3200 tỷ nợ khó đòi và "số phận" hơn 200.000 lao động
Kinh tế - Chính sách - 30/09/2022 18:55 HÀ PHAN
Ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho hay tính đến cuối năm 2021 tổng số nợ BHXH bắt buộc là hơn 10.200 tỷ đồng, 80% là doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong đó, gần 30.000 doanh nghiệp mất tích, phá sản, giải thể, chủ là người nước ngoài bỏ trốn, nợ tồn từ nhiều năm "rất khó đòi" với số tiền hơn 3.200 tỷ đồng, trong đó nợ gốc gần 2.300 tỷ đồng, lãi phát sinh gần 930 tỷ đồng.
Còn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng rất khó để đòi hơn 3.200 tỷ đồng khoản nợ BHXH kéo dài nhiều năm do đó phải tính toán để có hướng xử lý. Còn xử lý thế nào thì cả hai người có trách nhiệm cao nhất trong lĩnh vực này vừa phát biểu ở trên cũng chưa thể cho chúng ta biết.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Chúng ta chỉ biết rằng hơn 200.000 lao động bị nợ mà nói thẳng ra là chưa được đóng BHXH một khoản hay thời gian nào đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi giải quyết quyền lợi sau này. Điều mà lẽ ra họ phải được hưởng theo luật và lương đã từng bị trích thì nay có nguy cơ treo đó chưa biết đến bao giờ? Hướng ra đang bàn nhiều năm nay còn xử lý "con nợ" vẫn đang bế tắc.
Ông Dung cho biết các điều khoản về xử lý nợ xấu còn bất cập và làm rõ hơn các hành vi chậm đóng, trốn đóng, để nợ kéo dài đang khó khăn. "Từ ngữ hiện nay còn mập mờ", ông Dung nói và ví dụ khi cơ quan điều tra đến làm việc với doanh nghiệp nợ bảo hiểm thì nhận được câu trả lời "em chưa có tiền hay khi nào có sẽ đóng, không trốn" nên công an khó xác định được hành vi.
Trong 4 năm, cơ quan BHXH kiến nghị khởi tố 382 vụ nhưng chưa vụ nào bị xử lý. 186 vụ đã bị cơ quan điều tra xác định không khởi tố vì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Điều này đồng nghĩa với việc trốn thì cứ trốn còn chế tài thế nào vẫn hồi sau sẽ rõ mà hồi nào thì ngay cả cơ quan quản lý cũng đang lúng túng.
Bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết qua làm việc với cơ quan chức năng, mục tiêu cuối năm nay hoặc đầu năm 2023 phải có một vài vụ nợ BHXH bị khởi tố, đưa tòa xét xử. Việc này sẽ giúp thu hồi nợ, đảm bảo quyền lợi người lao động và răn đe những trường hợp để nợ khác. Có lẽ đây là điều nên và phải làm từ lâu bởi không chỉ đảm bảo quyền lợi cho hàng trăm ngàn lao động nghèo mà còn để kỉ cương phép nước được tôn trọng, DN biết họ phải làm gì cho đúng lý hợp tình.
Đằng sau 200.000 lao động ấy là còn biết bao gia đình và thân nhân phụ thuộc. Họ khó khăn, tương lai vất vả có khi cả triệu người sẽ ảnh hưởng theo. Đó đâu chỉ là quyền lợi riêng họ mà an sinh cho hàng chục triệu người cũng cần được tôn trọng, giữ nghiêm từ những trường hợp cụ thể thế này.
Phong tỏa tài khoản chủ DN chây ì, phạt nặng thậm chí xử lý hình sự cùng nhiều chế tài khác nên được tính đến để đảm bảo cục nợ xấu ấy giảm dần, răn đe những DN tương tự. Việc khoanh hay xóa nợ cho những trường hợp bất khả thi đã được tính đến nhưng bên cạnh ưu điểm đảm bảo quyền lợi cho người lao động thì liệu rằng có tạo tiền lệ xấu cho những DN khác?
Vấn đề nan giải này đang được bàn lên tính tới nhưng làm gì làm, xử sao xử thì đảm bảo an sinh, chế độ sau này cho người lao động phải được ưu tiên số một vì điều đó sẽ là nguồn gốc an toàn, đảm bảo tương lai cho cuộc sống sau này của họ.
Đó là điều mà bất cứ xã hội hay chế độ phúc lợi nào cũng đang hướng tới.
Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Tình trạng nợ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) của doanh nghiệp kéo dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi, chế độ của người ... |
![]() Mặc dù Công ty CP Ô tô 1-5 đã khắc phục số tiền nợ Bảo hiểm xã hội (BHXH) là 3,028 tỷ đồng và chốt ... |
![]() Thủ đoạn của nhóm lừa đảo là giả danh cán bộ cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) lừa người lao động làm hồ sơ ... |
![]() Chiều 15/9/2022, UBND huyện Thanh Trì (Hà Nội) tổ chức buổi làm việc 3 bên về việc giải quyết chế độ, quyền lợi hợp pháp, ... |
Tin cùng chuyên mục

Cà phê tối - 14/04/2025 16:54
Kinh hoàng sữa giả
Sữa giả được quảng cáo dành cho trẻ sinh non, bệnh nhân tiểu đường, suy thận và phụ nữ mang thai… vừa được lực lượng chức năng triệt phá gây chấn động. Chấn động về lượng hàng, và hơn cả là về nhân tâm khi con người vì lợi nhuận mà rắp tâm gây hại tới những nhóm rất dễ bị tổn thương.

Cà phê tối - 12/04/2025 17:45
“Miếng cơm” từ cây gạo
Vụ việc lùm xùm quanh cây gạo ở Hà Nam khi người dân tự ý thu phí chụp ảnh gây xôn xao. Đáng nói, khi chính quyền vào cuộc, buộc gia đình người này phải gỡ lều tạm, không thu phí chụp ảnh nữa, một vài cành cây gạo “bị gãy” lại càng làm tranh cãi nổ ra.

Cà phê tối - 09/04/2025 15:12
Đã đến lúc phải nhìn lại AI
Chúng ta đã qua “cơn choáng” trước những màn ra mắt khủng khiếp của AI. Các khóa học AI, các mô hình AI ứng dụng vào công việc đang được triển khai ào ạt. Giờ là lúc thực tế nhất, rõ ràng nhất về giá trị thực sự của AI.

Cà phê tối - 07/04/2025 19:00
Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người
Trào lưu dùng AI biến người từ những đặc điểm nhận dạng liên quan tới công việc thành những hình ảnh con búp bê, những món đồ chơi thu nhỏ gây “bão mạng”. Không chỉ là trò đùa để cười rồi quên, một trong những trào lưu đầu của làn sóng AI này đang gợi mở nhiều điều.

Cà phê tối - 05/04/2025 16:52
Viên “kẹo rau” đắng ngắt!
Viên kẹo rau giờ trở nên đắng ngắt với Quang Linh vlogs, Hằng Du Mục và cả Thùy Tiên.

Cà phê tối - 05/04/2025 10:51
Sự lặp lại thú vị của lịch sử
50 năm trước, ngày 7/4/1975, từ Tổng hành dinh trên đường Hoàng Diệu, Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với tư cách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, đã ký bức điện khẩn được coi là "mệnh lệnh lịch sử" gửi các cánh quân đang tiến vào Sài Gòn trong Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng.”
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Các hoạt động của "Ngày hội lao động sáng tạo năm 2025"
- LĐLĐ tỉnh Thanh Hóa: Chăm lo cho nữ công đoàn viên ngày càng thiết thực, hiệu quả
- Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới
- Cán bộ Công đoàn Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội
- Chế độ ốm đau theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024