Hành trình số hóa - xin đừng hình thức, đối phó
Kinh tế - Chính sách - 06/10/2022 15:05 QUỐC THẮNG
Những chuyện số hóa nửa vời như thế đang xảy ra hằng ngày.
Phải mất hơn 1 tháng tôi mới làm xong thủ tục để nhận giấy khai sinh cho con gái của mình. Nguyên nhân của sự chậm trễ này đến từ quy trình số hoá - đi ngược lại với mục tiêu: số hoá là để mọi thủ tục trở nên đơn giản và nhanh gọn.
Là người hứng thú với số hóa, dù phải mất kha khá thời gian để khai mẫu trực tuyến, scan và đính kèm thành phần hồ sơ yêu cầu trên trang web của phường nhưng tôi rất vui vì hình dung ra sự tiện dụng này. Quy trình, thời hạn, mã giao dịch kèm mã vạch được trả lại một cách rất bài bản. Tuy nhiên, vẫn không có bất cứ thông báo nào khi đến hạn.
Và kết quả là, một bản khai bằng giấy kèm hồ sơ photo và sao y các văn bản gốc mới được tiếp nhận. Cán hộ hành chính phường trả lời tôi ngắn gọn: thủ tục đăng ký khai sinh thuộc mức độ 3 nên sau khi scan trên trang web, phải mang hồ sơ giấy đến tiến hành các bước khác. Số hóa trong trường hợp này chỉ kéo dài thêm thời gian và tiêu tốn thêm công sức.
Thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) tổ chức diễu hành hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10. Ảnh: baoquangnam.vn |
Số hóa là gì và chúng ta đang ở đâu trong số hóa thủ tục hành chính để hằng ngày vẫn xảy ra những câu chuyện đi ngược lại với mục đích của nó?
Ai cũng đồng ý việc phải phải áp dụng công nghệ vào nền hành chính và nó như là cốt lõi cho sự vận hành đất nước. Nhưng vấn đề còn lại là cách làm.
Ai cũng đồng ý việc số hóa thủ tục hành chính nhưng cần hiểu chuyển đổi số không đơn thuần là câu chuyện chuyển từ “offline” sang “online”, từ "bản cứng" sang "bản mềm", từ thủ công sang tự động, mà trước hết là chuyển đổi tư duy.
Chuyển đổi số không chỉ là cuộc thu thập dữ liệu mang tính hình thức mà là ở cách làm thiết thực.
Tôi tin chắc rằng, để có được một nền tảng bài bản về các thủ tục hành chính như chính quyền nơi tôi ở, lãnh đạo và cán bộ đã mất công sức và trí tuệ đầu tư, nhà nước đã chi một khoản không nhỏ để hình thành đề án. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang bị các công ty công nghệ vừa thổi phồng giá trị sản phẩm của họ như là “cứu tinh”, vừa tiếp thị sản phẩm theo kiểu hù dọa “Số hóa hay là chết?”. Nhưng đối với thủ tục hành chính, đừng áp lực vì câu hỏi sống chết này, mà hãy bình tĩnh giải quyết vấn đề bằng câu hỏi khác: Khi nào số hóa? Số hoá khâu nào, thủ tục nào và không số hoá khâu nào thủ tục nào một cách rạch ròi?
Vì nhập nhằng, nước đôi sẽ tạo ra nhiều tình huống nửa vời. Trong số những thứ nửa vời, biết nửa vời là cái nguy hiểm nhất và đổi mới nửa vời đưa lại nhiều thiệt hại nhất. Với trường hợp này, thiệt hại ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của các cơ quan ban hành và cơ quan thực thi chính sách.
Thay vì phân chia cấp độ số hoá cho hầu hết các thủ tục, hãy bắt đầu từ việc thực hiện số hóa một cách đúng nghĩa và triệt để một thủ tục. Lợi ích của cách làm này là giúp cán bộ hành chính so sánh được một cách rõ ràng đến từng thao tác giữa số hóa và không số hóa, người dân nhận biết được những ưu việt của chủ trương và sẵn sàng hưởng ứng số hóa cho các thủ tục tiếp theo.
Và như vậy, số hóa không đơn thuần là công nghệ, mà trước hết là tư duy. Khi tư duy chưa được mở, cán bộ hành chính chưa có tâm lý sẵn sàng để thay đổi thì số hóa chỉ là hình thức đối phó.
Tại phiên họp thứ 2 của Ủy ban Chuyển đổi số Quốc gia ngày 27/4/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề cao mục tiêu phải liên tục đổi mới, phải “dấn thân thực sự vào công cuộc chuyển đổi số” ở từng cấp, ngành và địa phương. Phải quán triệt tính thiết thực trong công tác chuyển đổi số, tuyệt đối “không hình thức”, “không đánh trống ghi tên”, nhằm hướng tới cái đích cuối cùng: người dân được hưởng lợi thực sự, đất nước thịnh vượng thực sự.
Nhiều đơn vị, tổ chức hiện nay đang lâm vào tình trạng: muốn số hóa thì mua một phần mềm và xem nó là cứu cánh cho chiến lược, sau khi ứng dụng và mọi thứ bị xáo trộn: nhân viên vẫn theo lối tư duy và cách làm việc cũ, khách hàng vẫn buộc phải theo thói quen cũ. Công việc gấp đôi nhưng hiệu quả vẫn như cũ. Dữ liệu trở thành “biểu tượng” cho sự đối phó.
Vẫn biết rằng, trong mọi cuộc cải cách đều có những giai đoạn giao thời đầy khó khăn. Nhất là, khi cái mới chưa vin được ngọn ngành mà cái cũ chưa đứt hẳn cội rễ. Và cũng chính vì thế, người dân khi đến làm thủ tục hành chính cần hiểu những tình huống bất khả kháng của cán bộ; ai cũng mong muốn thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ, nhanh chóng và thuận tiện. Nhưng “giao thời” không đủ sức bao biện cho tình trạng nửa vời kéo dài; vì khi đó, nhiều hệ lụy sẽ xảy ra.
Chỉ còn 3 ngày nữa là đến 10/10. Không phải ngẫu nhiên chúng ta chọn con số tròn trĩnh này làm Ngày Chuyển đổi số quốc gia. Cầm trong tay giấy khai sinh cho con, ra khỏi cổng uỷ ban phường, tôi gặp đoàn diễu hành hưởng ứng ngày này với nhiều lá cờ bay phấp phới. Không có lý do gì để mức độ hài lòng của người dân về thủ tục hành chính không được tròn trĩnh như con số trên khi ấn vào bảng đánh giá dịch vụ công. Để có được điều đó, ngược lại, số hóa chưa phải là điều kiện tiên quyết và duy nhất.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết Số hóa nửa vời bạn có thể mời tác giả Quốc Thắng một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Quốc Thắng bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Quốc Thắng". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
3200 tỷ nợ khó đòi và "số phận" hơn 200.000 lao động 3.200 tỷ đồng nợ bảo hiểm xã hội (BHXH) kéo dài nhiều năm đang khiến hơn 206.000 lao động lao đao nhưng cơ quan quản ... |
“Truy tìm thần cồn” hay cốc bia đoạt mạng? Một loạt nhà hàng đã mở các cuộc thi uống bia để thu hút khách hàng. Gần nhất, một khách hàng đã ói ngay trên ... |
Quy hoạch “treo”, hầm trốn bão và câu trả lời là... câu hỏi Không ở đâu thể hiện rõ những hậu quả của người dân sống trong vùng quy hoạch “treo” như ở phường Điện Dương, thị xã ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.