gan cùng tuế nguyệt” như thách thức những nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng đời sống của người dân.
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Đoàn viên là trung tâm trong hoạt động chuyển đổi số của Công đoàn
- Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
- Những câu chuyện khởi nghiệp truyền cảm hứng của lao động Việt trên xứ sở kim chi
- Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
- Lúc tôi tuyệt vọng nhất, Công đoàn luôn bên cạnh