Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Hoạt động Công đoàn

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8

D.M
Tác giả: D.M
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, việc chi trả hỗ trợ cho người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/QĐ-TTg sẽ kết thúc vào ngày 5/8 tới đây.
Sau mỗi chuyến cứu nạn là một lần cách ly vì Covid-19 Tiền hỗ trợ công nhân "3 tại chỗ" có thể đủ thuê trọ 1 tháng
Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Công nhân ở khu vực phong tỏa được đưa về quê cách ly tập trung. Ảnh: ST

Theo quyết định của UBND tỉnh Bắc Giang, về nguyên tắc hỗ trợ: Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ. Người lao động được hỗ trợ một lần bằng tiền (trừ các đối tượng hưởng chính sách bổ sung quy định tại điểm 7, điểm 8 mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP) chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ.

Đối tượng đồng thời đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và chính sách hỗ trợ theo quy định của tỉnh Bắc Giang thì chỉ được hưởng một chính sách có mức hỗ trợ cao nhất.

Về phương thức chi trả: Chi trả thông qua tài khoản ngân hàng của đối tượng được hỗ trợ quy định tại: Chương III (hỗ trợ người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động); Chương IV (hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương); Chương V (hỗ trợ người lao động ngừng việc); Chương VI (hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp); Chương VIII (hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và người lao động là hướng dẫn viên du lịch); Chương X (hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Chi trả trực tiếp hoặc qua tài khoản ngân hàng của đối tượng (do đối tượng) đề nghị đối với đối tượng được hỗ trợ quy định tại: Chương VII (hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly y tế); Chương IX (hỗ trợ hộ kinh doanh) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8

Chị Nguyễn Thị Minh Ánh (20 tuổi, công nhân Công ty TNHH Hosiden Việt Nam) là F0

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên hoặc chi đầu tư và chi thường xuyên, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục ở cấp giáo dục mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục nghề nghiệp cũng đang tiếp tục lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho người lao động đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Chương IV và Chương V của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Theo ông Nguyễn Văn Bắc - Phó chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh Bắc Giang: “Theo kế hoạch của UBND tỉnh Bắc Giang, việc chi trả hỗ trợ cho người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg sẽ kết thúc vào ngày 5/8 tới đây. Tính đến hết ngày 30/7, các địa phương đã thực hiện chi trả cho một bộ phận lao động khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo quy định”.

Thông tin chi tiết hơn về việc chi trả hỗ trợ, ông Nguyễn Văn Bắc cho biết, UBND tỉnh đã phân cấp cho các huyện, thị xã triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng: Lao động, trẻ em và người đang cách ly y tế (tại cơ sở do UBND cấp huyện trưng dụng, quản lý) và đã kết thúc điều trị, hoàn thành cách ly y tế (F1) hiện đang cư trú trên địa bàn; Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trên địa bàn theo quy định tại Chương IV (hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương); Chương V (hỗ trợ người lao động ngừng việc); Chương VII (hỗ trợ đối với trẻ em và người đang điều trị Covid-19, cách ly tế); Chương IX (hỗ trợ kinh doanh) của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Công nhân vùng phong tỏa nhận hỗ trợ từ LĐLĐ tỉnh Bắc Giang. Ảnh: ST

Tính đến hết ngày 18/7, UBND các huyện, thành phố đã hoàn thành việc tổng hợp danh sách các đối tượng đã kết thúc cách ly y tế tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung do địa phương quản lý. Đồng thời thực hiện các công việc việc gồm: Trường hợp đã thu tiền ăn nhưng chưa cấp biên nhận thu tiền cho đối tượng thì thực hiện cung cấp biên nhận thu tiền cho đối tượng. Cung cấp quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc cách ly y tế tập trung để cấp cho các đối tượng hoàn thiện hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ ở ngoài tỉnh Bắc Giang. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng; thông báo cho các tổ chức, cá nhân trong trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ.

Hiện nay, việc hỗ trợ các đối tượng công nhân, lao động là F0, F1 đã cơ bản hoàn tất.

“Ngoài các trường hợp là F0, F1 cách ly, điều trị và cách ly tập trung tại các cơ sở y tế thì tỉnh Bắc Giang còn có 67.000 công nhân, lao động phải sống trong các khu vực phong tỏa, cách ly y tế trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4. Những công nhân này sau đó được các địa phương đón về cách ly tập trung nên cũng được hưởng chính sách hỗ trợ như trường hợp F1” - ông Nguyễn Văn Bắc cho biết.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Chị Nhung (bên phải, công nhân Công ty TNHH Luxshare ICT Bắc Giang) là F0 và chưa được trở lại làm việc

Theo ông Nguyễn Văn Bắc, ngoài việc thực hiện các chính sách quy định tại Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, tỉnh Bắc Giang cũng thực hiện chính sách linh hoạt trong hỗ trợ lao động và trường hợp khó khăn do dịch bệnh. Với một số đối tượng thực sự khó khăn nhưng không thuộc diện được hưởng hỗ trợ thì UBND tỉnh cho phép UBND các huyện, thành phố thẩm định, lập danh sách, thực hiện trợ giúp xã hội khẩn cấp theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ cho nhóm đối tượng này.

Đồng thời, các cấp chính quyền cũng kêu gọi tinh thần “nhường cơm sẻ áo” của những người thuộc đối tượng được hưởng hỗ trợ nhưng không quá khó khăn thông qua việc chia sẻ suất hỗ trợ này cho những người có hoàn cảnh thực sự khó khăn hơn.

Bắc Giang: Kết thúc chi trả hỗ trợ lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 vào 5/8
Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Giang hỗ trợ công nhân trong khu vực phong tỏa
Duy trì “3 tại chỗ”, công nhân phấn khởi vì được công ty hỗ trợ 200.000 đồng/ngày Duy trì “3 tại chỗ”, công nhân phấn khởi vì được công ty hỗ trợ 200.000 đồng/ngày

Hơn 1 tháng trở lại làm việc với hình thức “3 tại chỗ”, anh Dương Quang Huân (30 tuổi, công nhân Công ty TNHH ...

Trải lòng của công nhân khi thực hiện “3 tại chỗ”: Gửi con về quê để an tâm đi làm Trải lòng của công nhân khi thực hiện “3 tại chỗ”: Gửi con về quê để an tâm đi làm

Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, tỉnh Bình Dương đã thực hiện “3 tại chỗ” tại một số doanh nghiệp đảm bảo ...

Lãnh đạo gửi tâm thư, 2.000 công nhân tự nguyện ở lại nhà máy làm việc Lãnh đạo gửi tâm thư, 2.000 công nhân tự nguyện ở lại nhà máy làm việc

Công ty phát hiện một ca nhiễm Covid- 19, gần 3.000 nhân viên, người lao động (NLĐ) hoang mang, lo lắng. Lãnh đạo công ty ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.

Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Thời gian gần đây, các cấp Công đoàn thành phố Huế đã tổ chức các lớp tập huấn ứng dụng AI vào công tác công đoàn, giúp cán bộ công đoàn nâng cao hiệu quả tuyên truyền, quản lý và kết nối với đoàn viên.
Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh chuyển đổi số, tỉnh Nghệ An đã chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế – xã hội, với vai trò trung tâm của tổ chức Công đoàn và lực lượng công nhân lao động (CNLĐ). Năm 2024 đánh dấu những bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nguồn nhân lực. Vai trò của Công đoàn tỉnh Nghệ An trong việc định hướng, hỗ trợ CNLĐ thích ứng với yêu cầu của cách mạng KHCN ngày càng được nâng cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội địa phương.
Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Khi mùa gió Lào hanh hao trườn qua những triền đồi miền Tây Quảng Bình, cũng là lúc nơi đây chứng kiến một mùa “xây nhà” đặc biệt. Những ngôi nhà tạm xiêu vẹo, mái dột vách nghiêng, từng là biểu tượng của khó nghèo, nay đang dần được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang, vững chãi. Đó không đơn thuần là những công trình bê tông, mà là nơi bắt đầu của những giấc mơ được tiếp sức từ trái tim của những người mang tên Công đoàn.
Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Những năm qua, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực đạt các mục tiêu đề ra, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua. Để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa các phong trào thi đua trong bối cảnh và tình hình mới, các cấp Công đoàn Thanh Hóa đã và đang không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, tập trung vào những vấn đề cốt lõi, hướng đến xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh toàn diện.
Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới

Mỗi độ tháng Năm về, khi những chùm phượng đỏ nở rực trên khắp nẻo đường công nghiệp, chúng ta – những người làm công đoàn – lại bước vào một mùa rất đặc biệt: Tháng Công nhân. Một tháng không chỉ để “làm cho xong việc”, mà là cơ hội để tổ chức Công đoàn đến gần hơn với người lao động và chính người cán bộ Công đoàn đến gần hơn với trái tim của những công nhân mình đang đồng hành.
Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Ba bài học lớn, ba việc cần làm ngay trong Tháng Công nhân 2025

Sau một năm nhìn lại, có thể nói Tháng Công nhân 2024 đã khẳng định vị trí của tổ chức Công đoàn là “người bạn đồng hành tin cậy” của người lao động. Tuy nhiên, để Tháng Công nhân 2025 thực sự lan tỏa và hiệu quả, các cấp công đoàn – đặc biệt là ở cơ sở – cần nghiêm túc rút ra ba bài học sâu sắc và đồng thời hành động ngay từ bây giờ.
Xem thêm