Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân
Người lao động

Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân

Ngọc Huyền
Tác giả: Ngọc Huyền
Nhiều công nhân đi xe máy, vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết vì muốn tiết kiệm tối đa chi phí.

Những vất vả lần đầu mới kể

Từ Phú Yên vào Bình Dương làm công nhân đã hơn 5 năm, Tết này là lần thứ 3 anh Dương Lê Đô quyết định tự chạy xe máy về quê. Anh Đô nói, đây là phương tiện khiến anh có thể chủ động cho hành trình và ít tốn kém.

“Trước giờ tôi chưa khi nào có ý định sẽ đi máy bay phần vì đắt đỏ, phần nữa là do bất tiện. Trong những năm đầu mới vào thành phố tôi cũng đi xe khách như mọi người. Tuy nhiên, mỗi dịp Tết đến giá vé xe tăng gấp 2, gấp 3 lần ngày thường, chưa kể đến việc đặt vé xe ngày Tết tương đối khó. Có nhiều năm tôi phải nằm đường luồng vì không đặt được giường. Nằm ngay đường đi rất bất tiện, đôi khi người ta đi qua rồi đi lại còn dẫm lên mình. Cũng phải trả cùng mức giá nhưng tôi chỉ có một khoảng trống nhỏ để ngồi, lắm lúc mỏi quá, muốn nằm xuống nhưng cũng chẳng có chỗ vì quá chật”, nam công nhân Công ty TNHH White Feathers International kể.

Năm nay, anh Đô cùng một vài người bạn đồng hương đã rủ nhau lập team cùng “phượt” về quê.

Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân
Anh Đô chuẩn bị về quê ăn Tết với gia đình - Ảnh: NVCC

Làm việc tại Công ty TNHH Advanced Multitech Đồng Nai, Tết nay chị Trang (quê Phú Yên) cũng lựa chọn về quê bằng xe máy thay vì đi xe khách như mọi năm.

Lý do được chị đưa ra tương tự anh Đô. Hơn nữa, việc đặt vé khó khăn, lại tốn kém khiến chị Trang cảm thấy mệt mỏi. Nhận được lời mời lập team chạy xe về của một vài người bạn, chị gật đầu ngay.

“Năm nay vé xe tăng gấp đôi so với mọi khi, bình thường tôi về chỉ khoảng 300 ngàn đồng thì nay lên tới 600 ngàn đồng, chưa kể chi phí mang xe máy về để tiện đi lại mất 500 ngàn đồng nữa. Vì thế tôi quyết định cùng một vài người bạn đi về bằng xe máy. Dạo này tôi lướt mạng xã hội thấy nhiều người lập team chạy xe về quê ăn Tết, tôi thấy đây là một trải nghiệm tương đối mới nên muốn thử xem nó như thế nào, nếu được thì năm sau chúng tôi sẽ tiếp tục tự chạy xe để chủ động và tiết kiệm hơn”.

Người lao động đa phần có thu nhập thấp, có nhiều khoản phải chi tiêu mỗi dịp Tết đến. Do vậy, mọi thứ đều phải được cân đo, đong, đếm một cách kỹ lưỡng để làm sao tiết kiệm tối đa mức chi phí cần bỏ ra. Vì mong muốn có một cái Tết sum vầy bên gia đình, anh Đô và chị Trang chấp nhận đi hàng trăm cây số để trở về nhà.

Hành trình hàng trăm cây số

Dậy từ tờ mờ sáng để khởi hành, anh Đô đã chuẩn bị sẵn đồ đạc tối hôm trước để có thể bắt đầu hành trình về quê của mình đúng như kế hoạch. Quãng đường từ khu trọ về quê anh Đô hơn 400 cây số, trong điều kiện bình thường, chạy xe máy mất khoảng 8 đến 10 tiếng.

Hành trang anh Đô mang theo tương đối đơn giản, chỉ vài bộ quần áo và phần quà Tết của Công ty.

“Tôi đi về cùng với bạn nên hai đứa thống nhất chỉ mang những đồ cơ bản về, xe máy nhỏ, chất đồ quá cồng kềnh di chuyển sẽ khó khăn, chạy đường xa rất dễ gây nguy hiểm. Những ngày cuối năm, đường phố xe cộ rất đông đúc, đặc biệt là đường quốc lộ thì xe tải, xe container nhiều vô kể, chúng tôi đi hai người mệt quá thì đổi lái, hoặc ghé vào quán nước nghỉ một lát cho đỡ mệt mới đi tiếp”, anh Đô chia sẻ.

Video: công nhân đi xe máy về Tết

Với trải nghiệm 3 năm chạy xe máy về quê ăn Tết, anh Đô nói bên cạnh việc tiết kiệm chi phí, chủ động thời gian thì cũng gặp không ít trường hợp “dở khóc, dở cười”.

“Những năm đầu vì chưa có kinh nghiệm nên tôi mang rất nhiều đồ về nhà: nào quà bánh, nào quần áo, đồ đạc... Tuy nhiên, chạy xe đường xa đồ đạc vướng víu khiến việc di chuyển gặp nhiều khó khăn hơn, lắm lúc còn suýt ngã. Không chỉ thế, đôi lúc tôi còn bị hết xăng, hỏng xe giữa đường phải nhờ những người xung quanh giúp đỡ", anh kể.

Sau đó, anh Đô dần rút kinh nghiệm để hành trình về Tết được an toàn. Trước ngày về quê, anh sẽ đi thay nhớt và kiểm tra lại xe. Anh cũng tìm hiểu và nhớ vị trí các cây xăng trên đường để nạp đúng lúc.

Anh Đô kể, có lần chạy xe mệt và buồn ngủ song vẫn ráng đi tiếp, suýt nữa va vào xe khác. Điều này quá nguy hiểm và anh rút kinh nghiệm sẽ vào quán nước nghỉ ngơi cho tỉnh táo mới tiếp tục hành trình.

"Về nhà có chậm hơn một chút nhưng mà an toàn", anh nói.

Lần đầu trải nghiệm về quên bằng xe máy chị Trang cũng có nhiều cảm xúc đan xen. Với chị đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Thế nhưng chị Trang cho rằng nữ giới chạy xe đường dài đòi hỏi phải có sức khỏe tốt và tay lái cứng.

Hành trình vượt hàng trăm cây số về quê ăn Tết của công nhân
Một điểm dừng chân nghỉ ngơi trên đường về quê của Trang và nhóm bạn - Ảnh: NVCC

“Đây là lần đầu tôi tự chạy xe về quê, việc phải đi xe 9 - 10 tiếng liên tục khiến tôi cảm thấy tương đối mệt, cả người đau mỏi. Chi phí cho một chuyến đi chia ra tương đối rẻ, chúng tôi chạy về luôn không nghỉ qua đêm tại khách sạn, chỉ ghé vào ăn uống dọc đường. Cộng cả chị phí xăng xe và ăn uống chia ra mỗi người chỉ khoảng chưa đến 300 ngàn đồng. Số tiền tiết kiệm được, tôi có thể mua thêm cho em gái hay bố mẹ ở nhà bộ quần áo mới”, chị Trang cho biết.

Hành trình dài đầy vất vả, thời tiết khi nắng, khi mưa nhưng anh Đô, chị Trang và những người bạn vẫn rất hứng khởi vì được về quê ăn Tết với gia đình. Trên đường đi mọi người hỗ trợ nhau khi gặp sự cố, cùng giúp nhau có một hành trình an toàn. Băng qua hàng trăm cây số, cuối cùng sau một năm nỗ lực làm việc, những công nhân xa quê cũng có một cái Tết đầm ấm bên gia đình.

Video: 8 lưu ý người lao động đi xe máy về quê cần biết.

Nữ công nhân hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường Nữ công nhân hơn 30 năm đón giao thừa ngoài đường

Chị Kim Anh là một trong 300 công nhân lao động được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tặng quà Tết, chiều 28 tháng ...

Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về… Qua ròng rã khó khăn sẽ vui ngày mới về…

Đã mấy dịp Tết, hình ảnh những phần quà Tết buộc ngay ngắn ở phía sau xe máy của công nhân Công ty Sản xuất ...

Chuyến tàu Xuân nghĩa tình đưa công nhân về Tết Chuyến tàu Xuân nghĩa tình đưa công nhân về Tết

Sau 10 năm mưu sinh tại TP HCM, chị Tuyền Giang mới được về Quảng Ngãi ăn Tết cùng gia đình.

Tin mới hơn

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trước tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn và đang bào mòn quyền lợi, tương lai an sinh của hàng triệu người lao động, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Đây được kỳ vọng sẽ là “lưới chắn” quan trọng để bảo vệ an sinh cho người lao động, đặc biệt là những người đã và đang mòn mỏi chờ đợi quyền lợi sau hàng chục năm cống hiến.
Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Nơi từng là căn cứ kháng chiến, bom đạn cày xới, lau sậy um tùm và bụi đất đỏ mù trời, nay bừng sáng bởi những nhà máy hiện đại vận hành suốt ngày đêm. Khu công nghiệp rộng hàng ngàn hecta vươn mình trỗi dậy, là minh chứng sống động cho sự chuyển mình kỳ diệu sau ngày đất nước thống nhất.

Tin tức khác

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Trên vùng đất nắng gió Quảng Bình – nơi rừng nối biển, người dân gắn bó từng tấc đất, từng nhịp sống – có những con người lặng thầm gieo mầm hy vọng, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và nhân văn trong lao động và đời sống.
Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Xem thêm