
![]() |
Nguyễn Quốc Khiêm giả mạo bác sĩ để tham gia vào nhóm tình nguyện viên hỗ trợ tại Khu cách ly Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM (quận 12). Ảnh: Báo Pháp Luật TP. HCM |
Nhưng dường như cả giới truyền thông và dư luận xã hội đã chỉ tập trung vào lên án Khiêm mà quên mất phần trách nhiệm của các cơ quan, các cơ sở y tế, những nơi đã để cho Khiêm mạo danh bác sĩ, lọt vào và hoạt động ở đó mà nguy hại của nó là không thể cân đong đo đếm được. Nghĩa là chúng ta chỉ chăm chăm chặt ngọn cái cây bị sâu đục ruỗng mà không biết chính cái gốc cây cũng có vô số sâu đang đục khoét.
Chúng ta sẽ lần lượt điểm danh các cơ sở y tế, các cơ quan tại TP. HCM đã để cho tay bác sĩ rởm này “chui sâu, leo cao” và bây giờ lại tỏ ra vô can ra sao.
Nguyễn Quốc Khiêm (SN 1998, quê Ninh Thuận) đã giả mạo để tham gia vào nhóm tình nguyện viên hỗ trợ tại Khu cách ly Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM (quận 12). Điều đáng lưu ý là, ngày 16/8/2021, Trung tâm Y tế quận 12 đã có Quyết định về việc điều động, phân công nhân sự, trong đó Nguyễn Quốc Khiêm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại Khu cách ly tập trung Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM. Đến tháng 9/2021, sự việc bị phát hiện thì “bác sĩ” Khiêm đã nghỉ việc tại Khu cách ly Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM.
Khiêm chỉ là một “con tốt” trên một bàn cờ mà những “quân cờ” còn lại ai cũng thấy rất rõ gồm: Trung tâm Y tế quận 12, Trường ĐH Y Dược TP. HCM và Sở Y tế TP. HCM. Trong 4 quân cờ có liên quan đến ván đấu, truyền thông và dư luận, như những người chơi cờ vồ, chỉ quan tâm đến những bước đi của “con tốt” Khiêm mà quên đi bước đi của 3 “quân cờ” còn lại.
Không thể phủ nhận, hành vi làm giả các tài liệu, con dấu của cơ quan tổ chức là vi phạm pháp luật, là đáng lên án và không thể bàn cãi.
Nhưng xét trong thời điểm “đỉnh dịch" ở TP. HCM đang hoành hành, hàng triệu ca nhiễm Covid-19 được phát hiện, số ca tử vong lên đến hàng chục ngàn người. Lực lượng y, bác sĩ tại TP. HCM gần như đuối sức để chống chọi với dịch bệnh. Hàng ngàn y, bác sĩ làm đơn xin thôi việc dưới áp lực và sự khủng hoảng bởi căn bệnh Covid-19, một căn bệnh đang được xem là dịch bệnh của thế kỷ. Ngay lúc ấy, UBND quận 12 đề nghị cử nhân sự tham gia hỗ trợ tại Khu cách ly Trường Cao đẳng Điện lực TP. HCM.
Trường Đại học Y Dược TP. HCM đã lập nhóm trên mạng xã hội để tuyển sinh viên đăng ký tham gia theo hướng dẫn bằng đường liên kết của mạng xã hội Google. Theo đề xuất tuyển 10 tình nguyện viên, thì chỉ có 8 hồ sơ được nộp về, trong đó có Nguyễn Quốc Khiêm.
Nguyễn Quốc Khiêm đã dám nộp hồ sơ để đi làm tâm dịch, nơi mà chính các y, bác sĩ được sát trùng, khử khuẩn hằng ngày nhưng vẫn có thể nhiễm bệnh. Không ít các y, bác sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến thầm lặng chống Covid-19.
Trả lời trên các phương tiện truyền thông, Khiêm chỉ nghĩ đơn giản là tham gia chống dịch, làm cái việc mà Khiêm yêu thích chứ không phải để lừa đảo. Khiêm đăng ký theo diện sinh viên, tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, lấy ven và hỗ trợ cơm nước chung với mấy bạn tình nguyện chứ không tham gia điều trị.
Bản thân Khiêm chỉ muốn đóng góp gì đó cho công tác chống dịch, thiện nguyện. Khiêm làm ra cái giấy khen chỉ để gửi khoe cho gia đình vui, nhất là bà nội vì Khiêm đang sống với bà nội. “Bác sĩ” Khiêm khẳng định lần nữa với các cơ quan truyền thông là không trục lợi gì từ việc tình nguyện tham gia chống dịch.
Với cách suy nghĩ giản đơn của một thanh niên mong muốn được cống hiến, sẵn sàng lao vào nơi nguy hiểm nhất để hỗ trợ bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở bệnh viện dã chiến. Nơi đây đã khiến nhiều y, bác sĩ quyết tâm cởi bỏ chiếc áo blouse trắng thiêng liêng để bảo toàn mạng sống thì một thanh niên như Nguyễn Quốc Khiêm lại bước vào.
Một số cơ quan truyền thông “đẩy” hình ảnh Nguyễn Quốc Khiêm như một “siêu lừa đảo” và làm giả các giấy tờ để qua mặt cơ quan chức năng. Trong cách đưa tin của báo chí, chỉ cần khai thác một góc nhìn thiếu thiện cảm về một cá nhân sẽ khiến cá nhân đó từ anh hùng trở nên “nhem nhuốc” như một kẻ tội đồ.
Nếu trên các phương tiện truyền thông từng ca ngợi những tấm gương “hiệp sĩ đường phố”, đã làm thay nhiệm vụ của các chiến sĩ Công an để mật phục bắt cướp thì hãy nhìn Nguyễn Quốc Khiêm dưới góc nhìn tích cực đó thì sẽ như thế nào?
Cần phải khẳng định các cơ sở y tế và cơ quan Nhà nước liên quan đến vụ bác sĩ rởm Khiêm đều có phần trách nhiệm liên đới không hề nhỏ. Chúng ta hoàn toàn thông cảm và hết sức chia sẻ với các cơ sở y tế và các cơ quan đó trong vô vàn những khó khăn và áp lực của họ khi dịch bùng phát tại TP. HCM. Nhưng, dù thông cảm và chia sẻ chân thành đến mấy cũng không thể bỏ qua một sai lầm nguy hại như việc để Khiêm lọt vào cơ sở điều trị cách ly.
Ai trong chúng ta cũng hiểu bác sĩ điều trị là một vị trí đặc thù, đặc biệt, người không có trình độ chuyên môn cao, không có bằng cấp hợp pháp thì cũng không thể được phân công. Ở đây, để cho Nguyễn Quốc Khiêm trở thành bác sĩ phụ trách một điểm điều trị với các quyền năng ra y lệnh, là một việc làm sai trái nghiêm trọng.
Vụ việc được phát hiện từ tháng 9/2021 nhưng chưa được giải quyết mà được “bỏ trôi” cho đến khi báo chí nêu ra, các cơ quan chức năng vào cuộc. Vì vậy, cũng không thể cho rằng báo chí đào xới lên một việc đã giải quyết xong rồi.
Để kết thúc bài viết, xin một lần nữa được nhắc lại, bác sĩ Khiêm là rởm, nhưng mối lo ngại về sự cẩu thả, tắc trách, vô trách nhiệm trong công tác nhân sự, tổ chức của một số cơ sở y tế và cơ quan Nhà nước trong vụ việc này là những điều đáng lo ngại thực sự.
Bộ Y tế và UBND TP. HCM cần thiết phải chỉ đạo làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và cơ quan liên quan trong vụ này. Đó không chỉ là để quy trách nhiệm hay kỷ luật ai đó mà đó còn là vì sức khoẻ, tính mạng bệnh nhân, vì sự an toàn tính mạng của Nhân dân và còn vì cả uy tín của chính ngành Y tế quốc gia và uy tín của hệ thống Y tế TP. HCM.
![]() Vụ bác sĩ Khiêm giả đang gây xôn xao dư luận cùng những ý kiến trái chiều, bức xúc nhiều nhưng "cảm thông" cũng chẳng ... |
![]() Câu chuyện “bác sĩ Khoa” rút ống thở của mẹ để cứu mẹ con sản phụ đã được xác nhận là tin giả. Những người ... |
![]() Những than thở khó khăn, bất tiện do giãn cách hay “phong tỏa” ở các nơi của nhiều người có lẽ khó có thể so ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
