Hơn 134.000 người lao động quay trở lại TP. HCM làm việc
Người lao động

Hơn 134.000 người lao động quay trở lại TP. HCM làm việc

Duy Chương
Tác giả: Duy Chương
Ngày 18/10, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. HCM tổ chức họp báo thông tin công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
TP. HCM đề xuất chi 427 tỉ đồng hỗ trợ học phí cho học sinh 12 tỉ USD của TP HCM TP. HCM: Đa số người dân đã thích ứng an toàn trong điều kiện bình thường mới
Khoảng 134.850 lao động quay trở lại TP. HCM làm việc
TP. HCM có khoảng 134.850 người lao động quay trở lại làm việc.

Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. HCM, cho biết theo số liệu từ các KCX-KCN, Khu Công nghệ cao, hiện có khoảng 134.850 người lao động quay trở lại làm việc, bên cạnh hơn 5.000 người lao động của các doanh nghiệp nằm rải rác trên địa bàn các quận, huyện.

“UBND TP. HCM đã có Văn bản 3231 để vận chuyển công nhân quay lại làm việc. Trong thời gian tới, số lượng lao động ở Tây Nguyên sẽ khả quan hơn" – ông Lâm nói.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. HCM đã khảo sát và có danh sách cụ thể nhu cầu người tìm việc, việc tìm người và giao cho cơ quan chuyên môn để kết nối doanh nghiệp, mời người lao động phỏng vấn. Ngoài ra, Sở cũng có trung tâm giới thiệu việc làm để kết nối.

Hiện nay, TP. HCM có 127 cơ quan, tổ chức giới thiệu việc làm. Người lao động trở lại có 2 hướng là đến theo lời mời của công ty cũ hoặc muốn tìm việc làm mới.

Về việc chi trả gói hỗ trợ đợt 3, theo ông Lâm đến thời điểm này đã chi trả được hơn 5 triệu trường hợp. Ông Lâm cho biết, theo Chỉ đạo của UBND TP. HCM, việc chi trả kết thúc vào ngày 15/10, tuy nhiên do còn khoảng trên dưới 1 triệu trường hợp là lao động trước đã kê khai nhưng hiện nay chưa có mặt tại địa phương để nhận; hoặc đó là những người đang điều trị tại các bệnh viện, khu cách ly. Do đó, UBND TP.HCM đã chấp thuận kéo dài việc chi trả đến ngày 22/10. "Tinh thần là làm càng sớm càng tốt chứ không nhất thiết phải đến ngày 22/10 mới kết thúc việc chi trả” – ông Lâm nói.

Khoảng 134.850 lao động quay trở lại TP. HCM làm việc
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. HCM Phạm Đức Hải: "Số bệnh nhân nặng, số bệnh nhân thở máy, số bệnh nhân nhập viện trên địa bàn TP. HCM đang giảm từng ngày". Ảnh: VGP/Mạnh Hùng

Cũng tại buổi họp báo, Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP. HCM cho biết, tính đến 18 giờ ngày 17/10, TP. HCM có 418.269 ca Covid-19 được Bộ Y tế công bố, bao gồm 417.770 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 499 trường hợp nhập cảnh.

Liên quan đến việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em, theo ông Hải, ngày 14/10, Bộ Y tế có văn bản về việc tiêm vắc xin cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Thực hiện văn bản này, Sở Y tế TP. HCM đã có tờ trình gửi UBND TP. HCM nhưng hiện chưa có kế hoạch. Sau khi Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể hơn thì Sở Y tế TP. HCM mới tiếp tục triển khai.

Trả lời câu hỏi khi nào TP. HCM cho phép hàng quán mở cửa bán tại chỗ, ông Hải cho rằng người dân đều mong muốn hàng quán mở lại và bán cho khách ăn uống tại chỗ như điều kiện bình thường. Tuy nhiên, theo Chỉ thị 18, TP. HCM chỉ cho phép hàng quán phục vụ bán mang về. Do đó, nếu nơi nào mở cửa và bán cho khách sử dụng tại chỗ là chưa đúng quy định.

Cũng tại buổi họp báo, đại diện Sở Y tế TP. HCM cho biết vừa có văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các quận, huyện và TP. Thủ Đức về hướng dẫn đánh giá cấp độ dịch theo Quyết định 4800 của Bộ Y tế.

Văn bản hướng dẫn cách tính các tiêu chí để đánh giá cấp độ dịch dựa trên 3 tiêu chí: Số ca mắc mới tại cộng đồng, độ bao phủ vắc xin và tiêu chí bảo đảm khả năng chăm sóc người mắc Covid-19 tại cộng đồng.

Các địa phương phải đánh giá cấp độ dịch vào thứ 6 hằng tuần. Ngay sau khi có kết quả đánh giá, các địa phương phải gửi báo cáo kèm theo kế hoạch can thiệp đối với các địa bàn có cấp độ dịch diễn tiến theo chiều hướng xấu về Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP. HCM, đồng thời gửi báo cáo công bố kết quả vào thứ hai hằng tuần.

Vụ nổ lò khí hóa ở Bắc Ninh: Gia đình nạn nhân mong muốn được bồi thường thỏa đáng Vụ nổ lò khí hóa ở Bắc Ninh: Gia đình nạn nhân mong muốn được bồi thường thỏa đáng

Ông Nguyễn Văn Chỉnh, bố đẻ anh Nguyễn Văn T. (SN 1995) - một trong 3 công nhân tử vong sau vụ nổ lò khí ...

Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông tin phòng, chống Covid-19 Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông tin phòng, chống Covid-19

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu lãnh đạo Bộ Y tế trực tiếp thông báo thông tin cập nhật hàng ngày, hàng tuần về công ...

12 tỉ USD của TP HCM 12 tỉ USD của TP HCM

Hơn hai tuần mở cửa, TP HCM đang dần lấy lại sức sống của mình. Nhưng cơn “bạo bệnh” vừa qua với những thiệt hại ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm