Họa sĩ Trương Đình Dung: Đam mê vẽ với họa pháp tự do
Kinh tế - Xã hội - 01/03/2022 15:24 BỘI NHIÊN
Nét thanh xuân trên ngôi vườn nghệ thuật Rời Sài Gòn vì ... COVID |
Họa sĩ Trương Đình Dung tại một triển lãm mỹ thuật. Ảnh: BỘI NHIÊN |
Trong không gian sáng tác của Trương Đình Dung có nhiều bức tranh đang vẽ, là mấy bức sơn dầu đang mang lại trên những cánh hoa đồng nội hay nhành thạch thảo đời sống mỹ thuật, một bức tĩnh vật sơn mài tươi tắn, bức thủy mặc vẽ những ngôi nhà trầm lắng ở triền đồi, một bức tranh lụa mịn màng sắc hoa đào, bức tranh phong cảnh êm đềm của làng quê… Hôm qua và hôm nay, họa sĩ qua bờ Bắc của dòng Hiếu Giang, ngó nghiêng tìm kiếm những rung động thầm thì trên cỏ, trên cát, trên mặt sông. Và vẽ như để trải nghiệm nên tranh không nặng về đề tài hay tư tưởng, tác phẩm hội họa của Trương Đình Dung là để lưu giữ lại những khoảnh khắc bình dị nhất của những góc quê, khóm hoa, ngõ phố và đôi khi là những tình cảm mà họa sĩ bắt gặp trong cuộc sống. Đó là lý do vì sao rất dễ gặp trong tranh của Dung một vài mái nhà, cổng làng, cổng chùa, hàng rào, bờ tường, xóm ngõ, hoa dại hiện diện toàn thể ở tranh này, bị che khuất một phần bởi các lùm cây ở tranh kia. Các lùm cây thì cô đặc thành khối xanh lục thẫm, tường nhà thì trắng bệch hoặc nhợt nhạt như chính họa sĩ muốn phi lý hóa thực tế hoặc vờ như tàn nhẫn với cảnh vật, do đấy, dường như các bức họa ấy có những bi kịch của tự nhiên. Thể hiện những khách thể thẩm mỹ đó là những đường nét và màu sắc tối giản, không gian cũng được tối giản nhưng cái độc đáo của mỗi bức tranh là ẩn đằng sau sự tối giản là một ngôn ngữ hội họa thể hiện sự trải nghiệm, tìm tòi khá phong phú của họa sĩ. Với ngôn ngữ đó, dù đến bây giờ chưa nhiều người biết đến nhưng khi có dịp thưởng lãm thì người xem biết ngay tác phẩm nào là tranh của Trương Đình Dung bởi ở tranh hiện hữu cái riêng nhờ sự tối giản về đường nét, màu sắc, không gian.
Khơi gợi ý muốn tìm hiểu cách xử lý khá độc đáo và sự khác lạ về nét khi xem những bức tranh Quê (Acrylic), Hoa dại (Acrylic), Sen (Thủy mặc), Hơi thở đô thị (Sơn dầu), Cùng bám biển (Lụa), Sen (Sơn mài), Huyền thoại Krông Klang (Sơn dầu) của Trương Đình Dung, tôi đã nhận từ Trương Đình Dung câu nói: “Mình luôn chuyển mình theo thời gian để khám phá và khắc họa cái mới từng giờ, từng ngày, từng tháng”. Ngôn ngữ hội họa của Trương Đình Dung bắt đầu từ lúc là cậu học trò lớp 3 vẽ bức tranh về hội quê được giải Nhì Mỹ thuật của thành phố Huế vào năm 1984 tới khi có tranh treo tại Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2005. Dung bảo, mình càng vẽ càng vui, càng sáng tạo dù bức tranh sơn dầu vẽ hôm nay thì ngày mai phải xóa để vẽ lại hoặc phải vẽ vài tháng một bức sơn mài nhưng sự theo đuổi vẫn bền lâu. Rồi dòng tranh Thủy mặc là vốn chữ, là thư pháp vẫn nhận từ Dung những tìm tòi, chắt lọc từ cuộc sống cùng kỹ năng đã được đào tạo bài bản, tay nghề đã vững với bút pháp, màu sắc, đường nét, hình họa rất riêng. Rồi thì với công việc của một giảng viên mỹ thuật ở Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Quảng Trị, Trương Đình Dung truyền lửa qua các thế hệ học trò mà nay đã có một số người thành công như nghệ sĩ điêu khắc Nguyễn Văn Hùng và họa sĩ Lê Cảnh Oánh ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa.
Được dạy vẽ từ lúc 8 tuổi bởi thầy Đặng Hải Đường ở khu Văn Thánh, thành phố Huế rồi học Đại học Nghệ thuật Huế với các thầy giáo là những họa sĩ đương đại trứ danh của Việt Nam như họa sĩ Trương Bé, họa sĩ Phạm Đại, họa sĩ Vĩnh Phối nhưng tới bây giờ ảnh hưởng lớn nhất đối với Trương Đình Dung vẫn là những nét cọ lập thể, trừu tượng của danh họa Pablo Picasso qua sách, báo. Do vậy, dù là con người hòa đồng nhưng cảm hứng sáng tác của Trương Đình Dung ít hứng thú với hiện thực và tranh của Dung thể hiện cái nhìn từ dưới lên, từ trái qua trong bố cục vuông. Về phong cách sáng tác, Trương Đình Dung khẳng định mình không quan tâm nhiều đến bố cục, không coi trọng đến hình. Có thể vì vậy mà tranh của Dung lôi cuốn người xem bằng những xúc cảm về màu sắc và các rung động tình cảm được trưng trổ trên những nhát cọ, nét bút tự do hòa quyện với nhau làm mặt tranh sáng bừng những hòa sắc, lớp lang màu chồng chéo, sâu lắng. Thoạt nhìn, ngỡ như các màu sắc trong tranh của Trương Đình Dung được vẽ cô lập và nội dung đơn giản, ít vấn đề nhưng ngắm kỹ sẽ thấy sắc độ chuyển khá nhiều và tinh tế. Sự chuyển sắc đó được vẽ chồng phủ đều đặn và có âm hưởng sâu xa của màu, hàm chứa cách làm việc có hệ thống và mạch lạc với một đời sống tâm lý phức tạp. Trương Đình Dung sáng tác dựa trên ngôn ngữ tạo hình và màu sắc “không có nhiều yếu tố phức tạp về hình, bố cục, cũng không nhằm biến đổi nhưng luôn được cách điệu hay đơn giản hình thể, rõ ràng với cảm hứng hoàn toàn đến từ thiên nhiên mà mình chỉ làm cho nó sáng hơn, đẹp hơn theo nghĩa của hội họa”. Theo cách đó, hội họa của Trương Đình Dung làm thỏa mãn giác quan của người xem bằng các cung bậc màu sắc và đường nét hết sức tinh tế.
Đến nay, họa sĩ Trương Đình Dung đã tạo được sự đa dạng trong phong cách, bút pháp của tranh sơn dầu, sơn mài và thủy mặc cho thấy đam mê hội họa và tính cách phóng khoáng, sự tìm tòi và khám phá đề tài mới lạ về thiên nhiên, con người, cuộc sống của một người đã tốt nghiệp Đại học Nghệ thuật Huế, chuyên khoa Sơn mài và tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Thủy mặc tại Đại học Cát Lâm (Trung Quốc). Nên giờ đây, tranh của Trương Đình Dung vẫn cho thấy sự tìm tòi và khám phá đề tài, sự đa dạng về phong cách và bút pháp thể hiện, sự trăn trở và đam mê bất tận với hội họa của một họa sĩ phóng khoáng luôn thể hiện cảm hứng lãng mạn phương Đông trên mỗi tác phẩm mang họa pháp đặc biệt tự do…
Cùng bám biển - Lụa. Trương Đình Dung |
Huyền thoại Krông Klang - Sơn dầu. Trương Đình Dung |
Chuyện Ukraine và mâm cơm của chúng ta Chiến trận ở Ukraine đang thu hút sự quan tâm của cả thế giới lẫn rất nhiều người Việt Nam chúng ta và ai cũng ... |
Thấy gì từ chức vô địch giải đấu “vô tiền khoáng hậu”? 2 đội bóng đột ngột rút khỏi giải; trận đấu tranh hạng 3 bị hủy do một đội tuyển không còn đủ người thi đấu; ... |
Bác sĩ rởm và những lo ngại thật Mấy ngày nay, truyền thông và dư luận xã hội đang lên “cơn sốt” về vụ việc bác sĩ rởm tên Khiêm ở Thành phố ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.