Hạnh phúc nảy nở từ khu nhà công nhân
Nét đẹp Người lao động - 27/08/2021 00:00 D.M
Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8 Quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế trong đại dịch Covid-19 |
| |
Hạnh phúc bên trong căn nhà tập thể dành cho công nhân lao động. |
Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV hiện có 1.045 lao động, phần lớn là lao động địa phương, còn lại là lao động từ các tỉnh, thành phố rất xa như: Hà Nội, Yên Bái, Nghệ An…
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch Công đoàn Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV, khi mới thành lập, người lao động tại công ty đều có tuổi đời rất trẻ. Công ty và công đoàn trăn trở việc làm sao để họ gắn bó đi cùng doanh nghiệp trong giai đoạn đầu khó khăn đó. Cuối cùng đi đến thống nhất phải bố trí nhà ở miễn phí cho công nhân. Chỉ có "an cư", công nhân mới yên tâm làm việc và hiệu quả lao động, sản xuất được nâng lên. Và "an cư" thì công nhân mới có tích lũy để yên tâm phấn đấu, nâng cao trình độ và xây dựng cuộc sống tốt đẹp, lành mạnh.
Khi đến với doanh nghiệp, người lao động chỉ có hai bàn tay trắng. Trước tình hình đó, công ty và công đoàn thống nhất khởi công xây dựng khu nhà ở cho công nhân. Đó là một khu nhà tập thể khang trang có tổng vốn đầu tư 90 tỷ đồng. Khu nhà có 5 tầng, gồm 130 phòng ở cho hơn 500 cán bộ, công nhân viên ở miễn phí.
Anh Phan Sỹ Đức, quê Nghệ An, công nhân của phân xưởng Nung nhớ lại ngày mới vào công ty, anh chỉ có vài trăm nghìn đồng trong túi. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, công việc ở quê vất vả nhưng vẫn không đủ trang trải cuộc sống. Anh vào đây với hy vọng có công ăn việc làm ổn định để lo cho tương lai.
Nhà máy Alumin Nhân Cơ (Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV) về đêm |
Quyết tâm là thế nhưng trong lòng anh không khỏi băn khoăn, nhất là về nơi ăn chốn ở. Do đó, được ở chung cư an toàn với đầy đủ trang thiết bị sinh hoạt là điều anh cảm thấy rất vui.
“Ngay từ khi được công ty tuyển dụng vào làm việc, tôi đã được bố trí chỗ ở trong khu nhà ở của cán bộ, công nhân. Tôi làm ca đêm. Ở gần nhà máy giúp tôi giảm thời gian đi lại, có thêm thời gian nghỉ ngơi, rất thuận tiện. Thu nhập gần 7 triệu đồng/tháng và không phải mất tiền thuê nhà trọ nên hằng năm tôi cũng tích cóp được ít nhiều. Thỉnh thoảng có điều kiện, tôi về quê thăm gia đình”, anh nói.
Cũng như anh Đức, chị Nguyễn Thị Thùy Dung, công nhân phân xưởng Nhiệt điện từ tỉnh xa đến làm việc từng rất lo lắng về nơi ăn, chốn ở. Mặc dù vậy, chị chia sẻ: “Khi vào làm việc, tôi được công ty bố trí chỗ ở đàng hoàng cùng mấy chị em đồng nghiệp nên gia đình rất yên tâm”.
Công nhân đi làm trong thời dịch |
Xa gia đình, chị Dung coi các chị em cùng phòng như người thân. Mọi người yêu quý, chăm sóc nhau trong cuộc sống hằng ngày. Ai cũng cảm thấy ấm áp dù không có người thân ở bên.
“Qua 1 năm ở đây, tôi thấy cuộc sống khá thoải mái, phòng ở rộng rãi. Khu nhà có tổ tự quản để bảo đảm an ninh trật tự, có nội quy quy định giờ giấc sinh hoạt. Mỗi tầng có hệ thống ngắt điện tự động… nên rất an toàn. Mỗi khi công nhân có người thân tới thăm và muốn ở lại thì báo với tổ tự quản để làm giấy tạm trú. Ở tập thể như thế này cũng giúp cho công nhân có cơ hội giao lưu, chia sẻ với nhau những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống và thêm gắn chặt tình đoàn kết”, chị Dung cho biết.
Trong số 500 công nhân được công ty bố trí nhà ở thì có tới 2/3 là công nhân độc thân, còn lại là những cặp vợ chồng trẻ. Nhiều công nhân đã coi nơi đây là ngôi nhà thứ hai của mình.
Đưa vải thiều đến với công nhân tại khu nhà tập thể |
Từ mấy năm nay, khu nhà tập thể đã trở thành mái ấm của 20 cặp vợ chồng công nhân viên của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV.
Chị Trịnh Thị Ly cho biết: “Sau khi kết hôn, vợ chồng tôi chuyển đến khu nhà tập thể dành riêng cho các cặp vợ chồng. Trước đây, chúng tôi cũng từng thuê phòng trọ ở một số nơi, nhưng thấy việc đi lại xa xôi nên làm đơn xin chuyển đến đây và thấy tiện lợi nhiều thứ. Phòng có tổng diện tích hơn 40m2, công trình vệ sinh khép kín, nói chung đủ cho một gia đình nhỏ. Chúng tôi vừa sinh em bé đầu lòng và có bà vào trông cháu nhưng vẫn thấy khá phù hợp. Mọi người trong khu tập thể có ý thức giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự rất tốt, chưa ai kêu ca chuyện mất đồ đạc. Chúng tôi cũng trồng rau và chia sẻ với nhau. Những lúc có quà bánh cũng gọi nhau đến cùng thưởng thức và chuyện trò”.
Vợ chồng chị Phan Thị Hà và anh Mai Xuân Đức cũng đến ở dãy nhà tập thể này được gần 1 năm. Chị Hà cho biết: “Chúng tôi thuộc diện chưa có điều kiện mua đất, xây nhà nên được công ty ưu tiên bố trí nơi ở, cũng đỡ được phần nào khó khăn. Tôi mới sinh cháu đầu lòng được 7 tháng và có mẹ chồng vào trông cháu. Dãy nhà ở ngay bên cạnh chỗ làm nên tôi thấy rất tiện trong việc chăm sóc con, làm việc nhà và công việc ở công ty. Chúng tôi cũng sẽ tích cóp và phấn đấu khoảng 3 - 4 năm nữa mua đất, xây nhà để nhường lại phòng cho những cặp vợ chồng trẻ khác”.
Công đoàn Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở "Mái ấm Công đoàn" cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn |
Ông Nguyễn Văn Hiếu - Chủ tịch Công đoàn Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV cho biết, sau khi xây dựng khu nhà tập thể, công nhân rất phấn khởi. Các bạn còn độc thân thì có thêm người chia sẻ vui buồn trong cuộc sống. Những bạn có gia đình thì rất thuận tiện khi sinh con, có bố mẹ đến hỗ trợ...
Ông Hiếu cho biết, hiện công ty vẫn còn khoảng đất trống, sau này phát triển và lao động tăng lên thì sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhà ở cho công nhân.
"Ở khu nhà này, công đoàn tổ chức nhiều hoạt động gắn kết như tổ chức sinh nhật, các chương trình kỷ niệm nhân ngày thành lập công ty, ngày lễ lớn của đất nước... Với những cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ, công đoàn còn hỗ trợ việc tìm nhà trẻ hoặc người trông trẻ để người lao động yên tâm làm việc. Công đoàn cũng giúp cho đoàn viên những thiếu thốn ban đầu và chứng kiến hạnh phúc của họ nảy nở từ khu nhà này", ông Hiếu nói.
Từ việc an cư, người lao động đã nỗ lực đóng góp cho nhà máy và không ngừng học tập nâng cao trình độ. Trong số hơn 1.000 công nhân lao động của công ty, có 315 người có trình độ trên đại học; đại học, cao đẳng, trung cấp; 707 người còn lại là công nhân kỹ thuật và lao động phổ thông.
Thu nhập bình quân của người lao động hằng năm tăng lên. Nếu như năm 2016, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 6,6 triệu đồng/người/tháng thì hiện nay thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 10 triệu đồng/người/tháng.
Chuyến xe 0 đồng: Tiếp ứng hơi thở |
Dừng hoạt động nhiều doanh nghiệp “3 tại chỗ” do phát hiện các ca F0 |
Sau mỗi chuyến cứu nạn là một lần cách ly vì Covid-19 |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/07/2024 13:40
Phóng sự Media (dự thi): Cô thủ thư đa năng
Không chỉ là một cán bộ thư viện - cô thủ thư giỏi, say mê với công việc, chị Võ Thị Hoa – Cán bộ thư viện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng còn là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế gia đình. Với sự cần cù, chịu khó và những nỗ lực không mệt mỏi, chị đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế sạch, bền vững, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình.
Emagazine - 17/11/2022 17:32
Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị
Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.
Vòng tay Công đoàn - 18/08/2022 20:15
Nghẹn ngào câu chuyện đoàn viên nhận nuôi trẻ bị bỏ rơi
Để yêu thương, chăm sóc đứa trẻ mà mình không mang nặng đẻ đau là điều không dễ dàng, thế nhưng, với tấm lòng nhân ái của mình, hai người phụ nữ thuộc Công đoàn huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tận tình chăm sóc, nuôi dưỡng hai đứa trẻ mồ côi.
Nét đẹp Người lao động - 14/07/2022 11:25
Phạm Văn Thương từ đam mê… thành “cây sáng kiến" của Công ty Cổ phần Than Hà Lầm
Sinh ra và lớn lên ở một vùng nông thôn thuộc thành phố Hải Phòng, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Phạm Văn Thương đã đam mê và muốn tìm hiểu ngành Mỏ. Tình yêu, cùng với tinh thần trách nhiệm, tiên phong và sự vào cuộc của Công đoàn, hằng năm anh cho “ra lò” nhiều giải pháp, cách làm sáng tạo. Trong đó, giải pháp sáng kiến: “Nghiên cứu, đề xuất thi công đào lò chuẩn bị lò chợ 11-3-T-16 khu III vỉa 11 giáp đứt gẫy địa chất F giúp tận thu 48.210 tấn than nguyên khai”.
Câu chuyện quanh tôi - 03/07/2022 08:59
“Hồi sinh” du lịch trên EWEC
Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…
Đời sống - 26/06/2022 19:12
Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…