Hai chị em công nhân Cơ Tu sống lay lắt giữa mùa dịch
Đời sống - 10/09/2020 09:10 Hoài Nam - Xuân Hậu
"Có ai yêu cô công nhân nghèo như em không?" LĐLĐ TP Hải Phòng: Tăng cường phòng chống dịch tại khu trọ công nhân Làng công nhân Phú Nghĩa: Môi trường sống xanh, công nhân thụ hưởng |
Chị A Lăng Thị Bôi vội đón con đi học ở nhà trẻ về sau ngày làm việc vất vả. |
Dịch Covid-19 bùng phát trở lại khiến nhiều doanh nghiệp ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam thêm điêu đứng. Tại Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, các doanh nghiệp ngành may, da giày xuất khẩu đứng trước bờ vực phá sản. Doanh nghiệp khó khăn kéo theo đời sống của hàng ngàn công nhân cũng hết sức bấp bênh. Không ít gia đình công nhân cầm cự qua ngày với đồng lương ít ỏi, nhiều cặp vợ chồng phải gửi con về quê để đỡ chi phí.
5 giờ chiều, hàng ngàn công nhân Công ty Giày Rieker ùa ra cổng Khu Công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Dáng vẻ bơ phờ sau 1 ngày làm việc vất vả hiện rõ trên ánh mắt mỗi người. Bóng chiều như đuổi theo sau họ làm cho bước chân cũng trở nên gấp gáp hơn. Phía trước mặt họ là bao nỗi lo toan cơm, áo, gạo, tiền…
Chị A Lăng Thị Bôi cùng em gái mình là A Lăng Thị Băng từ huyện miền núi Đông Giang lặn lội xuống Khu Công nghiệp Điện Nam- Điện Ngọc làm việc. Mấy năm đầu, Công ty Giày Rieker “ăn nên làm ra” nên cuộc sống có phần dễ thở. Bước vào năm 2020 này, liên tiếp 2 đợt dịch ập đến khiến doanh nghiệp hoạt động cầm chừng, cuộc sống của 2 chị em vì thế mà thiếu thốn trăm bề.
Hai chị em thuê 2 phòng trọ liền kề trong 1 con hẻm nhỏ cách khu công nghiệp chừng 1 cây số. Mỗi phòng chưa đến 10m2, bên trong ngổn ngang chăn gối, xoong, chảo. Chị Bôi có 3 đứa con nhỏ, chị Băng có 1 đứa. Hai chị em nương tựa nhau trong những ngày dịch bủa vây.
Giờ tan ca của những công nhân tại Công ty Giày Rieker. |
Chúng tôi ghé phòng chị A Lăng Thị Bôi vừa lúc chị đón các con từ nhà trẻ sau giờ học. Dáng người nhỏ bé, tay bồng tay dắt ba đứa trẻ về căn trọ nhỏ, ọp ẹp, thấy chúng tôi, chị vội đưa tay tìm tấm chăn để trải lên giường mời khách ngồi.
“Chiếc chiếu hư nhưng mấy hôm nay chưa mua được mà trải, mọi người ngồi tạm”, chị Bôi giải thích.
Chị Bôi tâm sự, căn phòng trọ này đã là nơi che nắng che mưa cho chị trong gần 10 năm xuống “miền xuôi” lập nghiệp. Ngày đó, với mong muốn có được thu nhập khá hơn, chị Bôi khăn gói rời quê để làm công nhân may tại Công ty Giày Rieker.
Chị A Lăng Thị Băng cùng con gái. |
Những năm đầu, số tiền lương nhận được vừa đủ cho chị trang trải cuộc sống. Sau này, lần lượt 3 đứa con chào đời, đứa lớn nhất năm nay đã lên 6, đứa bé vừa tròn 13 tháng tuổi, lại một mình lo toan nên mỗi tháng chi phí lo cho các con ăn học lại thiếu trước hụt sau.
Chị nhớ lại, khi sinh đứa út được vài ngày thì chị đổ bệnh phải nằm viện gần một tháng, trong túi chị chỉ vỏn vẹn vài đồng, chị xin các bác sĩ được về để đi làm nhưng bệnh viện không cho.
Vậy nhưng, những tháng ngày khó khăn đó vẫn chưa thấm vào đâu so với ảnh hưởng từ dịch bệnh. Nhiều tháng rồi, chị Bôi phải nghỉ việc ở nhà, không có thu nhập, hàng xóm thương tình giúp đỡ bữa rau bữa cháo, chị Bôi vay mượn thêm tiền để xoay xở lo cho các con.
“Ngày trước đi làm đều, lương tháng được gần 6 triệu. Đợt này dịch, chỉ đi làm được vài ngày, tháng rồi được 500 ngàn đồng cũng không biết tiêu sao”, chị Bôi tâm sự.
Những đứa trẻ vô tư vui đùa ở khoảng hành lang nhỏ của dãy trọ. |
Nhiều ngày rồi, các con và chị Bôi chỉ ăn tạm qua bữa bằng mì tôm. Thỉnh thoảng các con hỏi mẹ về thịt cá, chị lại hứa với lũ trẻ là bữa nào rồi sẽ mua. Bữa nào đó với chị và các con lúc này cũng không thể xác định được, nhất là khi dịch bệnh vẫn còn “bủa vây” cuộc sống của những công nhân như chị.
“Địa phương thương tình tặng gạo, tôi mừng lắm, nhưng rồi cũng không có gì ăn, nên chế mì tôm cho mấy đứa nhỏ dễ ăn hơn. Được ngày nào hay ngày đó đã”, chị Bôi chia sẻ.
Những bữa mì tôm ăn tạm qua ngày. |
Cạnh phòng trọ của chị Bôi, chị A Lăng Thị Băng (em gái chị Bôi) cũng không khá hơn là mấy. Đưa tay gạt những giọt mồ hôi trên trán, chị A Lăng Thị Băng kể trong nước mắt. Cách đây hơn 3 năm, chị lặn lội từ vùng cao Đông Giang xuống xin việc tại Công ty Giày Rieker. Những ngày đầu xa nhà, chị sống trong nỗi cô đơn, trống vắng. Chị đem lòng yêu người đàn ông quê ở một huyện trung du của tỉnh Quảng Nam. Hai người sống với nhau như vợ chồng. Sau đó chị mang bầu, sinh ra bé A Lăng Thị Thanh Trúc.
Bé Trúc chưa kịp chào đời thì người bạn đời đã bỏ đi. Chính vì thế mà chị Băng không đặt tên con theo họ cha mà lấy họ mẹ. “Ổng có nuôi con được bữa mô đâu mà lấy họ cha. Mấy năm trước đi làm công nhân, mỗi tháng được 4 đến 5 triệu đồng, có tháng được 6 triệu đồng. Nhưng kể từ đầu mùa dịch đến nay thu nhập có tháng chỉ có 750 ngàn đồng. Tháng 8 vừa rồi đi làm được 1 tuần, công ty trả cho 1.500.000 đồng. Chừng ấy vừa đủ đóng tiền học cho con thôi”, chị Lăng tâm sự.
Căn phòng của chị A Lăng Thị Băng có vẻ gọn gàng hơn phòng chị A Lăng Thị Bôi. Nhưng bên trong cũng chẳng có gì ngoài cái máy quạt, bếp ga, nồi cơm điện đã cũ. Đêm về, 2 mẹ con lủi thủi bên nhau. “Nhìn thấy con họ đầy đủ mà thương cho con mình. Mấy tháng nay sợ dịch nên không dám ra khỏi nhà. Mà có đi cũng chẳng biết đi đâu. Hồi trước làm ra tiền, tối đến dắt con ra đường lớn uống nước mía, ăn sinh tố. Bây giờ làm không ra tiền nên cắt hết mấy khoản tiêu vặt đó”.
Đợt dịch thứ hai tạm lắng xuống, Công đoàn các cấp ở tỉnh Quảng Nam phối hợp với chính quyền, mặt trận, đoàn thể địa phương vận động các chủ nhà trọ giảm giá phòng thuê trọ cho công nhân. Hai phòng trọ của hai chị A Lăng Thị Bôi và A Lăng Thị Băng cũng được giảm một nửa giá (từ 500 ngàn đồng xuống còn 250 ngàn đồng mỗi phòng).
“Cũng may mà các chủ nhà trọ thương tình giảm giá chớ không biết lấy đâu ra tiền để trả. Mấy bữa ni phải mượn tạm của chị em trong công ty. Gạo hết thì ra mấy quán gần đây mua nợ mì tôm về ăn. Mong muốn sao cho công ty hoạt động trở lại bình thường để công nhân tụi em đỡ khổ”. Chị A Lăng Thị Bôi nói.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 10/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 10/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là gần 28 triệu, hơn 907 nghìn người ... |
Áo dài có làm nên... công chức? Chuyện Thừa Thiên - Huế yêu cầu cán bộ, công chức ngành văn hóa mặc áo dài thứ hai đầu tháng đang gây nhiều tranh ... |
Bữa cơm mùa Covid của công nhân lao động Bị giảm thu nhập do ảnh hưởng bởi Covid-19, bữa cơm hằng ngày của công nhân không còn đầy đủ như trước, chỉ lác ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.